Tiết 29 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
- Luyện nói, làm quen với bài phát biểu miệng.
- Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật.
- Có ý thức lập dàn bài trước khi viết một bài văn kể chuyện
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Soạn bài.
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
- Học sinh: + Soạn bài.
+ Luyện nói ở nhà.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt - Theo em, người viết dùng từ sai là do đâu? * GV: Trong khi nói, viết phải hiểu đúng nghĩa của từ mới dùng. Muốn hiểu đúng nghĩa của từ thì phải đọc sách báo, tra từ điển và có thói quen giải nghĩa từ (theo hai cách đã học) - Em hãy chữa các câu trên cho đúng? - Vì sao em lại thay thế từ đó? - HS trao đổi cặp trong 1 phút - HS trả lời - Bầu: tập thể chon người giao chức vụ bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm hay biểu quyết..... - Từ đó hợp văn cảnh a. Yếu điểm: điểm quan trọng b. đề bạt: cử giũ chức vụ cao hơn do cấp thẩm quyền cao quyết định chứ không phải là do bầu cử. c. Chứng thực: Xác nhận là đúng sự thật. - Nguyên nhân: không biết nghĩa hoặc hiểu sai nghĩa, hiểu chưa đầy đủ nghĩacủa từ. - Chữa: a. Thay thế từ "yếu điểm" bằng từ "nhược điểm" b. Thay thế từ "đề bạt" bằng từ "bầu" a. Thay thế từ "chứng thực" bằng từ "chứng kiến" - Bầu: tập thể chon người giao chức vụ bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm hay biểu quyết..... Từ đó hợp văn cảnh Hoạt động 2: Ghi nhớ 2. Ghi nhớ - Em hãy nhắc lại các bước cần thực hiện khi chữa lỗi? - HS trả lời - Phát hiện lỗi sai - Tìm nguyên nhân - Cách khắc phục chữa lỗi. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập III. Luyện tập: - Gọi HS đọc - GV đọc các từ có chứa phụ âm tr hoặc cho HS viết - HS đọc - Mỗi em làm một câu - Mỗi em làm một câu - Mỗi em làm một câu - HS viết - 2 tổ viết câu sai - 2 tổ sửa câu sai Bài 1: Chữa lỗi dùng từ sai: Dùng sai Dùng đúng - Bảng ( tuyên ngôn) bản - Sáng lạng (tương lai) xán lạn - Buôn ba (hải ngoại) bôn ba - Thuỷ mặc (bức tranh) thuỷ mạc - Tự tiện (nói năng) tuỳ tiện Bài 2: Điền từ a. Khinh khỉnh b. Khẩn trương c. Băn khoăn. Bài 3: Chữa lỗi dùng từ: a. Bộ phận (tay, chân) của người thường có sự tương ứng với các hoạt động sau: - Tống bằng tay tương ứng với một cú đấm - Tung bvằng chân tương ứng với một cú đã - Câu này có hai cách chữa: + Thay cú đá bằng cú đấm, giữ nguyên "tống" + Thay "tống" bằng "tung" giữ nguyên "cú đá" b. Thay thực thà bằng thành khẩn - Thay tinh tú bằng tinh hoa cái tinh tú bằng tinh tuý Bài 4: Viết chính tả Bài 5: Bài làm thêm 4.Củng cố. - Muốn khắc phụ những lỗi sai mắc phảI ta có thể làm như thế nào? Em thường hay mắc những lỗi gì? 5. Hướng dẫn học ở nhà. Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập. Chuẩn bị bài: kiểm tra văn và Luyện nói Ngày dạy: 05/10/2010 Tiết 29 Luyện nói kể chuyện A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: Luyện nói, làm quen với bài phát biểu miệng. Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật. Có ý thức lập dàn bài trước khi viết một bài văn kể chuyện B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài. + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. - Học sinh: + Soạn bài. + Luyện nói ở nhà. C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới * Giới thiệu bài Luyện nói trong nhà trường là để nói trong một môi trường giao tiếp hoàn toàn khác - môi trường XH, tập thể, công chúng. Nói sao cho có sức truyền cảm để thuyết phục người nghe đó là cả một nghệ thuật. Những giờ tập nói như tiết học hôm nay là đẻ giúp các em đạt điều đó. * Bài mới Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS chuẩnbị I. Chuẩn bị: - GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một đề. mỗi thành viên trình bày phần chuẩn bị của mình trước nhóm. - HS về vị trí nhóm - HS trình bày trong 10 phút 1. Lập dàn bài một trong các đề sau: a. Em hãy tự giới thiệu về bản thân mình. b. Kể về người bạn mà em yêu thích. c. Kể về gia đình mình. * Yêu cầu khi trình bày: - Tác phong: đành hoàng, tự tin. - Cách nói: rõ ràng, mạch lạc, cần phần biệt văn nói và đọc. Hoạt động 2: Hướng dẫn lập dàn bài 2. Dàn bài tham khảo: - Nhắc lại nhiệm vụ và bố cục từng phần của bài văn tự sự? - Với đề tự giới thiệu về bản thân mình, em sẽ nói gì ở phần mở bài? - Phần thân bài, em dự kiến sẽ nói những gì? - Đọc yêu cầu của đề b - Gia đình em gồm những ai? Giới thiệu vài nét về từng người.? - Nêu suy nghĩ về gia đình mình? - Hs trả lời cá nhân sau đó tự sửa bài của mình a. Tự giới thiệu về bản thân mình. * Mở bài: Lời chào và lí do tự giưói thiệu. * Thân bài: - Giới thiệu tên, tuổi; Học tại lớp, trường - Vài nét về hình dáng; Có sở thích gì - Có mong ước gì khi được học ở lớp này cùng các bạn. - Có nguyện vọng gì khi đề đạt cùng các bạn * Kết bài: cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe. b. Kể về gia đình mình. * Mở bài: Lí do kể. giới thiệu chung về gia đình * Thân bài - Kể về các thành viên trong gia đình: ông,bà, bố, mẹ. anh, chị, em... - Với từng người lưu ý tả và kể một số y: chân dung, ngoại hình, tính cách, tình cảm, công việc... * Kết bài: tình cảm của mình đối với gia đình Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện nói trước lớp II. Luyện nói - GV nhận vét, cho điểm - Em hãy đọc 3 đoạn văn tham khảo trong SGk - Nhận xét của em về 3 đoạn văn? - Mỗi tổ cử đại diện trình bày - Nhận xét - HS đọc - Nhận xét: các đoạn văn đều ngắn gọn, giản dị, nội dung mạch lạc, rõ ràng, rất phù hơp với việc tập nói. Hoạt động 4. Nhận xét - Nhận xét về tiết học - Việc chuẩn bị của HS - Quá trình và kết quả tập nói - cách nhận xét của HS 4. Củng cố. - GV nhấn mạnh những yêu cầu cần đạt được trong một bài nói: + Bài nói cần phảI ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu. + Khi nói cần chú ý tới ngữ điệu nói. + Bố cục bài nói phảI rõ ràng, mạch lạc. 5. Hướng dẫn học ở nhà. Viết dàn bài tập nói: Kể một việc làm có ích của em. - Soạn: Cây bút thần -----------------------------------*****----------------------------------- Ngày dạy: 07/10/2010 Tiết :28 Kiểm tra văn A. Mục tiêu cần đạt: Đánh giá việc tiếp thu kiến thức của học sinh, nắm được khả năng học tập thông qua bài kiểm tra. Học sinh nắm vững hơn những kiến thức đã học trong chương trình. - Có kỹ năng nhận diện các đơn vị kiến thức, có khả năng nhận xét, đánh giá một cách chính xác các nội dung trong bài kiểm tra Có ý thức tôn trọng bài kiểm tra và làm bài một cách nghiêm túc. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Ra đề và duyệt đề với tổ trưởng tổ chuyên môn. + Định hướng ôn tập cho học sinh trước khi kiểm tra. + Photo đề bài the từng lớp để học sinh làm bài. - Học sinh: + Ôn tập các kiến thức đã học từ bài 1. + Bút, giấy nháp, giấy kiểm tra dự phong. C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới Giáo viên phát đề bài và nêu yêu cầu của giờ kiểm tra - Giáo viên quan sát học sinh làm bài yêu cầu không sử dụng tài liệu và làm nghiêm túc. 4. Rút kinh nghiệm. - Giáo viên rút kinh nghiệm sau giờ kiểm tra về thái độ, ý thức làm bài. 5. Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà. - Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài Cây bút thần. Đề bài. Phần I. trắc nghiệm. (3 điểm) Câu 1 : Truyện nào sau đây không phải là truyền thuyết? A. Em bé thông minh C. Sự tích hồ Gươm B. Sơn Tinh, Thủy Tinh D. Con Rồng Cháu Tiên Câu 2 : Nhận định nào không đúng về truyện cổ tích ? A. Truyện kể về số phận của một số kiểu nhân vật bất hạnh B. Truyện gắn với các sự kiện lịch sử. C. Truyện có yếu tố kì ảo. B. Truyện kể về sự tích các loài vật Câu 3 : Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng? A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân. B. Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre diệt giặc. C. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau dẹp tan giặc Ân xâm lược. D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta phải liên tiếp chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông. Câu 4 : Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là: A. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh. B. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ tộc. C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta. D. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và căm ghét Thủy Tinh . Câu 5: Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa: A. Thể hiện sự đoàn kết dân tộc của cuộc khởi nghĩa. B. Thể hiện sự vất vả của Lê Lợi trong việc tìm vũ khí chiến đấu. C. Đề cao sự phát triển nhanh chóng và chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến. D. Đề cao vai trò của những người có công giúp Lê Lợi chiến thắng. Câu 6 : Vì sao tác giả dân gian để cho Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Hồ Gươm – Thăng Long ? A. Rùa vàng đòi gươm khi Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng trên Hồ Gươm . B. Là vua nên Lê Lợi không cần về nơi nhận gươm để trả lại. C. Thể hiện tư tưởng hòa bình của dân trên khắp mọi miền đất nước. D. Đất nước đã hòa bình nên nhà vua còn nhiều việc phải làm. Câu 7 : “ Hình vuông trong trắng ngoài xanh Có đậu, có hành có cả thịt heo” Câu thơ trên liên quan đến truyền thuyết nào? A.Thánh Gióng B. Bánh chưng , bánh giầy C. Con Rồng cháu Tiên D. Sơn Tinh, Thủy Tinh Câu 8 : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh là: A. Vua Hùng kén rễ. B. Vua ra lễ vật không công bằng. C. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ. D. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh. Câu 9 : Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? A. Dũng sĩ có tài năng kì lạ. B. Ngốc nghếch C. Bất hạnh D. Động vật Câu 10 : Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì Vua Hùng dựng nước? A. Chống giặc ngoại xâm B. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên. C. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa D. Giữ gìn ngôi vua. Câu 11: ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng“cái bọc trăm trứng” trong truyền thuyết “Con rồng cháu Tiên” là: A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam. B. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc. C. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang. D. Mọi người, mọi dân tộc Việt phải thương yêu nhau như anh em một nhà. Câu 12: Truyện Thạch Sanh hiện ước mơ , niềm tin về đạo đức, công lý xã hội và lí tưởng nhân đạo yêu hoà bình của nhân dân ta ? A. Đúng B. Sai Phần II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Thế nào là truyện truyền thuyết? Câu 2. (5 điểm) Kể lại sự việc Thạch Sanh bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu và giết chết chằn tinh đáp án Phần I. trắc nghiệm. (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B D C A C B C A C D A Phần II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. Trình bày đúng khái niệm về truyện truyền thuyết như trong SGK trang7 Câu 2. Cần đảm bảo đầy đủ các ý sau: Sự việc Thạch Sanh bị mẹ con Lí Thông lừa. + Hai mẹ con bàn mưu sửa soạn một mâm cơm. + Lí Thông viện cớ trót cất mẻ rượu nên không đi được để nhờ Thạch Sanh đi thay. + Thạch Sanh thật thà tin ngay và đến miếu thờ. Sự việc giết chết chằn Tinh. + Khi đến mi ... ---------*****----------------------------------- Ngày dạy: 27/10/2010 Tiết 40 Văn bản: Thầy bói xem voi (Truyện ngụ ngôn) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: * Kiến thức: - Hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn. - Hiểu được nội dung, ý nghĩavà một số nét nghệ thuật đặc sắc của tuyện Thầy bói xem voi. * Kỹ năng. - Biết liên hệ truyện trên với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp. - Biết kể lại một câu chuyện ngụ ngôn. * Giáo dục: - Có ý thức nhìn nhận đánh giá sự vật, sự việc một cách toàn diện, không chủ qun, phiến diện. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài, bảng phụ. + Đọc sách giáo viên và tài liệu tham khảo. - Học sinh: + Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi trong SGK. C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Tóm tắt truyện ếch ngồi dáy giếng?và nêu ý nghĩa của truyện? 3. Bài mới. * Giới thiệu bài. Trong cuộc sống thường ngày, các em thượng nghe những cuộc tranh luận giữa cáI đúng, cáI sai, và rồi đI đến kết cục không ai đúng cả. Vì sao lại như vậy? Trong tiết học ngày hom nay, thầy cùng các em tìm hiểu truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi để cùng hiểu thêm về điều đó. * Các hoạt động dạy và học. Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 I. Đọc và tìm hiểu chung: - GV hướng dẫn HS đọc: Chú ý thể hiện giọng từng thầy bói khác nhau, nhưng thầy nào cũng hết sức quả quyết đầy tự tin, hăm hở và mạnh mẽ. - GV đọc, gọi 4 HS đọc. - Cho HS nhận xét cách đọc của bạn. ? Hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản? ? Giải nghĩa từ: thầy bói, sun sun, quạt thóc, đòn càn? ? Các nhân vật trong truyện này có gì khác với các nhân vật trong truyện ếch ngồi đáy giếng? ? Có những sự việc nào xoay quanh những nhân vật này? ? Mỗi sự việc tương ứng với phần nào của văn bản? ? Chỉ rõ sự việc nào là nguyên nhân? Sự việc nào là kết quả? - Nghe GV hướng dẫn đọc. - 4 em đọc và nhận xét cách đọc của bạn. - Tóm tắt VB. - Tìm hiểu các từ khó theo hình thức hỏi - đáp. - Trả lời. - Tìm kiếm và trả ,ời. 1. Đọc và kể: 2. Chú thích 3. Cấu trúc văn bản. * Các nhân vật trong truyện là con người. * Bố cục. - Đoạn 1: từ đầu đến sờ đuôi => Các thầy bói cùng xem voi - Đoạn 2: tiếp đến chổi xể cùn. => Họp nhau bàn luận, tranh cãi. - Đoạn 3: còn lại. => Kết thúc: Thầy nào cũng sai. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản II. Tìm hiểu văn bản: - GV yêu cầu HS theo dõi vào đoạn đầu của văn bản, gọi 1 em đọc VB. ? Năm ông thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào? ? Hoàn cảnh xem voi có dấu hiệu nào không bình thường? ? Cách xem voi của các thầy có gì đặc biệt? ? Mượn chuyện xem voi oái oăm này, nhân dân muốn biểu lộ thái độ gì đối với thầy bói? ? Sau khi sờ voi, các thầy bói lần lượt nhận xét về voi như thế nào? ? Em có nhận xét gì về nhận thức của mỗi thầy bói về voi? ? Thái độ của các thầy? Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ nào? Nguyên nhân của những sai lầm ấy? * GV: Dùng bảng phụ để khái quát những nhận xét và thái độ của thầy bói và kết luận: Tóm lại là sai ở phương pháp nhận thức. ? Mượn sự việc này, ND ta muuốn khuyên răn điều gì? ? Nêu hậu quả của việc xem voi? - Đọc và theo dõi. - Tìm kiếm, trả lời. - Suy nghĩ và trả lời. - Trao đổi và trả lời, nhận xét và bổ xung. - Tìm kiếm và trả lời. - Nhận xét. - Trả lời. - Quan sát bảng phụ và ghi chép. - Trao đổi và trả lời. 1. Các thầy bói xem voi: - Hoàn cảnh: Hỏng mắt, ế hàng, chưa biết hình thù con voi. - Dấu hiệu: Hỏng mắt là không bình thường. - Cách xem: Dùng tay để xem voi, mỗi thầy sờ một bộ phận ị Giễu cợt, phê phán cách xem voi của các thầy bói. 2. Các thầy bói nhận xét về voi: - Con voi nó giống: + Con đỉa + Cái đòn càn + Cái quạt thóc + Cái cột đình + Cái chổi xể cùn ị Nhận thức chỉ đúng một bộ phận - Thái độ của các thầy: + Tin những gì mình nhìn thấy + Phản bác ý kiến của ngươì khác + Khẳng định ý kiến của mình. ị Không nên chủ quan trong nhận thức sự vật. Muốn nhận thứcđúng sự vật phải xem xét toàn diện 3. Hậu quả: - Chưa biết hình thù con voi - Đánh nhau toác đầu chảy máu. Hoạt động 3. Tìm hiểu ý nghĩa của truyện. III. ý nghĩa của truyện ? Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngụ ngôn mang ý nghĩa gì? ? Qua sự việc này ND ta muốn tỏ thái độ như thế nào với những người làm nghề bói toán? ? Bài học ngụ ngôn trong truyện là gì? - Trả lời, nhận xét và bổ sung. Ghi nhớ. SGK tr 103 Hoạt động 4. Hướng dẫn luyện tập. IV. Luyện tập. 1. Kể diễn cảm truyện? 2.Em có suy ngẫm và rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong truyện? - Trả lời và nêu lên suy ngẫm của bản thân. 4. Củng cố. ? Hãy tóm tắt ngắn gọn truyện Thầy bói xem voi và nêu ý nghĩa phê phán của truyện. 5. Hướng dẫn học ở nhà. Học bài, thuộc ghi nhớ. Soạn bài: Danh từ -----------------------------------*****----------------------------------- Ngày dạy: 28/10/2010 Tiết 41 DANH Từ (Tiếp theo) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh nắm được: * Kiến thức: - Đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng. Cách viết hoa danh từ riêng. * Kỹ năng. - Rèn luyện kỹ năng nhận diện Danh từ và kĩ năng phân biệt các nhóm Danh từ. Có kĩ năng sử dụng Danh từ trong câu. * Giáo dục: - Có ý thức sủ dụng Danh từ đúng mục đích. B. Chuẩn bị: * Giáo viên: Bảng phụ, một số ngữ liệu làm VD, bài soạn. * Học sinh: Học thuộc bài học trước và đọc trước bài học tiếp theo. C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Thế nào là danh từ? cho ví dụ? Danh từ có mấy loại? Nêu tên và cho ví dụ? 3. Bài mới. * Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu vào bài * Các hoạt động dạy và học. Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1. Tìm hiểu Danh từ chung và Danh từ riêng i. Danh từ chung và danh từ riêng ? GV treo bảng phụ đã viết VD và bảng phân loại. yêu cầu HS đọc ? Hãy xác định các DT trong câu trên và điền vào bảng phụ? ? Em hiểu thế nào là danh từ chung và danh từ riêng? ? Em có nhận xét gì về cách viết Danh từ riêng trong VD vừa tìm hiểu? - * GV sử dụng bảng phụ Xét các VD sau: - Mao Trạch Đông, Bắc Kinh, ấn Độ... - Pu-skin, Mát-xcơ-va, Vích-to Huy-gô.. - Trường Trung học cơ sở Yên Hoà, Đảng cộng sản Việt Nam, Liên hợp quốc... Em hãy nhận xét về cách viết hoa của các Danh từ riêng trong VD? - GV tổng hợp và rút ra kết luận. - Yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ. - HS Đọc to VD. - Học sinh điền vào bảng phân loại - Học sinh nhận xét kết quả điền vào bảng phân loại - nhận xét. - Riêng; viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi bộ phận - Riêng, cần có dấu “ –“ - học sinh đọc ghi nhớ 1. Ví dụ: SGK -tr108 * Nhận xét: Danh từ chung Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia lâm, Hà Nội. Danh từ riêng vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, xã, huyện, làng. - Danh từ riêng: chỉ tên riêng của người, sự vật. - Danh từ chung: chỉ tên chung của một loại sự vật. Quy tắc viết hoa: - Tên người, tên địa lí nướcngoài phiên âm qua hán Việt: viết hoa chữ cái dầu tiên của mỗi tiếng. - Tên người, tên địa lí nướcngoài phiên âm trực tiếp: viết hoa chữ cái dầu tiên của mỗi bộ phận; nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng có gạch nối. - Tên các cơ quan, tổ chức: chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này dều được viết hoa. 2. Ghi nhớ: SGK - tr109 Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập ii. luyện tập - GV hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập trong SGK theo hình thức HĐ cá nhân. - Học sinh thực hiện phần luyện tập - Bài tập 3 GV dùng bảng phụ để hướng dẫn học sinh Bài 1: Tìm DT chung và DT riêng - Danh từ chung: Ngày xưa, miền, đất, bây gìơ, nước, vị, thần, nòi, rồng, con tri, tên. - Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, long Nữ, Lạc Long Quân... Bài 2: Các từ in đậm trong bài: - Chim, Mây, Hoạ Mi, Nước, Hoa: tên riêng của nhân vật vốnlà loài vật được nhân cách hoá. - Nàng út: Tên riêng của người. - Làng Cháy:Tên địa lí. Bài tập 3: Viết hoa lại các Danh từ riêng trong đoạn thơ: Tiền Giang, hậu Giang, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hoà, Phan Giang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, miền Trung, Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 4) Củng cố: - Danh từ chung và danh từ riêng khác nhau như thế nào? - Nêu quy tắc viét hao danh từ riêng? 5) Dặn dò: Học bài, chép chính tả theo yêu cầu ở bài tập 4 (SGK Tr 110) Chuẩn bị “Cụm danh từ”. -----------------------------------*****----------------------------------- Ngày dạy: 29/10/2010 Tiết 42 Trả bài kiểm tra văn A. Mục tiêu bài học: Qua bài học GV giúp HS : * Kiến thức: - Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài văn của mình. * Kỹ năng. - Biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài viết tiếp theo. - Luyện kĩ năng chữa bài viết của bản thân và các bạn. * Giáo dục: - Cho học sinh nhận thấy những tình cảm thầy trò, bạ bè gần gũi, thân mật và trong sáng. từ đó giáo dục cho các em tình yêu thương, quý trọng. B. Chuẩn bị: - GV : Chấm, chữa bài và trả bài trước cho HS, bảng phụ ghi dàn bài và lỗi của học sinh - HS : Đọc trước bài, tự sửa lỗi. C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới. * Giới thiệu bài. Giáo viên giới thiệu vào bài * Các hoạt động dạy và học. I. Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung và yêu cầu của đề bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài thông qua việc xây dựng dàn ý trên bảng phụ. - Dàn bài: tiết 37+38 II. Hoạt động 2. Nhận xét đánh giá chung. 1. Ưu điểm - 100 % HS làm đủ số bài, 1 số em trình bày sạch sẽ. - Hiểu khá sâu sắc vấn đề, bài viết có sáng tạo. 2. Khuyết điểm - Nhiều em trình bày còn chưa khoa học, sạch sẽ. - Còn mắc lỗi chính tả, viết tắt nhiều. - Phần trắc nghiệm: đọc không kỹ dẫn đến làm thiếu chính xác - Một số bài trình bày thiếu khoa học, bẩn Kết quả: Lớp Số bài Điểm 0->1.9 Điểm 2->3.4 Điểm 3.5 -> 4.9 Điểm 5->6.4 Điểm 6.5-> 7.9 Điểm 8->10 TS bài trên Tb 6C 45 2 14 8 12 3 5 20 Tỷ lệ % 6.7 31.1 17.8 26.5 6.6 11.1 44.4% 6D 45 0 5 6 16 9 9 34 Tỷ lệ % 0 11.1 13.3 35.5 20 20 75.6% III. Hoạt động 3. Chữa một số lỗi cụ thể Giáo viên dùng bảng phụ ghi một số lỗi để học sinh nhận diện nguyên nhân mắc lỗi và cách sửa. IV. Hoạt động 4. Đọc bài và nhận xét. Giáo viên cho học sinh đọc một bài yếuổttugn bình, khá, tốt để các em nhận xét và rút knh nghiệm. 4. Củng cố. GV nhấn mạnh yêu cầu cần thiết khi trả lời câu hỏi. 5. Hướng dẫn về nhà. - Ôn tập kĩ kiến thức cơ bản. - Chuẩn bị : “Luyện nói kể chuyện”. -----------------------------------*****----------------------------------- Phần kiểm tra của chuyên môn
Tài liệu đính kèm: