Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 12 năm 2011

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 12 năm 2011

TUẦN : 12 Ngày dạy: 9/11

TIẾT : 44 CỤM DANH TỪ

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp hs

- Hiểu được đặc điểm của cụm danh từ. cấu tạo cụm danh từ.

- Rèn kĩ năng nhận biết cụm danh từ trong đoạn văn, câu văn.

- GDHS ý thức sử dụng cụm danh từ cho phù hợp với ngữ cảnh.

II. Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ ghi ví dụ mẫu

HS: Đọc và soạn bài

III. Tiến trình các hoạt động dạy – học:

1. Kiểm tra bài cũ:

? Em hãy nêu những nét khác biệt của danh từ chung và danh từ riêng? Cho ví dụ?

 (Đáp án tiết 41)

2. Giới thiệu bài: Khi DT hoạt động trong câu để đảm bảo chức vụ ngữ pháp nào đó, thường trước và sau DT còn có thêm một số từ ngữ phụ. Những từ ngữ phụ này cùng với DT lập thành một cụm DT.

 

doc 5 trang Người đăng thu10 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 12 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 12 Ngày dạy: 9/11
TIẾT : 44	CỤM DANH TỪ
I. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs
- Hiểu được đặc điểm của cụm danh từ. cấu tạo cụm danh từ.
- Rèn kĩ năng nhận biết cụm danh từ trong đoạn văn, câu văn.
- GDHS ý thức sử dụng cụm danh từ cho phù hợp với ngữ cảnh.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi ví dụ mẫu
HS: Đọc và soạn bài
III. Tiến trình các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu những nét khác biệt của danh từ chung và danh từ riêng? Cho ví dụ?
	(Đáp án tiết 41)
2. Giới thiệu bài: Khi DT hoạt động trong câu để đảm bảo chức vụ ngữ pháp nào đó, thường trước và sau DT còn có thêm một số từ ngữ phụ. Những từ ngữ phụ này cùng với DT lập thành một cụm DT.
3. Tiến trình dạy- học bài mới
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm cụm danh từ
 HS: gọi hs đọc ví dụ trong sgk.
GV: Em hãy chỉ ra các danh từ trong ví dụ ?
HS: ngày, vợ chồng, túp lều là danh từ.
GV: Những từ nào được đi kèm với những từ đó?
HS: ngày( xưa); hai, ông lão đánh cá ( vợ chồng); một, nát trên bờ biển( túp lều)
GV: Những từ đi kèm với danh từ có ý nghĩa ntn?
HS: Những từ đi kèm với danh từ để tạo thành cụm danh từ.
GV: Em hãy so sánh nghĩa của danh từ và cụm danh từ?
HS: Nghĩa của cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn nghĩa của danh từ. Khi số lượng của phụ ngữ đi kèm với danh từ càng tăng, càng phức tạp thì nghĩa của cụm danh từ đó càng đầy đủ hơn. Nhưng hoạt động trong câu của cụm danh từ và danh từ lại giống nhau.
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về cấu tạo cụm danh từ.
HS: đọc ví dụ trong sgk
GV: Em hãy xác định cụm danh từ trong ví dụ?
? Em hãy liệt kê các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau của danh từ. Và sắp xếp chúng thành loại?
GV: kẻ mô hình cụm danh từ lên bảng và cho hs lên thực hiện theo yêu cầu.
GV: Em hãy cho biết cụm danh từ có cấu tạo ntn? 
HS: Cụm danh từ có ba phần:
 Phần trung tâm do danh từ đảm nhiệm.
 Phần phụ trước thường do số từ chỉ số lượng đảm nhiệm.
 Phần phụ sau do các phụ ngữ đảm nhiệm
Hđ3: Thực hiện phần luyện tập
Bài tập1:
- Gv cho hs thực hiện bài tập1 bằng cách làm nhanh và chọn ba bài làm nhanh và đúng nhất để ghi điểm.
- HS thực hiện- gv nhận xét và ghi lên bảng.
Bài tập 2: GV cho hs tự điền vào mô hình cụm danh từ
HS: nhận xét
I. Đặc điểm của cụm danh từ.
1. Ví dụ: sgk
- Ngày xưa.
 DT PN
- hai vợ chồng ông lão đánh cá.
 PN DT PN
- một túp lều nát trên bờ biển.
 PN DT PN PN
2. Kết luận: 
 - Danh từ kết hợp với một số phụ từ khác để tạo thành cụm danh từ.
 - Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn danh từ. Nhưng trong câu cụm danh từ hoạt động giống như danh từ.
II. Cấu tạo cụm danh từ.
1. Ví dụ: sgk
- làng ấy. - năm sau.
 DT Tpt DT Tpt
- ba thúng gạo nếp. - cả làng.
 Tpt DT Tpt Tpt DT
- ba con trâu đực.
 Tpt DT Tpt
- ba con trâu ấy.
 Tpt DT Tpt
- chín con
 Tpt DT
--> Các phụ ngữ đứng trước có hai loại:
 + cả
 + ba, chín
--> Các phụ ngữ đứng sau có hai loại:
 + nếp, đực, sau
 + ấy
 Mô hình cụm danh từ
Phần trước
Phần T T
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
làng
ấy
ba
thúng
gạo
nếp
ba
con 
trâu
đực
ba
con 
trâu
ấy
chín
con 
năm
sau
cả
làng
] Cụm danh từ có cấu tạo ba phần: Phần trước, phần trung tâm và phần sau.
2. Ghi nhớ (sgk tr. 118)
III/ Luyện tập
Bài tập1: Xác định cụm danh từ.
- Một người chồng thật xứng đáng.
- Một lưỡi búa của cha để lại.
- Một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ.
Bài tập 2: Mô hình cụm danh từ.
Phần trước
Phần TT
Phần sau
t 2
t1
T1
T2
s1
s2
một
người
chồng
thật xứng đáng
một
lưỡi
búa
của cha để lại
một
con
yêu tinh
ở trên núi, có nhiều phép lạ
 4. Củng cố: Gv củng cố lại nội dung bài học.
5. Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài Chân- Tay- Tai- Mắt- Miệng:
 + Đọc phân vai
 + Diễn hoạt cảnh
 ------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN: 12	 Ngày dạy: 11/11
TIẾT 45 	CHÂN- TAY- TAI- MẮT- MIỆNG
 (Truyện ngụ ngôn)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs hiểu:
- Nội dung ý nghĩa của truyện chân, tay, tai, mắt, miệng.
- Rèn kỹ năng cảm nhận các vấn đề của văn bản vào thực tế đời sống.
- GDHS tinh thần đoàn kết, biết tôn trọng nhau.
II.Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa cho bài học, sơ đồ bài dạy, bài tập.
HS: Soạn bài, đọc phân vai, đóng hoạt cảnh.
III. Tiến trình các hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi, rút ra bài học cho bản thân?
2. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích, tìm bố cục văn bản.
- GV hướng dẫn hs đọc bài- gv đọc mẫu- gọi hs đọc tiếp đến hết.
HĐ2
? Em hãy chỉ ra các việc làm của các nhân vật trong truyện? Em có nhận xét gì về các việc làm đó?
HS:Chân để đi, Tay để làm, Tai để nghe, Mắt để nhìn, Miệng để nhai. Mỗi nhân vật đều có những việc làm khác nhau.
? Vì sao các nhân vật đó lại so bì với lão Miệng?
? Từ những so bì đó dẫn đến hậu quả gì? vì sao?
HS: Từ việc so bì đó tất cả đề bủn rủn, tê liệt khó hoạt động được. Vì các nhân vật đó cũng được hưởng thành quả một cách gián tiếp qua lão Miệng.
? Về sau các nhân vật ở đây đã có suy nghĩ và việc làm ntn?
HS: trả lời
? Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân nói riêng và mọi người nói chung?
Hđ2: Gv khái quát lại nội dung bài học và cho hs đọc ghi nhớ trong sgk.
Hđ4: Gv hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập trong sgk.
? Thế nào gọi là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học?
- Hs dựa vào kiến thức đã học để trả lời.
I. Đọc – tìm hiểu chung:
1. Đọc, hiểu chú thích
2. Bố cục: 3 phần
II. Đọc - hiểu văn bản
1/ Các nhân vật:
- Chân: đi.
- Tay: làm.
- Tai: nghe.
- Mắt: nhìn.
" Phải làm việc một cách trực tiếp
- Lão Miệng:nhai.
" Được hưởng thụ.
] Tất cả đều so bì với lão Miệng. cuối cùng dẫn đến bủn rủn, tê liệt khó hoạt động được.
2/ Bài học giáo dục
- Cá nhân không thể tồn tại nếu tách rời cộng đồng.
- Mỗi người hãy sống vì nhau.
- Phải tôn trọng công sức của nhau.
II/ Tổng kết: Ghi nhớ: sgk/116.
III/ Luyện tập: 
- Ôn lại khái niệm truyện ngụ ngôn.
- Kể các câu chuyện ngụ ngôn đã học
4. Hướng dẫn học ở nhà: Gv dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài : Ôn tập Tiếng Việt.
 . Hýớng dẫn tìm hiểu chung:
II. Hýớng dẫn đọc – Hiểu văn bản:
1. Đọc: 
2. Bố cục:
3.Tóm tắt:
4. Hýớng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Chân, Tay, Tai, Mắt đã có quyết định như thế nào?Vì sao?
? Hãy kể lại đoạn Chân, Tay, Tai, Mắt đến nhà lão Miệng để thông báo quyết định này?
a. Quyết định của Chân, Tay, Tai, Mắt.
 Không sống chung, không làm cho lão miệng ăn nữa.
> So bì, tị nạnh: 
 Sai lầm, suy nghĩ nông cạn, chýa thấy đýợc sự thống nhất chặt chẽ bên trong. 
. Hậu quả : 
Tất cả cảm thấy mệt mỏi, rã rời, tê liệt.
-> Nếu không đoàn kết, hợp tác thì một tập thể cũng sẽ bị suy yếu.
? Theo em, Chân, Tay, Tai, Mắt ghen tị với lão Miệng có hợp lý không? Vì sao?
Em có nhận xét gì về quyết định của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai?
? Nguyên nhân của trình trạng cả bọn tê liệt, thiếu sức sống đã được bác Tai nhận ra. Hãy tóm tắt lời giải thích của bác Tai về vấn đề này. 
Sau khi lão Miệng được ăn chuyện gì đã xảy ra với cả bọn?
? Lời khuyên của bác Tai đã được cả bọn hưởng ứng như thế nào?
Nguyên nhân của trình trạng cả bọn tê liệt, thiếu sức sống đã được bác Tai nhận ra. Hãy tóm tắt lời giải thích của bác Tai về vấn đề này. 
Hiểu công việc của lão Miệng.
- Nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa cả bọn với lão Miêng.
Từ sự việc trên em hãy rút ra bài học mà tác giả dân gian muốn gửi gắm?
? Qua sự việc này dân gian muốn răn dạy chúng ta điều gì? 
Chuyện gì đã xẩy ra với tất cả, khi chúng quyết định “không làm gì nữa”? 
Khi họ đình công là họ muốn trừng phạt ai? Kết quả là ai bị trừng phạt?
Mục đích là trừng phạt lão Miệng.
 - Kết quả : + Lão Miệng bị trừng phạt. + Những người đình công cũng tự trừng phạt mình. b. Hậu quả : Tất cả cảm thấy mệt mỏi, rã rời, tê liệt.
-> Nếu không đoàn kết, hợp tác thì một tập thể cũng sẽ bị suy yếu.
c. Cách sửa chữa: 
- Lại hòa thuận, vui vẻ như xưa. 
-> Đoàn kết là sức mạnh của mỗi cá nhân và tập thể.
Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng  mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những thành viên, những cá nhân trong tổ chức cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?
1. Nghệ thuật:
- Dùng biện pháp nhân hoá.
- Cách miệu tả đúng, phù hợp với các bộ phận.
2. Nội dung: 
Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải biết nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biêt hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. 
Từ câu chuyện vừa tìm hiểu, em rút ra được bài học gì cho bản thân và tập thể lớp?
_____________________________________________________
Nhận ra sai lầm của mình. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 12.doc