Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 - Buổi 10: Ôn tập Tiếng Việt

Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 - Buổi 10: Ôn tập Tiếng Việt

A - Mục tiêu:

 - Giúp HS củng cố kiến thức về phép so sánh; HS nắm được kháI niệm, cấu tạo của phép so sánh. Biết vận dụng lý thuyết làm bài tập luyện tập.

B - Chuẩn bị:

 - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.

 - HS: Ôn tập, làm bài tập.

C - Nội dung ôn tập:

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 - Buổi 10: Ôn tập Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:6A:
 6B : Buổi 10: Ôn tập tiếng việt
A - Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố kiến thức về phép so sánh; HS nắm được kháI niệm, cấu tạo của phép so sánh. Biết vận dụng lý thuyết làm bài tập luyện tập.
B - Chuẩn bị:
 - GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
 - HS: Ôn tập, làm bài tập.
C - Nội dung ôn tập:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt
? Thế nào là phép so sánh
- GV hướng dẫn HS lưu ý:
? Nêu cấu tạo của so sánh 
GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập.
? Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài ‘ Bài học đường đời đầu tiên”
Tìm so sánh trong bài “ Sông nước Cà Mau”
? Hãy tìm phép so sánh trong câu ca dao sau:
HS lên bảng làm bài tập
GV hướng dẫn HS viết bài sau đó lên trình bày.
GV nhận xét đánh giá cho điểm.
I -Lý thuyết:
1- Khái niệm: ( SGK)
* Chú ý: 
- Bên cạnh về nhận thức, so sánh còn có giá trị tạo sắc thái biểu cảm khác nhau. Cách so sánh nhằm tạo ra cảm xúc cụ thể, sinh động, tạo tính hình tượng gọi là so sánh tu từ. 
2- Cấu tạo của phép so sánh:
- Cấu tạo đầy đủ của so sánh gồm 4 yếu tố ( SGK).
 Tuy nhiên khi sử dụng có thể vắng mặt 1 yếu tố nào đó.
Ví dụ:
 -Trẻ em như búp trên cành( Vắng mặt phương diện so sánh- gọi là so sánh chìm- làm cho người đọc có khả năng liên tưởng ở nhiều phương diện: tươi non đầy sức sống, chứa chan, hy vọng.)
 - Bác ngồi đó lớn mênh mông
Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non.
 ( Vắng mặt từ so sánh)
 - Gái thương chồng đương đông buổi chợ
 Trai thương vợ nắng quái chiều hôm
 ( Vắng mặt cả phương diện so sánh và từ so sánh)
* Chú ý:
1- Trong so sánh vế B thường coi là chuẩnúo sánh. Bình thường ta nói: Con thông minh như bố mà không nói: Bố thông minh như con là vì vế B ( Bố ) được coi là vế chuẩn so sánh đã được công nhận từ trước.
2- Trong so sánh, có trường hợp vế B ( chuẩn so sánh ) dược nêu cụ thể, đủ rõ, để người đọc nhận ra. Song nhiều trường hợp, để đảm bảo tính ngắn gọn, vế B được đưa ra không đầy đủ buộc người đọc phải suy luận mới hiểu được.
- Ví dụ: Dai như đỉa.
A- là tính chất dai
B - Đỉa
* Có những trường hợp chuẩn so sánh ở vế B có tính chất mơ hồ không cụ thể .
- Ví dụ: - Trong như tiếng hạc bay qua
 - Tiếng hát trong như suối ngọc tuyền
 Êm như hơi gió thoảng cung tên.
Vế B trong các so sánh trên là những sự việc, sự vật mà ta có thể 1 lần được chứng kiến và ngay tác giả cũng vậy. Song những so sánh như vậy vẫn gợi cảm đầy ấ tượng.
II- Luyện tập:
Bài 3( SGK):
Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài:” Bài học đường đời đầu tiên”
+ Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
+ Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
+ Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả sườn như người cởi trần mặc áo gi nê.
+ Đến khi định thần lại,chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.
+ Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất.
Bài: Sông nước Cà Mau.
+ Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau ...chi chít như mạng nhện.
+ ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt...như những đám mây nhỏ.
+ Cá nước bơi hàng đàn đen trũi...như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
+ Trông hai bên bờ, rừng đước...như hai dãy trường thành vô tận.
+ Những ngôi nhà bè như những khu phố nổi.
Bài 2:
 Qua cầu ngả nón trông cầu
Câù bao nhiêu nhịp em sầu bấy nhiêu
 Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
=> So sánh qua từ bao nhiêu, bấy nhiêu
 ( Câu 2 và câu 4)
Bài 3: Hãy tìm 5 thành ngữ so sánh và đặt câu với chúng.
+ Mẫu: Nóng như trương phi.
Bài 4: Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng phép so sánh để miêu tả Dế Mèn.
* Củng cố: GV khái quát nội dung ôn tập.
* HDVN: - Học và các bài tập còn lại.
 - Tự viết văn miêu tả có sử dụng phép so sánh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGADT - BUOI 10.doc