Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 14 - Trường THCS Hà Kỳ

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 14 - Trường THCS Hà Kỳ

KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Hiểu sức tưởng tượng và vai trò của yếu tố tưởng tượng trong văn tự sự.

- Diễn đạt lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của yếu tố tưởng tượng trong bài văn đó.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho hs kỹ năng kể chuyện sáng tạo, xây dựng bài văn tự sự.

3. Giáo dục:

- GD ý thức tự giác, chủ động, tự tin cho Hs khi nói trước tập thể, đám đông.

II. CHUẨN BỊ

Gv: chuẩn bị 1 số bài văn tham khảo

 Hs: Chuẩn bị theo sgk III. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp, phân tích, tổng hợp, thuyết trình.

IV. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Thế nào là kể chuyện đời thường? Nêu những yêu cầu khi kể chuyện đời thường?

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng bài làm cho học sinh.

- Phương pháp: Thuyết trình.

 Ngoài kiểu bài kể chuyện VHDG, kể chuyện đời thường, hôm nay chúng ta làm quen với kể chuyện tưởng tượng. Để biết thế nào là kể chuyện tưởng tượng chúng ta hãy đi tìm hiểu cụ thể

 

doc 10 trang Người đăng thu10 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 14 - Trường THCS Hà Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Ngày soạn: / 11 / 2010
Tiết: 53
Ngày dạy: 22/ 11/ 2010
kể chuyện tưởng tượng
i. mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Hiểu sức tưởng tượng và vai trò của yếu tố tưởng tượng trong văn tự sự.
- Diễn đạt lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của yếu tố tưởng tượng trong bài văn đó.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho hs kỹ năng kể chuyện sáng tạo, xây dựng bài văn tự sự.
3. Giáo dục: 
- GD ý thức tự giác, chủ động, tự tin cho Hs khi nói trước tập thể, đám đông. 
II. Chuẩn bị 
Gv: chuẩn bị 1 số bài văn tham khảo 
 Hs: Chuẩn bị theo sgk III. phương pháp:
- Vấn đáp, phân tích, tổng hợp, thuyết trình.
IV. tiến trình các Hoạt động dạy và học 
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là kể chuyện đời thường? Nêu những yêu cầu khi kể chuyện đời thường?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng bài làm cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình.
 Ngoài kiểu bài kể chuyện VHDG, kể chuyện đời thường, hôm nay chúng ta làm quen với kể chuyện tưởng tượng. Để biết thế nào là kể chuyện tưởng tượng chúng ta hãy đi tìm hiểu cụ thể
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Mục tiêu: Tìm hiểu chung về văn tưởng tượng qua một số văn bản đã học, từ đó rút ra được cách kể chuyện tưởng tượng cho riêng mình.
- Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, thuyết trình, phân tích, khái quát, tổng hợp.
Hoạt động dạy - học
Nội dung
- Học sinh đọc, kể tóm tắt “Chân, tay.”?
? Câu chuyện này có thật trong cuộc sống không?
? Truyện có những nhân vật nào?
?. Em có nhận xét gì về các nhân vật?
? ở trong truyện các bộ phận đó được sử dụng với tư cách từ loại gì?
? Các nhân vật ấy được gọi bằng những DT nào? 
? Các nhân vật ấy đã được xây dựng qua các hoạt động, lời nói như thế nào ?
à Đó chính là các chi tiết mà người viết đã tưởng tượng ra.
? Vậy những chi tiết tưởng tượng này có dựa trên căn cứ nào không ?
? Dựa trên căn cứ đó, người viết đã sử dụng biện pháp tu từ nào để xây dựng các nhân vật trên ?
?.Khi nhân hoá để xây dựng các nhân vật này người viết nhằm bộc lộ ý nghĩa gì của câu chuyện ?
?. Từ câu chuyện trên, em hiểu thế nào là truyện tưởng tượng ?
?. Khi kể chuyện tưởng tượng cần lưu ý những gì (Tưởng tượng trên cơ sở sự thật, không được tự tiện mà phải dựa vào lô gic tự nhiên)
- Học sinh đọc truyện.
? Nêu bố cục của truyện ?
? Đọc phần mở truyện?
? Phần mở truyện có nhân vật gì ?
? Theo dõi phần thân truyện và cho biết các SV chính trong đó ?
? Nêu nhiệm vụ của phần kết truyện ?
? Trong các SV trên SV nào có thật và SV nào được người viết tưởng tượng ra.
? Vì sao em cho rằng các SV ấy là do người kể tưởng tượng ra ?
? Những tưởng tượng đó có phù hợp với đặc điểm của từng con vật không ?
? Người kể đã vận dụng tưởng tượng như thế nào ?
? ý nghĩa bài học của câu chuyện này là gì ?
? Giả sử khi kể lại có chi tiết: Trâu sủa vang, chó ủn ỉn  thì có được không ?
? Vậy em hãy nêu ra cách kể chuyện tưởng tượng ?
? Thế nào là truyện tưởng tượng và cách kể chuyện tưởng tượng?
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lí thuyết vừa học làm bài tập thực hành.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trực quan, phân tích..
* Đọc bài văn
? Tìm những chi tiết tưởng tượng trong bài văn 
?. ý nghĩa của câu chuyện tưởng tượng này là gì ?
? Trong truyện tưởng tượng vẫn có những chi tiết có thực. Vậy đó là chi tiết nào 
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng.
1. Kể chuyện tưởng tượng là gì ?
a. Ví dụ: sgk
Truyện ngụ ngôn: “ Chân, tay,”
b. Nhận xét:
- Truyện không có thật.
- Các nhân vật: chân, tay,  là các bộ phận trên cơ thể con người, các bộ phận này đều có thật.
- DT riêng à nhân vật.
- Nhân vật được gọi bằng: Cô , Bác, 
- Các nhân vật cãi nhau, ganh tị với lão Miệng, mệt mỏi dã dời, hiểu ra mối quan hệ giữa chúng.
- Sự thật về chức năng của mỗi bộ phận. 
- Sự thật là các bộ phận trong cùng một cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Nghệ thuật nhân hoá 
à ý nghĩa: Con người trong xã hội phải nương tựa vào nhau thì mới tồn tại .
c. Kết luận :
- Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở, hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó. 
2. Cách kể chuyện tưởng tượng
a. Ví dụ 
Truyện: “ Lục súc tranh công ”
b. Nhận xét:
+ Mở truyện:
- Giới thiệu nhân vật: Trâu, chó, .
- Nhân vật tình huống: Suy bì, tỵ nạnh
+ Thân truyện:
- Trâu than thở kể công.
- Chó tức khí sủa vang.
+ Kết truyện: ý nghĩa bài học: xin đừng tỵ nạnh nhau.
- ý nghĩa: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau.
- Tưởng tượng phải dựa trên cơ sở có thực tế, hợp với lôgic tự nhiên.
c. Kết luân:
- Kể chuyện tưởng tượng là kể một phần dựa trên những điều có thật, có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
“ Giấc mơ trò chuyện vớ Lang Liêu”
* Những chi tiết tưởng tượng.
- Giấc mơ gặp nhân vật Lang liêu – 1 nhân vật Truyền thuyết”
- Lang Liêu đi thăm dân nấu bánh chưng.
- Hỏi truyện Lang Liêu, Lang Liêu trả lời. 
* ý nghĩa : 
- Giúp em hiểu sâu hơn về truyền thuyết và về nhân vật Lang Liêu.
- Tục lệ gói bánh chưng trong ngày Tết Nguyên đán.
* Chi tiết có thực:
- Tục lệ gói bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết Nguyên đán.
2. Bài tập 2:
Học sinh viết phần mở bài và trình bày
4. Hoạt động củng cố:
- Mục tiêu : Hệ thống hóa kiến thức.
- Phương pháp : Vấn đáp, khái quát.
? Thế nào là truyện tưởng tượng và cách kể chuyện tưởng tượng?
Đọc ghi nhớ sgk.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà :
- Học bài, nắm ND bài.
- HS viết bài hoàn chỉnh các đề trên. 
- Chuẩn bị tiết sau : Ôn tập truyện dân gian.
- Hs yếu: xem lại các VD, làm lại các BT.
Tuần: 14
Ngày soạn: / 11 / 2010
Tiết: 54
Ngày dạy: 23/ 11/ 2010
Ôn tập truyện dân gian
i. mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thống kê và nắm được các thể loại truyện dân gian và các văn bản của từng thể loại đã học.
- Nắm được những đặc điểm của những thể loại truyện dân gian đã học. 
- Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa của các truyện đã học.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cách phân tích tổng hợp kiến thức.
II. Chuẩn bị 
- GVchuẩn bị bảng phụ- câu hỏi 
- Hs chuẩn bị theo hướng dẫn sgk
III. phương pháp:
- Vấn đáp, phân tích, tổng hợp, thuyết trình.
IV. tiến trình các Hoạt động dạy và học 
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra phần chuẩn bị ôn tập của học sinh.
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng bài làm cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình.
Như vậy từ đầu năm đến giờ chúng ta đã hoàn thành xong phần văn học dân gian, phần này gồm các tác phẩm truyện
* Hoạt động 2: Các truyện dân gian đã học.
- Mục tiêu: Học sinh nhớ và thống kê được các thể loại và các văn bản truyện dân gian đã được học.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, khái quát.
 Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị bài ở nhà, giáo viên cho các em tiến hành thảo luận, phát biểu, bổ sung. Sau đó học sinh tự chỉnh sửa vào phần mình đã chuẩn bị. 
Câu 1: Các truyện dân gian đã học.
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Con Rồng cháu Tiên.
Sọ Dừa.
- ếch ngồi đáy giếng.
Treo biển.
Bánh chưng, bánh giầy
Thạch Sanh.
Thầy bói xem voi.
Lợn cưới áo mới.
Thánh Gióng.
Em bé thông minh.
Đeo nhạc cho mèo.
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Cây bút thần.
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Sự tích hồ Gươm.
Ông lão đánh cá và con cá vàng.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của các thể loại.
- Mục tiêu: Tìm hiểu chi tiết đặc điểm của từng thể loại.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, khái quát.
Câu 2: Những đặc điểm tiêu biểu của các thể loại trong truyện dân gian đã học.
 Thể loại
Đặc điểm
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Khái niệm
Là truyện kể về những nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.
Là truyện kể về những cuộc đời, số phận của một số nhân vật (mồ côi, dũng sỹ) để nói lên mơ ước của nhân dân
Là truyện mượn truyện loài vật, đồ vật hay của chính con người để nói bóng gió chuyện con người nhằm khuyên nhủ.
Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm mua vui hoặc phê phán, châm biếm.
Nghệ thuật
- Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử.
- Nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường.
- Nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường kỳ ảo.
- Tình tiết XD phù hợp từng kiểu nhân vật.
Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.
- Có kết cấu ngắn gọn, triết lý sâu xa
- Kết cấu ngắn gọn, tình huống bất ngờ, yếu tố gây cười.
ý nghĩa
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân trong các sự kiện và nhân vật lịch sử (Người nghe tin là câu chuyện có thật)
Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân vật về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện (Người kể, nghe tin là truyện không có thật).
Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống.
Gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu, từ đó hướng người ta tới cái đẹp.
4. Hoạt động củng cố
- Mục tiêu : Hệ thống hóa kiến thức.
- Phương pháp : Vấn đáp, khái quát.
? Hãy kể tên các thể loại truyện dân gian đã học ? 
? Truyện truyền thuyết có ý nghĩa gì ?
? Truyện cổ tích thể hiện quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ?
? Mục đích của truyện cười là gì ?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Hoàn thiện bảng phân loại các thể loại, nắm vững nội dung bài đã học.
- Tiếp tục tìm hiểu nội dung ôn tập qua các câu hỏi còn lại.
Tuần: 14
Ngày soạn: / 11 / 2010
Tiết: 55
Ngày dạy: 23/ 11/ 2010
Ôn tập truyện dân gian
i. mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được những đặc điểm của những thể loại truyện dân gian đã học và so sánh đặc điểm của các thể loại ấy với nhau.
- Kể và hiểu được nội dung, ý nghĩa của các truyện đã học.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cách phân tích tổng hợp kiến thức.
II. Chuẩn bị 
- GVchuẩn bị bảng phụ- câu hỏi 
- Hs chuẩn bị theo hướng dẫn sgk
III. phương pháp:
- Vấn đáp, phân tích, tổng hợp, thuyết trình.
IV. tiến trình các Hoạt động dạy và học 
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra phần chuẩn bị ôn tập của học sinh.
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng bài làm cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình.
* Hoạt động 2: So sánh các thể loại.
- Mục tiêu: So sánh, liên hệ để thấy được bên cạnh những đặc điểm khác nhau các thể loại truyện dân gian còn có những đặc điểm giống nhau.
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, tổng hợp.
Câu3: So sánh thể loại truyền thuyết và cổ tích.
a) Giống nhau:
- Đều có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo.
- Có nhiều chi tiết theo mô típ: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có tài năng phi thường.
b) Khác nhau:
- Về nội dung, ý nghĩa.
Câu 4: So sánh thể loại ngụ ngôn và truyện cười.
a) Giống nhau:
- Cùng có yếu tố gây cười, có bài học, kết cấu ngắn gọn.
b) Khác nhau: 
- Nội dung, ý nghĩa.
5) Kể chuyện, diễn hoạt cảnh.
* Học sinh chuẩn bị cho diễn hoạt cảnh những câu chuyện đã được phân công. 
- GV phân công cụ thể cho các tổ nhóm chuẩn bị như sau:
+ Tổ 1: Truyện: Thầy bói xem voi.
+ Tổ 2: Truyện: Treo biển.
+ Tổ 3 Truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
+ Tổ 4 Truyện: Lợn cưới áo mới.
+ Lớp chuẩn bị 4 phần thưởng.
- Bầu BGK và Thư ký.
- Các tổ bắt thăm thứ tự trình bày.
- Các tổ tiến hành diễn.
- Ban giám khảo cho điểm công minh.
- Thư kí tổng hợp điểm, công bố thứ tự của các nhóm.
- GV trao phần thưởng cho các tổ.
4. Hoạt động củng cố
- Mục tiêu : Hệ thống hóa kiến thức.
- Phương pháp : Vấn đáp, khái quát.
- GV nhận xét về ý thức và tinh thần chuẩn bị, quá trình diễn hoạt của các tổ nhóm.
? Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích ?
? Hãy nêu sự giống nahu và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười ?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Hoàn thiện bảng phân loại các thể loại, nắm vững nội dung bài đã học.
- Tiếp tục tìm hiểu nội dung ôn tập qua các câu hỏi còn lại 
- Nắm được khái niệm về các loại truyện dân gian.
- Ôn tập các loại truyện dân gian đã học bằng cách kể lại được nội dung cơ bản của những câu chuyện đó.
- HSY: Xem lại các bảng đã làm trên.
- Chuẩn bị bài tập tiếp theo: "Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
Tuần: 14
Ngày soạn: / 11 / 2010
Tiết: 56
Ngày dạy: / 11/ 2010
Trả bài kiểm tra tiếng Việt
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
Hs nhận rõ ưu, khuyết điểm của mình, biết cách sửa chữa rút kinh nghiệm cho bài làm sau, củng cố kiến thức đã học. 
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng kiểm tra bài, chữa lỗi và tránh mắc lỗi.
3. Giáo dục:
- GD ý thức vươn lên trong học tập. 
II. Chuẩn bị 
- GV : bài đã chấm mắc lỗi + Nhận xét 
- Hs : Ôn lại kt đã học 
III. Phương pháp:
- Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, thống kê, tổng hợp.
IV. tiến trình các Hoạt động dạy và học 
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra 
Hs đọc lại đề bài và nêu yêu cầu của đề.
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng bài làm cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình.
- GV nói về mục tiêu của tiết học hôm nayI
* Hoạt động 2: Trả bài, chữa, nhận xét
I. Đề bài:
1. Lớp 6A:
Câu 1 ( 3 điểm ):
Cho các tiếng sau: mát, xinh, đẹp. Hãy tạo ra các từ láy và đặt câu với các từ đó.
Câu 2 ( 2đ ): Nêu 2 ví dụ về nghĩa chuyển của các từ sau:
- Chân:
- Đầu:..
Câu 3 ( 2 điểm ):
Hãy chỉ ra các lỗi dùng từ trong các câu sau và chữa lại cho đúng.
a) Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em.
b) Khu nhà này thật là hoang mang.
Câu 4 ( 3 điểm ):Viết một đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) tả cảnh mặt trời lên trong đó
có sử dụng danh từ và cụm danh từ (gạch chân dưới những danh từ và cụm danh từ có trong đoạn văn).
2. Lớp 6B:
Câu 1 ( 3 điểm ):
Cho các tiếng sau: xe, hoa, rau. Hãy tạo ra các từ ghép và đặt câu với các từ đó.
Câu 2 ( 2 điểm ):
Hãy chỉ ra các lỗi dùng từ trong các câu sau và chữa lại cho đúng.
a) Tôi tận mắt chứng nhận bạn ấy vứt rác ra ngoài cửa lớp.
b) Nghe cô giáo nói về kế hoạch đi tham quan, trò nào trò nấy hau háu ra mặt.
Câu 3 ( 3 điểm ):Viết một đoạn văn ngắn ( 10 -12 câu ) tả cảnh cánh đồng lúa trong đó
có sử dụng danh từ và cụm danh từ (gạch chân dưới những danh từ và cụm danh từ có trong đoạn văn).
Câu 4 (2điểm) Giải nghĩa các từ sau:
a. Thuận thiên:
b. Hoàn lương:
II. Đáp án, biểu điểm:
1. Lớp 6A:
Câu 1 ( 3 điểm ):
- Tạo đúng các từ láy ( 1,5 điểm )
- Đặt câu đúng ( 1,5 điểm )
Câu 2 ( 2 điểm – mỗi ví dụ đúng được 0,5 điểm ):
- Đầu đường, đầu nhà...
- Chân giường, chân tủ
Câu 3 ( 2 điểm ):
a) Lỗi lặp từ ( 0,5 đ ) -> sửa: Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích nó. ( 0,5 đ )
b) Dùng từ không đúng nghĩa ( 0,5 đ ) -> sửa: Khu nhà này thật là hoang tàn. ( 0,5 đ )
Câu 4 ( 3 điểm ):
- Viết đúng yêu cầu của đề: tả cảnh mặt trời lên, bài viết có cảm xúc, dùng các danh từ, cụm danh từ hợp lí ( 2 đ )
- Không mắc các lỗi: chính tả, diễn đạt, dùng từ, viết câu ( 1 đ ).
2. Lớp 6B:
Câu 1 ( 3 điểm ):
- Tạo đúng các từ ghép (1,5 đ)
- Đặt câu đúng ( 1,5 điểm )
Câu 2 ( 2 điểm ):
a) Dùng từ không đúng nghĩa (1đ)
 - Sửa: Chứng nhận -> Chứng kiến. (1đ)
b) Dùng từ không đúng nghĩa (1đ) 
- Sửa: hau háu -> háo hức/ phấn khởi. (1đ)
Câu 3 ( 3 điểm ):
- Viết đúng yêu cầu của đề: tả cảnh cánh đồng lúa, bài viết có cảm xúc, dùng các danh từ, cụm danh từ hợp lí ( 2 đ )
- Không mắc các lỗi: chính tả, diễn đạt, dùng từ, viết câu (1đ).
Câu 4 (2đ):
- Thuận thiên: theo ý trời
- Hoàn lương: trở lại lương thiện
III. Học sinh tự nhận xét, đánh giá bài làm của mình
- GV cho HS độc lập đánh giá bài làm của mình về ưu nhược điểm.
- Gọi 2 – 3 HS chỉ ra ưu nhược điểm của mình
IV GV Nhận xét chung:
1. Ưu điểm.
- Đa số các em hiểu bài, nắm khá vững kiến thức nên chất lượng làm bài tương đối cao ( lớp 6A ).
- Phần viết đoạn văn thể hiện kỹ năng tự luận đã có những bài viết khá, ý nghĩa rõ ràng, diễn đạt lưu loát, câu văn có hình ảnh: Oanh, Việt, Chuyên 6A
- Một số bài trình bày khoa học.
2. Nhược điểm.
- Một vài bài làm còn thể hiện sự nhầm lẫn nên gạch, xoá chưa rõ ràng.
- Một số hs nắm kiến thức yếu: sáng, Yến, Vân Anh 6B
- Một số Hs chữ viết chưa cẩn thận, cẩu thả.
- Nhiều đoạn văn chưa đạt điểm cao do ý tứ còn nghèo nàn, câu văn diễn đạt chưa lưu loát.
V. Kết quả cụ thể:
 Điểm
Lớp
8 -10
6.5 – 7.9
 5 – 6.4
> 5
< 5
6A
6B
VI. Chữa lỗi:
1. Lỗi diễn đạt: 
- Chim chóc thi nhau kéo về làm ra một khung cảnh thật sôi động ->.làm náo động cả không gian
2. Lỗi dùng từ: ( đồng lúa ) nở rộ, ( con đê dài ) như con sán
3. Lỗi câu: Bờ đê và những đàn bò đang gặm cỏ -> Trên bờ đê đàn bò đang gặm cỏ.
4. Lỗi chính tả: hạt xương -> hạt sương, chò đùa -> trò đùa, se -> xe
4. Nhận xét ý thức của học sinh:
- Lớp 6A:
- Lớp 6B:
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Ôn lại kiến thức theo nội dung bài kiểm tra. 
- Tập viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn. 
- HSY: Xem lại bài, ôn lại những phần mình còn yếu
- Chuẩn bị bài tiếp theo "Chỉ từ" 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14.doc