Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 77: Sông nước Cà Mau

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 77: Sông nước Cà Mau

Tuần 20 Tiết 77

 SÔNG NƯỚC CÀ MAU

 Ngày soạn: 14/1/2008

MỤC TIÊU

Kiến thức :

Giúp HS cảm nhận được:

- Sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau.

- Nghệ thuật miêu tả của tác giả.

Thái độ :

Qua văn bản giáo dục cho HS tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước.

Kỹ năng :

Rèn luyện kĩ năng đọc và tả cảnh.

PHƯƠNG PHÁP:

Thảo luận; phân tích.

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

Giáo án; Tham khảo tài liệu.

Học sinh:

- Soạn bài

TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

Ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :

Bài cũ : ? Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? Bài học ấy được kể lại bằng một câu chuyện hấp dẫn như thế nào? Em có suy nghĩ gì về câu nói cuối cùng của Dế Choắt?

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 77: Sông nước Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Tiết 77
 Sông nước cà mau
Ngày soạn: 14/1/2008
A
Mục tiêu 
1
Kiến thức : 
Giúp HS cảm nhận được:
- Sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau.
- Nghệ thuật miêu tả của tác giả.
2
Thái độ :
Qua văn bản giáo dục cho HS tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước.
3
Kỹ năng :
Rèn luyện kĩ năng đọc và tả cảnh. 
B
Phương pháp:
Thảo luận; phân tích...
C
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
Giáo án; Tham khảo tài liệu... 
2
Học sinh:
- Soạn bài 
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Bài cũ : ? Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? Bài học ấy được kể lại bằng một câu chuyện hấp dẫn như thế nào? Em có suy nghĩ gì về câu nói cuối cùng của Dế Choắt?
III
Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? tác phẩm?
* GV: giới thiệu chân dung nhà văn Đoàn Giỏi và tác phẩm “Đất rừng phương Nam”.
GV: Giới thiệu cách đọc sau đó đọc mẫu đoạn 1.
GV: Cho HS tìm hiểu chú thích 3,5,10,11,12,15.
? Em hãy nhận xét về ngôi kể và so sánh với ngôi kể của bài trước?
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả - tác phẩm:
- Tác giả ( 1925 - 1989) quê ở tỉnh Tiền Giang, viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp. Ông thường viết về thiên nhiên và cuộc sống con người Nam Bộ.
- Tác phẩm Đất rừng phương Nam (1957) là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi
- Bài văn Sông nước Cà Mau trích chương 18 truyện này.
2. Đọc – Chú thích:
- Yêu cầu đọc: giọng hăm hở, liệt kê, giới thiệu nhấn mạnh các tên riêng.
- Ngôi kể thứ nhất: nhân vật bé An đồng thời là người kể chuyện, kể những điều mắt 
- Tác dụng của ngôi kể?
? Em hãy chia bố cục của văn bản? Nội dung của từng đoạn?
thấy, tai nghe.
ị Tác dụng : thấy được cảnh quan vùng sông nước Cà Mau qua cái nhìn và cảm nhận hồn nhiên, tò mò của một đứa trẻ thông minh ham hiểu biết.
- Bố cục : Đoạn trích chia làm 4 đoạn
+ Đoạn 1: Khái quát về cảnh sông nước Cà Mau.
+ Đoạn 2: Cảnh kênh rạch, sông nước được giới thiệu tỉ mỉ, cụ thể, thấm đậm màu sắc địa phương.
+ Đoạn3: Đặc tả cảnh dòng sông Năm Căn.
Hoạt động 2: Phân tích văn bản
? Tả cảnh Cà Mau qua cái nhìn và cảm nhận của bé An, tác giả chú ý đến những ấn tượng gì nổi bật?
? Những từ ngữ hình ảnh nào làm nổi bật rõ màu sắc riêng biệt của vùng đất ấy?
? Qua những âm thanh nào?
? Em hình dung như thế nào về cảnh sông nước Cà Mau qua ấn tượng ban đầu của tác giả?
? Hãy tìm những danh từ riêng trong đoạn văn?
? Em có nhận xét gì về cách đặt tên?
? Những địa danh đó gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên và cuộc sống Cà Mau?
? Đoạn văn có phải hoàn toàn thuộc văn miêu tả không? Vì sao?
TL: Đoạn văn không chỉ tả cảnh mà còn xen kẻ thể loại văn thuyết minh. Giới thiệu cụ thể, chi tiết về cảnh quan, tập quán, phong tục một vùng đất nước.
? Dòng sông và rừng đước Năm Căn được tác giả miêu tả bằng những chi tiết nổi bật nào?
? Theo em, cách tả cảnh ở đây có gì độc đáo?Tác dụng của cách tả này?
TL:- Tác giả tả trực tiếp bằng thị giác, thính giác. Dùng nhiều so sánh ịKhiến cảnh hiện lên cụ thể, sinh động, người đọc dễ hình dung. 
? Chợ Năm Căn có điều gì độc đáo?
Nghệ thuật thể hiện trong đoạn này là gì?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ
+ Đoạn 4: Cảnh chợ Năm Căn.
II. Phân tích văn bản:
1. Cảnh khái quát:
- Sông ngòi kênh rạch bủa giăng chằng chịt như mạng nhện. 
- Màu sắc riêng biệt: Toàn một sắc xanh
- âm thanh rì rào của gió, rừng, sóng biển đều ru vỗ triền miên.
- Cảm giác lặng lẽ, buồn buồn, đơn điệu, mòn mỏi...
ị Một thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn.
2. Cảnh kênh rạch, sông ngòi:
- Tên các địa phương: Chà Là, Cái Keo, Bảy Háp, Mái Giầm, Ba khía...
ị Dân dã mộc mạc theo lối dân gian, góp phần tạo nên màu sắc địa phương .
- Thiên nhiên ở đây phong phú đa dạng, hoang sơ; thiên nhiên gắn bó với cuộc sống lao động của con người.
3. Tả cảnh dòng sông Năm Căn: 
- Dòng sông rộng lớn và hùng vĩ
- Rừng đước: cao ngất 
ị Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, trù phú, hoang dã
4. Tả cảnh chợ Năm Căn:
- Trù phú: rộng lớn, tấp nập, hàng hoá, thuyền bè san sát
- Độc đáo: họp trên sông nước, đa dạng về màu sắc trang phục, tiếng nói.
ị Nghệ thuật miêu tả vừa khái quát, vừa cụ thể.
* Ghi nhớ:SGK
IV
Củng cố - Dặn dò:
Về nhà học bài, làm bài tập 1 phần luyện tập
Soạn bài: So sánh

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 77.doc