Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết dạy 67: Mẹ hiền dạy con

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết dạy 67: Mẹ hiền dạy con

MẸ HIỀN DẠY CON

( ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC và TỬ AN TRẦN LÊ NHÂN biên dịch)

1. Mục tiêu: Giúp HS:

a. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử .

- Những sự việc chính trong truyện .

- Ý nghĩa của truyện .

- Cách viết truyện gần với viết kí (ghi chép sự việc), viết sử (ghi chép chuyện thật) ở thời trung đại .

b. Kĩ năng:

 - Đọc-hiểu văn bản truyện trung đại “Mẹ hiền dạy con” .

 - Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện .

 - Kể lại được truyện .

c. Thái độ:

Giáo dục học sinh:

+ Kĩ năng sống:

 - Tự nhận thức giá trị, tình yêu thương và phương thức giáo dục con cái trong cuộc sống.

 - Đảm nhận trách nhiệm đối với người khác.

+ GDBVM – Liên hệ ảnh hưởng của môi trường đối với việc giáo dục.

2. Chuẩn bị:

 Giáo viên: Giấy Ao.

 Học sinh: Đọc, tìm hiểu văn bản, bảng nhóm, bút lông.

3. Phương pháp :

Nêu vấn đề, vấn đáp gợi tìm, định hướng giao tiếp, thực hành theo mẫu, hợp tác.

 

doc 5 trang Người đăng thu10 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết dạy 67: Mẹ hiền dạy con", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 67 
Ngày dạy:
MẸ HIỀN DẠY CON
( ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC và TỬ AN TRẦN LÊ NHÂN biên dịch)
1. Mục tiêu: Giúp HS: 
a. Kiến thức:
	Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử .
Những sự việc chính trong truyện .
Ý nghĩa của truyện .
Cách viết truyện gần với viết kí (ghi chép sự việc), viết sử (ghi chép chuyện thật) ở thời trung đại .
b. Kĩ năng:
	- Đọc-hiểu văn bản truyện trung đại “Mẹ hiền dạy con” .
 - Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện .
 - Kể lại được truyện .
c. Thái độ:
Giáo dục học sinh: 
+ Kĩ năng sống: 
 - Tự nhận thức giá trị, tình yêu thương và phương thức giáo dục con cái trong cuộc sống.
 - Đảm nhận trách nhiệm đối với người khác.
+ GDBVM – Liên hệ ảnh hưởng của môi trường đối với việc giáo dục.
2. Chuẩn bị: 
 	Giáo viên: Giấy Ao. 
 Học sinh: Đọc, tìm hiểu văn bản, bảng nhóm, bút lông.
3. Phương pháp : 
Nêu vấn đề, vấn đáp gợi tìm, định hướng giao tiếp, thực hành theo mẫu, hợp tác. 
4. Tiến trình lên lớp: 
4.1. Ổn định tổ chức:
4.2. KTBC: 
Hãy đánh dấu (X) vào trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Truyện “ Con hổ có nghĩa” nhằm mục đích gì?
Đề cao tình cảm thủy chung giữa con người với nhau.
Đề cao tình cảm giữa loài vật với con người.
Đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trân trọng cái nghĩa.
Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật.
Câu 2: Chuyện con hổ thứ hai so với truyện con hổ thứ nhất có thêm ý nghĩa gì?
a. đền ơn ngay người đã giúp mình.
b. Đền ơn khi ân nhân còn sống.
c. Đền ơn trong nhiều năm.
d. Đền ơn mãi, ngay cả khi ân nhân đã chết.
Em rút ra bài học gì từ câu chuyện con hổ có nghĩa? Từ đó em hãy cho biết câu chuyện đề cao vấn đề gì? (6 đ).
-Lòng nhân ái( yêu thương loài vật, ngưòi thân)
-Tình cảm thủy chung có trước có sau
-Ân nghĩa biết ăn ở tốt với người giúp đỡ mình.
Truyện đề cao giá trị làm người: con vật còn có nghĩa huống chi là con người.
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. (2đ).
4.3. Giảng bài mới.
 Là người mẹ ai chẳng có lòng thương con, mong muốn con nên người, nhưng khó hơn nhiều là biết cách dạy con, giáo dục con sao cho có hiệu quả. Đó là chủ đề của bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đọc – Tìm hiểu chú thích.
Đọc to. rõ ràng, chú ý nhấn giọng bà mẹ khi nói với mình, khi nói với con.
- Gọi 1-2 HS tóm tắt
Hiểu thế nào về người được gọi là liệt nữ?
Liệt Nữ: người đàn bà có tiết nghĩa hoặc có khí phách anh hùng.
Văn bản thuộc thể loại nào?
Chuyện tưởng tượng 
Truyện kể theo mạch nào? 
Thời gian
 Truyện có mấy sự việc chính?
- Gv treo bảng tóm tắt đã chuẩn bị
- Yêu cầu HS tóm tắt nội dung 5 sự việc dạy con của mẹ thầy Mạnh Tử rồi điền đúng vị trí như trong bảng .
Sự việc
Con
Mẹ
Bắt chước: đào, chôn, lăn, khóc
Dọn nhà ra chợ 
Bắt chước: Nô nghịch cách buôn bán điên đảo 
Dọn nhà đến cạnh trường học 
Học tập lễ phép .
Chỗ ở được 
Hỏi mẹ về việc hàng xóm giết lợn 
Hối hận, mua thịt lợn về cho con ăn -> chữ tín 
Bỏ học 
Cắt đứt tấm vải đang dệt để dạy con 
Hoạt động 2
Hai lần bà mẹ quyết định dời nhà đến nơi khác là những lần nào?
Tại sao hai lần dời nhà đó người mẹ thầy Mạnh Tử đều nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”?
Tại sao khi dọn nhà đến gần trường học người mẹ ấy lại vui lòng nói: “ Chỗ này là chỗ con ta ở được đấy”?
Tóm lại, ba sự việc đầu muốn nói lên cách dạy con như thế nào của bà mẹ thầy Mạnh Tử ?
Hiểu tính cách của con( Hiếu động, bắt chước giỏi)à dời nhà định cư chỗ khác.
GV yêu cầu HS thử tìm 1 số câu tục ngữ nói về sự ảnh hưởng của môi trường đến nhân cách con người.(Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng – Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài - .)
Điều đó có nghĩa môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến tính cách con người. Sống trong môi trường xấu, ta dễ bị lây cái xấu. ở giữa môi trường tốt, ta sẽ tiếp thu cái tốt. Nhất là trẻ con, lứa tuổi dễ bắt chước, dễ tiếp thu những gì diễn ra xung quanh thì lựa chọn một môi trường sống tốt là một điều rất quan trọng. Trở lại với cách giáo dục con của mẹ Mạnh Tử, ta thấy bà mẹ không chỉ là người hiểu con, yêu con mà còn rất biết cách dạy con. Bà muốn tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp để đứa trẻ có thể tiếp thu những mặt tích cực, những yếu tố lành mạnh của môi trường để tự nhiên phát triển và trưởng thành.
Lần thứ tư bà mẹ thầy Mạnh Tử đã làm điều gì không phải?
Nói dối Mạnh Tử.
Tại sao sau khi nói đùa, người mẹ lại đi mua thịt cho con ăn?
“Con thơ trẻ.. ta nói dối nó... hóa ra dạy nó nói dối hay sao...”
Bà sửa sai lầm bằng cách nào?
Mua thịt cho con ăn
Qua sự việc thứ 4 cho thấy bà mẹ muốn dạy con tính cách gì trong cuộc sống ?
Bà mẹ muốn thể hiện chữ “tín” đối với con cái.
Sự việc gì xảy ra trong lần cuối?
Mạnh Tử bỏ học về nhà.
Thấy con như vậy, bà mẹ đã làm gì ?
Dùng dao cắt đứt tấm vải đang dệt.
Em nhận thấy thái độ của bà mẹ như thế nào?
Rất kiên quyết, nghiêm khắc. 
Cách dạy con như vậy có tác động như thế nào đến Mạnh Tử ?
Biết vâng lời mẹ, học tập chuyên cần. 
ð Đối lập với cách dạy khéo léo là cách dạy kiên quyết. Phải nói rằng cách dạy của bà đã gây ấn tượng mạnh và có tác dụng tích cực với Mạnh Tử. Bài học cho con vang lên trong câu nói : “ đang đi học mà bỏ học cũng như đang dệt tấm vải mà cắt đứt đi.” và ẩn trong hành động cắt đứt tấm vải. Tất cả đã thành ấn tượng không quên, thành bài học nhớ đời cho Mạnh Tử để rồi từ đó, Mạnh Tử chăm chỉ, chuyên cần sau trở thành bậc đại hiền tài. Sau này Mạnh Tử trở thành một bậc tài cao đức trọng, nối tiếng.
Em có nhận xét gì về cách dạy con của bà qua hai sự việc này?
Nhận xét bà mẹ là người như thế nào?
Bức tranh trong sách giáo khoa minh hoạ cho sự việc nào? Tại sao?
Sự việc 5 là cách dạy sâu sắc và có kết quả nhất: vừa cụ thể, dễ hiểu vừa kiên quyết khiến trẻ thấm thía.
Cách giáo dục của người mẹ, chứng tỏ tình cảm mà mẹ dành cho con như thế nào?
Rất thương yêu con.
Truyện có ý nghĩa như thế nào trong việc giáo dục hình thành nhân cách con trẻ? (Thảo luận nhóm)
Hãy nêu nhận xét về nghệ thuật viết truyện ?
+Cốt truyện
+Nội dung
Đặt tên truyện” Mẹ hiền dạy con” và kết thúc truyện tác giả viết “Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao? ” điều này có ý nghĩa gì à Vì vậy, phận làm con phải hiếu thảo.
GV liên hệ về ảnh hưởng của môi trường đối với việc giáo dục hình thành nhân cách của con người.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích.
 1. Đọc:
 2. Tìm hiểu chú thích:
- Mạnh Tử là bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa tời Chiến quốc. Ông được suy tôn là Á thánh của đạo Nho ( vị thánh thứ hai sau Khổng Tử).
- Truyện được tuyển dịch từ sách “ Liệt nữ truyện” của Trung Quốc, được Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân dịch. Truyện nổi tiếng xưa nay ở Trung Quốc cũng như ở nước ta.
- Giải nghĩa từ khó:
- Bố cục và các sự việc chính:
Sự việc
Con
Mẹ
1
Bắt chước: đào, chôn, lăn, khóc
Dọn nhà ra chợ 
2
Bắt chước: Nô nghịch cách buôn bán điên đảo 
Dọn nhà đến cạnh trường học 
3
Học tập lễ phép .
Chỗ ở được 
4
Hỏi mẹ về việc hàng xóm giết lợn 
Hối hận, mua thịt lợn về cho con ăn -> chữ tín 
5
Bỏ học 
Cắt đứt tấm vải đang dệt để dạy con 
II. Tìm hiểu văn bản
1 Dạy con bằng cách chọn nơi ở
- Dời nhà ra nghĩa địa.
- Dời nhà ra gần chợ.
à Môi trường này ảnh hưởng đến Mạnh Tử, dễ bắt chước thói hư, tật xấu.
- Cuộc sống trường học đã hưởng tốt đến tính nết Mạnh Tử. (Lễ phép, học hành) à Chọn môi trường sống thích hợp và có lợi cho hình thành nhân cách .
ð Suy nghĩ và hành động của bà mẹ về môi trường giáo dục con thành người.
2. Dạy con bằng ứng xử hàng ngày
- Bà mẹ nói đùa: “ để con ăn đấy”
- Bà ân hận: “ Ta nói lỡ mồm rồi”
- Mua thịt lợn cho con ăn
à Không được dạy con nói dối, phải giữ được chữ tin với mọi người, sống phải thành thật.
 - Mạnh Tử bỏ học.
- Mẹ cầm dao cắt tấm vải đang dệt.
à Dạy con cần nghiêm khắc, muốn con trở thành người tốt , tài giỏi.
ð Suy nghĩ và hành động của bà mẹ về phương pháp dạy con thành bậc vĩ nhân.
ð Bà mẹ thầy Mạnh Tử - một người mẹ tuyệt vời: yêu con, thông minh, khéo léo, nghiêm khắc trong việc dạy dỗ, giáo dục con thành bậc vĩ nhân.
3. Ý nghĩa truyện:
- Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.
4. Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử.
- Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.
4.4. Củng cố và luyện tập:
Hãy đánh dấu (X) vào trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Lời nhận xét nào là đúng nhất về truyện “ mẹ hiền dạy con”?
a. truyện trhể hiện tình thương của người mẹ đối với đứa con.
b. Truyện thể hiện lòng kính yêu của con đối với mẹ.
c. Truyện đề cao tình mẫu tử thiêng liêng.
d. Truyện nêu lên những bài học sâu sắc về việc dạy con sao cho nên người.
Câu 2: Cách hiểu nào đúng nhất về hai chữ “ mẹ hiền” trong truyện “mẹ hiền dạy con”?
a. Người mẹ hiền lành, diệu dàng.
b. Người mẹ thông minh và vô cùng nghiêm khắc.
c. Người mẹ rất yêu con và chiều chuộng con.
d. Người mẹ thương yêu con đúng mực và biết cách dạy con nên người.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Nhớ một số nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Kể lại truyện.
- Suy nghĩ về đạo làm con của mình sau khi học xong văn bản này.
- Chuẩn bị: “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”.
5. Rút kinh nghiệm. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 67 me hien day con(1).doc