Tiết 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A. Mục tiêu cần đạt :
- HS thấy được vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu Bác, HS có ý thức học tập, tu dưỡng theo gương Bác.
B. Chuẩn bị
HS soạn bài, sưu tầm những tư liệu về cuộc đời Bác.
GV bài dạy, những mẩu chuyện về Bác.
C. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp : 9A .9B
2. Kiểm tra : Sách vở, bài soạn của HS
3. Giới thiệu : Hồ Chí Minh - tên Người là cả một bài ca, Người là sự kết tinh những giá trị tinh thần của ND ta suốt 4000 năm lịch sử ; Ở Người truyền thống DT được kết hợp hài hoà với tinh hoa văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá là nét nổi bật trong p/cách Hồ Chí Minh.
Ngày giảng: Tiết 1: Phong cách Hồ Chí Minh A. Mục tiêu cần đạt : - HS thấy được vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. - Từ lòng kính yêu Bác, HS có ý thức học tập, tu dưỡng theo gương Bác. B. Chuẩn bị HS soạn bài, sưu tầm những tư liệu về cuộc đời Bác. GV bài dạy, những mẩu chuyện về Bác. C. Tiến trình các hoạt động dạy và học 1. ổn định lớp : 9A .9B 2. Kiểm tra : Sách vở, bài soạn của HS 3. Giới thiệu : Hồ Chí Minh - tên Người là cả một bài ca, Người là sự kết tinh những giá trị tinh thần của ND ta suốt 4000 năm lịch sử ; ở Người truyền thống DT được kết hợp hài hoà với tinh hoa văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá là nét nổi bật trong p/cách Hồ Chí Minh. Hoạt động của GV - Học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc VB (VB thuyết minh kết hợp lập luận đọc khúc chiết, mạch lạc. ) HS đọc VB. HS tìm hiểu chú thích SGK Hoạt động 2 VB thuộc loại VB nào? đề cập đến vấn đề gì? HS suy nghĩ độc lập dựa vào VB VB có thể chia làm mấy phần? ND chính của từng phần? * Phần 1 : Từ đầu à rất hiện đại : HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại * Phần 2 còn lại : Những nét đẹp trong phong cách HCM. HS đọc phần 1 ? Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào ? - Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước 1911, Người ra nước ngoài. Bác đã trải hơn 10 năm lao động cực nhọc, đói rét, làm phụ bếp, quét tuyết, đốt than, làm thợ ảnh miễn sao sống được để làm CM. Người đã sang Pháp vòng quanh châu Phi, sang Anh, châu Mỹ, nhiều nước châu Âu ? Vốn trí thức văn hoá nhân loại của HCM sâu rộng ntn? Người đã làm ntn để có được vốn trí thức sâu rộng ấy? HS thảo luận nhóm và trả lời - Chìa khoá để mở ra tri thức văn hoá nhân loại đó là sự học hỏi. + Lấy d/chứng : Bác học, vĩ nhân... Thuế máu, N~ trò lố..., Nhật ký trong tù. ? HCM đã tiếp nhận nguồn tri thức văn hoá nhân loại ntn ? - Tiếp thu có chọn lọc, k0 thụ động, k0 làm mất đi vẻ đẹp truyền thống DTộc. Qua những vấn đề đã trình bày, theo em điều kỳ lạ nhất để tạo nên p/cách HCM đó là gì ? HS thảo luận - Cốt lõi p/c HCM là vẻ đẹp văn hoá là sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn tinh hoa VH DTộc với VH thế giới. I.Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc : 2. Chú thích II. Đọc và tìm hiểu van ban : 1. Kiểu văn bản và pt biểu đạt : NL 2. Bố cục : 2 phần 3 . Phân tích a . HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. - Trong cuộc đời hoạt động CM đầy truân chuyên, Người tiếp xúc với văn hoa nhiều nước. + Ghé lại nhiều hải cảng + Thăm các nước á Phi + Sống dài ngày ở Anh, Pháp. * Bác nói viết thạo nhiều thứ tiếng - Am hiểu nhiều về các dân tộc và ND thế giới, VH thế giới sâu sắc * Làm nhiều nghề, đến đâu cũng học hỏi, tìm hiểu uyên thâm - Tiếp thu cái hay cái đẹp, phê phán những tiêu cực của CN tư bản. - Trên nền tảng VH dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. - ảnh hưởng quốc tế nhân văn văn hoá DT à con người HCM (rất bình dị rất VN, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại). 4. Củng cố : Nhắc lại một số kiến thức ? Hãy cho biết phần 1 VB nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp CM của HCT ? ( Thời kỳ Bác hoạt động ở nước ngoài ) 5. Hướng dẫn : Về tìm hiểu tiểp phần 2 Ngày giảng: Tiết 2: Phong cách Hồ Chí Minh A. Mục tiêu cần đạt : Như tiết 1 Thực hiện nhưng yêu cầu còn lại B . Chuẩn bị : SGK- SGV Thiết kế bài soạn C. Tiến trình các hoạt động dạy và học 1. Tổ chức :9A ..9B.. 2. Kiễm tra : Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào ? 3.Bài mới : Hoạt động 1 HS đọc tiếp phần 2. ? Phần 2, VB nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp CM của Bác ? ( Khi Người đã là vị chủ tịch nước. ) GV : Nói đến p/c là nói đến nét riêng vẻ riêng có tính nhất quán trong lối sống trong cách làm việc của con người. Với HCM thì sao ? HS đọc thầm P2 ? Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện qua những phương diện nào ? Nơi ở, làm việc Trang phục ăn uống Nơi ở làm việc của Bác được giới thiệu ntn ? Nó có đúng với những gì em cảm nhận được khi xem phóng sự hay đọc những mẩu chuyện về Bác hoặc quan sát được khi đến thăm nhà Bác ? HS thảo luận - Nơi ở như căn nhà của bất kỳ người dân bình thường nào, cạnh ao như cảnh quê... ? Trang phục của Bác được gthiệu ntn, cảm nhận của em ? ( bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. ) GV : áo trấn thủ, dép lốp là trang phục của bộ đội những ngày đầu KCCP. Đôi dép ra đời 1947 được chế tạo từ 1 chiếc lốp xe ô tô quân sự của Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Khi hành quân, lúc tiếp khách trong nước, khách quốc tế Bác vẫn đi đôi dép ấy gần 20 năm. Cũng đôi ba lần các đ/c cảnh vệ “xin” Bác đổi dép n0 Bác bảo vẫn còn đi được. Mua đôi dép ≠ chẳng đáng là bao n0 khi chưa cần thiết cũng k0 nên, ta phải tiết kiệm vì đất nước còn nghèo, quả đúng như 1 nhà thơ đã ca ngợi : Vẫn đôi dép cũ mòn quai gót Bác vẫn thường đi giữa thế gian. ? ăn uống của Bác được giới thiệu ra sao ? Bữa ăn bình thường ở gia đình em có những món đó k0 ? ( HS trao đổi – thảo luận ) * GV : ở Việt Bắc mỗi chiến sĩ một bữa được 1 bát cơm lưng lửng còn toàn ngô, khoai, sắn. Bác yếu n0 cũng chỉ ăn như anh em trừ có thêm một bát nước cơm bồi dưỡng. ? Qua những điều tìm hiểu em có cảm nhận gì về lối sống của Bác ? ( So sánh với các vị nguyên thủ quốc gia cùng thời kỳ ? ) Nơi ở sang trọng bề thế Trang phục đắt tiền ăn uống cao sang. Đức tính giản dị của Bác – ? Với cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, HCM có q\ hưởng chế độ đãi ngộ đặc biệt k0? ? Từ lối sống của HCM tác giả đã liên tưởng đến cách sống của ai trong ls DT ? ( Ng~ Trãi, Ng~ Bỉnh Khiêm ) - Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao NBK - Côn sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm NT ? Điểm giống và khác nhau giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết xưa ? HS suy nghĩ – trao đổi - Điểm giống : giản dị _ thanh cao - Khác : Cs NT – NBK là những nhà nho tiết tháo khi XH rối ren gian tà ngang ngược, từ bỏ công danh phú quí lánh đục về trong lánh đời, ẩn dật, giữ cho tâm hồn an nhiên tự tại... HCM chiến sĩ c/sản sống gần gũi như quần chúng đồng cam cộng khổ với ND làm CM. ? Đây có phải là lối sống khắc khổ đầy đoạ mình hay thần thánh hoá ≠ với đời ? * GV : HCM đã từng đi nhiều nơi, đến nhiều nước, tiếp thu tinh hoa của văn hoá thế giới song vẫn giữ lại cho mình một cs giản dị, tự nhiên không fô trg đó là lối sống của người dân VN ( nơi chốn quê hương ) đậm chất á Đông ? Tác giả đã so sánh HCM với những vị hiền triết như NT – NBK nhằm mục đích gi ? HS suy nghĩ – phát biểu ? Cảm nhận của em về những đặc điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong p/c HCM. HS phát biểu GV chốt lại phần ghi nhớ Hoạt động 2 ? Để làm nổi bật những nét đẹp trong p/c HCM tác giả đã sử dụng những biện pháp NT gì ? HS trao đổi nhóm ? VB nhật dụng trên có gì giống và ≠ với VB nhật dụng em đã học. GV : Một vấn đề đặt ra hội nhập và giữ gìn bản sắc DTộc “hoà nhập n0 k0 hoà tan”. Ngoài ra ND VB còn có ý nghĩa giúp ta nhận thức vẻ đẹp trong p/c của Bác học tập và rèn luyện theo p/c cao đẹp của Người. GV : Các em được sinh ra và lớn lên trong ĐK vô cùng thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn đầy nguy cơ thách thức ( xét phương diện vật chất ) ? Các em hãy bày tỏ những thuận lợi và nguy cơ theo nhận thức của em ? Được tiếp xúc với nhiều nền VH nhiều luồng VH giao lưu mở rộng với quốc tế. Điều kiện v/chất đầy đủ, có luồng v/h tích cực – n0 cũng có luồng V/H đồi bại. Vấn đề đặt ra là hội nhập mà vẫn giữ được bản sắc VH Dân tộc. ? Từ tấm gương Bác Hồ em có suy nghĩ gì để đáp ứng với tình hình thực tại và tg lai ? ? Nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có VH và phi VH ? ( ăn mặc, đầu tóc, nói năng...) II Tìm hiểu văn bản ( Tiêp ) 3. Phân tích b. Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh - Nơi ở làm việc – nhà sàn nhỏ bằng gỗ, cạnh ao – chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc mộc mạc đơn sơ - Trang phục giản dị - ăn uống đạm bạc : cá kho rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa... món ăn dân tộc à Lối sống giản dị, đạm bạc vô cùng thanh cao ( Phạm Văn Đồng ) - Bác được hưởng chế độ đặc biệt n0 Bác đã tự nguyện chọn cho mình một lối sống vô cùng giản dị. - Sống thành cao, sống có văn hoá đậm chất á đông với quan niệm thẩm mĩ, cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. =› Khẳng định tính DT trong truyền thống trong lối sống của Bác. III Tổng kết 1.Nội dung: (Ghi nhớ) 2. Nghệ thuật - Giới thiệu, trình bày, kể kết hợp với lập luận - Ngôn từ, NT đối lập =› VB thuyết minh mang tính cập nhật giàu chất văn - VB mang tính thời sự trong xu thế hội nhập KT – VH nước ta với cộng đồng thế giới VD : VN gia nhập APTH ( Thị trường chung đông nam á) và WTO ( Tổ chức thương mại thế giới ) 3.ý nghĩa : * ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện theo p/c HCM - Sống và làm việc học tập theo gương Bác - Tự tu dưỡng rèn luyện lối sống có VH 4. Củng cố Nhắc lại nội dung và nghệ thuật 5. Hướng dẫn về nhà Về nhà soạn Các phương châm hội thoại Ngày giảng: tiết 3 : Các phương châm hội thoại A. Mục tiêu - HS nắm được các phương châm về lượng về chất - Biết vận dụng những p/c này trong giao tiếp B. Chuẩn bị Bảng phụ Giáo án – SGK – SGV - SBT C. Tiến trình các hoạt động dạy và học 1. ổn định : 9A: 9B: 2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới : Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ, nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng, NP, giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những qui định đó được thể hiện qua các p/c hội thoại. Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cần đạt Hoạt Động 1 HS đọc lời thoại ? Trong lời thoại 2 của Ba có mang đầy đủ những nội dung An cần biết k0 ? Tại sao ? - Thông tin mà An cần biết là địa điểm học bơi. Song Ba lại trả lời “ dưới nước”. “Bơi” đương nhiên là di chuyển dưới nước bằng cử động của cơ thể. Vì vậy Ba trả lời dưới nước là k0 đáp ứng được thông tin An cần biết. ? Từ bt trên ta thấy khi hội thoại cần chú ý điều gì ? =› Phải nói đúng nội dung cần giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà gt đòi hỏi. HS đọc câu chuyện “ Lợn cưới áo mới” ? Vì sao truyện gây cười ? Lẽ ra 2 anh phải hỏi và trả lời ntn để người nghe đủ biết. - Chỉ cần hỏi : Bác có thấy con lơn nào chạy qua đây không? - Trả lời : Nãy giờ tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua dây cả. ? Như vậy khi giao tiếp cần tuân thủ điều gì? ? Như vậy việc trả lời ít hơn, nhiều hơn những gì cần nói đều có được không? Việc đảm bảo lượng th ... ng phú cho VH viết khai thác và phát triển. - Thể loại: vè, chèo, tuồng, truyện, thơ 2. VH viết - Văn học chữ Hán: xuất hiện từ buổi đầu của VH viết và tồn tại, phát triển trong suốt thời kì VH trung đại (Từ thế kỷ X - XIX) còn 1 số TP ở thế kỷ XX. ảnh hưởng của VH Trung Hoa nhưng vẫn mang t2, tinh thần dt - Văn học chữ Nôm: Xuất hiện thế kỷ XIII nhưng tác phẩm cổ điển nhất còn lại đến nay là Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trãi. Tồn tại song song với VH chữ Hán, đặc biệt phát triển mạnh ở thế kỷ 18 - 19 đỉnh cao truyện Kiều thơ HXH. - VH chữ Quốc ngữ: xuất hiện thế kỷ 17. Cuối thế kỷ 19 được dùng để sáng tác VH. Từ đầu thế kỷ 20 chữ Quốc ngữ được dùng rộng rãi và trở thành văn tự duy nhất của nước ta dùng sáng tác VH II. Tiến trình lịch sử VHVN Trải qua 3 thời kỳ lớn 1. Từ thế kỷ X đến hết XIX - VH trung đại phát triển trong hoàn cảnh: XH Phong kiến - một Quốc gia PK độc lập chống lại nhiều cuộc xâm lược và ách đô hộ của PK phương Bắc. - Có nhiều đặc điểm chung về tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ hệ thống thể loại, ngôn ngữ. - Có nhiều thành tựu kết tinh ở những tác giả lớn, xuất sắc 2. Từ đầu thế kỷ XX - 1945. - VH chuyển sang thời kỳ hiện đại - H/c: Cuộc xl của Thực dân Pháp - Đặc điểm: VH phát triển theo hướng hiện đại hoá, có sự biến đổi toàn diện và mau chóng - Thành tựu: giai đoạn 1980 - 1945 (thơ - văn xuôi) 3. Từ sau CMT 8 - nay: Chia 2 giai đoạn: a, Giai đoạn 1945 - 1975: - H/c: 2 cuộc kháng chiến vĩ đại - Đặc điểm: VH phục vụ k/c nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng nhân ái, đức hy sinh - Thành tựu: VH sáng tạo những h/a cao đẹp về đ/n con người VN thuộc nhiều thế hệ trong 2 cuộc kháng chiến, trong lao động XD b, Giai đoạn 1975- nay VH bước vào thời kỳ đổi mới, mở rộng phạm vi tiếp cận đời sống một cách toàn diện, khám phá con người ở nhiều mặt, hướng tới sự thức tỉnh cá nhân và tinh thần dân chủ III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của VHVN 1. Về ND tư tưởng - Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng - Tinh thần nhân đạo - Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan 2. Về quy mô và phạm vi kết tinh nghệ thuật - Kết tinh ở các TP có quy mô ko lớn - Chú trọng sự tinh tế mà dung dị, có vẻ đẹp hài hoà. IV. Luyện tập Bài 1,2 ,3 B. Sơ lược về một số thể loại VH I. Một số thể loại VH dân gian - Cổ tích - Truyền thuyết - Ngụ ngôn - Ca dao - Tục ngữ II. Một số thể loại VH trung đại * Thơ: -Thất ngôn bát cú, - Thất ngôn tứ tuyệt * Văn xuôi: Truyền kì Biền ngẫu II. Một số thể loại VH hiện đại - Thơ: tự do --Văn xuôi C. Luyện tập Bài tập SGK T 200 – 201 Củng cố: Đọc lại phàn ghi nhớ HDHB: Làm các bài tập còn lại S: 02/5/2010 G: / 5 /2010 Tiết 169 - 170. Kiểm tra tổng hợp cuối năm A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hoch sinh: - Đánh giá được các nội dung cơ bản của cả 3 phần trong SGK Ngữ văn 9 chủ yếu là tập II - Biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. - Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống kiến thức. B. Chuẩn bị: - GV: hướng dẫn học sinh ôn tập tốt _ HS: : ôn tập tốt C. Tiến trình giờ dạy Tổ chức: 9C 9A Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh Bài mới: Kiểm tra theo đề chung của Sở giáo dục Củng cố: Thu bài HDHB: Chuẩn bị bài Thư, điện S: 02/5/2010 G: / 5 /2010 Tiết 171. Thư , điện A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: trình bày được mục đích tình huống và cách viết thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi Viết được thư điện chúc mừng và thăm hỏi B.Chuẩn bị: SGK,SGV, bài soạn Một số bức thư, điện C. Tiến trình giờ dạy Tổ chức: 9A 9C Kiểm tra: Bài mới: Hoạt động 1 HS đọc 4 trường hợp GV nêu các câu hỏi a, b, c Hs thảo luận trao đổi - trả lời Hoạt động 2 HS đọc thầm 3 bức điện trong SGK và lần lượt trả lời 4 câu hỏi tiếp đó HS tập diễn đạt HS thảo luận nhóm rút ra cách viết thư điện theo 2 mục đích khác nhau Hoạt động 3 Hoạt động 4 I. Những trường hợp cần viết thư điện chúc mừng và hỏi thăm 1. Ví dụ :a, b, c, d 2. Nhận xét a, Những trường hợp cần giữ - Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau - Có những khó khăn trở ngại nào đó khiến người viết ko thể đến nơi trực tiếp. b, Có 2 loại: - Thăm hỏi: chia vui - Thăm hỏi: chia buồn c, Mục đích: - Chia vui: biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người nhận - Chia buồn: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những khó khăn. II. Cách viết thư điện 1.Bài tập a.Thư điện chúc mừng b.Thư điện thăm hỏi c. Nội dung: - Lý do gửi thư điện - Bộc lộ suy nghĩ cảm xúc đối với tin vui hoặc nỗi bất hạnh, điều ko mong muốn của người nhận điện - Lời chúc mừng, mong muốn - Lời thăm hỏi, chia buồn 2. Kết luận * Ghi nhớ :SGK tr 204 Củng cố -Những trường hợp cần viết thư điên chúc mừng và thăm hỏi? - Nội dung thư điện chúc mừng và thăm hỏi? HDHB -Chuẩn bị phần luyện tập S: 02/5/2010 G: / 5 /2010 Tiết 172. Thư , điện A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: -trình bày được mục đích tình huống và cách viết thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi -Viết được thư điện chúc mừng và thăm hỏi -Luyện tập viết thư điện B.Chuẩn bị: SGK,SGV, bài soạn Một số bức thư, điện C. Tiến trình giờ dạy Tổ chức: 9A: /41 9C: /43 Kiểm tra: -Những trường hợp cần viết thư, điện chúc mừng, thăm hỏi ? - Nội dung thư, điện chúc mừng, thăm hỏi ? Bài mới: Hoạt động 1 HS kẻ lại mẫu bức thư Điền những thông tin cần thiết vào mẫu GV chia lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm hoàn chỉnh một bức điện -Học sinh lên bảng làm bài tập Hoạt động 2 Hoạt động 3 III. Luyện tập Bài 1 : Điền vào mẫu Bài 2 : Chọn các tình huống a, Chúc mừng b, Chúc mừng c, Thăm hỏi d, Thăm hỏi e, Thăm chúc mừng Bài 3 : -HS tự xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện Củng cố -Những trường hợp cần viết thư điên chúc mừng và thăm hỏi? - Nội dung thư điện chúc mừng và thăm hỏi? HDHB -Ôn tập cách viết các loại văn bản hành chính S: 02/5/2010 G: / 5 /2010 Tiết 173: Trả bài kiểm tra văn A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : -củng cố khả năng ghi nhớ tổng hợp kiến thức, khả năng chuyển hoá, vận dụng kiến thức - Rèn kỹ năng tự nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh bài viết - Tích hợp toàn diện trong các bài tự luận B. Chuẩn bị: - Các tư liệu dẫn chứng trong bài làm của HS - Định hướng những bài làm thành công, những hạn chế cơ bản của HS C.Tiến trình các hoạt động Tổ chức: 9C 9A Kiểm tra: Không Bài mới: Hoạt động 1 GV trả bài nêu nhận xét về bài làm của HS Hoạt động 2 Hoạt động 3 GV công bố kết quả Tuyên dương các bài xuất sắc Hoạt động 4 HS đổi bài và tự sửa lỗi về bài làm của mình, của bạn. Hoạt động 5 Hoạt động 6 I.Trả bài và chữa bài 1. Trả bài 2. Chữa bài -Theo đáp án tiết 155 II. Nhận xét bài làm Phần trắc nghiệm: tốt Phần tự luận: Câu 1: Làm tốt Câu 2: -Bố cục đủ 3 phần - Nội dung : trình bày được những cảm nhận của bản thân về nhân vật Một số bài viết có cảm xúc. Tồn tại - Một số sa đà vào nghệ thuật miêu tả tâm lý NV Phương Định. - Có những trường hợp đi vào kể -It d/c, ít lời bình sáng tạo III. Kết quả 9A: Dưới 5 : 4 9C: dưới 5: 2 -5< 6,5 : 11 -5<6,5: 6 - 6,5<8 : 16 -6,5<8:12 - 9-10 : 8 - 9-10 :21 IV Sửa lỗi -Chính tả - dùng từ - Diễn đạt Củng cố - Đọc bài hay - Lấy điểm vào sổ HDHB Ôn tập đế chuẩn bị thi vào THPT S: 02/5/2010 G: / 5 /2010 Tiết 174: Trả bài kiểm tra tiếng việt A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS : -củng cố khả năng ghi nhớ tổng hợp kiến thức, khả năng chuyển hoá, vận dụng kiến thức - Rèn kỹ năng tự nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh bài viết - Tích hợp toàn diện trong các bài tự luận B. Chuẩn bị: - Các tư liệu dẫn chứng trong bài làm của HS - Định hướng những bài làm thành công, những hạn chế cơ bản của HS C.Tiến trình các hoạt động Tổ chức: 9A 9C Kiểm tra: Không Bài mới: Hoạt động 1 GV trả bài và chữa bài Hoạt động 2 Hoạt động 3 GV công bố kết quả Tuyên dương các bài xuất sắc Hoạt động 4 GV công bố nhận xét chung về bài làm Hoạt động 5 Hoạt động 6 I.Trả bài và chữa bài 1. Trả bài 2. Chữa bài - Theo đáp án tiết 157 II. Nhận xét bài làm Phần trắc nghiệm: tốt Phần tự luận: Câu 1: -Nắm được kiến thứ về các kiểu câu và các thành phần biệt lập Câu 2 -Viết được đoạn văn - Diễn đạt tương đối lưu loát - Chí ra được khởi ngữ và các thành phần biệt lập Tồn tại - Lớp 9C sai nhiều câu 4 - Một số chưa chỉ ra khởi ngữ và TPTT III. Kết quả 9A: 9C: - 6,5<9 : 4 -6,5<9: 7 - 9-10 : 37 - 9-10 : 36 IV Sửa lỗi HS đổi bài và tự sửa lỗi về bài làm của mình, của bạn. Củng cố - Đọc bài hay - Lấy điểm vào sổ HDHB -Về nhà tự ôn tập S: 09/5/2010 G: /5/2010 Tiết 175: trả bài kiểm tra tổng hợp A.Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: Nhận ra những ưu, nhược điểm của mình về nội dung và hình thức trình bày Củng cố kĩ năng làm bài, khắc phục được những nhược điểm khi làm bài nghị luận văn học GD ý thức học tập để chuẩn bị thi vào THPT B. Chuẩn bị: - Các tư liệu dẫn chứng trong bài làm của HS - Định hướng những bài làm thành công, những hạn chế cơ bản của HS C.Tiến trình các hoạt động Tổ chức: 9A: /41 9C: /43 Kiểm tra: Không Bài mới: Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động3 Hoạt động4 Hoạt động5 I.Đề bài Học sinh sử dụng đề bài in sẵn đã phát II.Chữa bài Phần I: Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 Đáp án B B D A Phần tự luận Câu 1: a.4 dòng thơ tiếp theo Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ đâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. b.Nội dung nghệ thuật bài thơ -Nội dung:( theo ghi nhớ chấm một SGK tr 58) -Nghệ thuật: :( theo ghi nhớ chấm hai SGK tr 58) Câu 2: a.Mở bài -KháI quát về tác giả, tác phẩm - Giớ thiệu kháI quát về nhân vật Phương Định: Tươi tre, hồn nhiên, mơ mộng, dũng cảm, không sợ khó khăn gian khố, thắm tình đồng đội b.Thân bài -Nêu qua về hoàn cảnh sống, chiến đấu của 3 cô gái->nổi bật nhân vật P.Định -Vẻ đẹp của Phương Định + Có một thời học trò với những kỷ niệm + Hồn nhiên mơ mộng thích hát + Kín đáo và biết tự đánh giá vè mình + Có tinh thần đồng đội + Dũng cảm, bình tĩnh và tự trọng (thể hiện qua lần phá bom) -Đánh giá +Chọn ngôi kể thích hợp->tạo đ/kiện thuận lợi cho việc thể hiện nội tâm +P.Định cùng các cô gái là tiêu biểu thế hệ trẻ VN, Phụ nữ VN thời chống Mĩ c.Kết bài - Đánh giá khái quất chung về nhân vật -Liên hệ với thế hệ trẻ III.Kết quả Điểm Dưới5 5-6,5 6,75<8 8-10 9A 1 11 21 8 9C 1 14 15 13 Củng cố Nhận xét giờ học HDHB Tự ôn tập
Tài liệu đính kèm: