Tiết 62
Văn bản MẸ HIỀN DẠY CON
(Truyện trung đại)
( Trích dịch từ Liệt nữ truyện – Lưu Hướng, Trung Quốc)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu thái độ, tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
- Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử thời trung đại.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, kể tìm hiểu phân tích truyện trung đại.
3. Thái độ: GD t.cảm kính yêu với những người giáo dục mình, đặc biệt là người mẹ.
B. Chuẩn bị
GV: SGK, SGV, giáo án, tranh minh hoạ.
HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
C. Phương pháp
- Phương pháp qui nạp – giảng bình.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p)
? Kể tóm tắt truyện “Con hổ có nghĩa” và phân tích nội dung, ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới
Giới thiệu bài
“Không có mặt trời hoa hồng không nở. Không có người mẹ không có tình yêu”. Nếu không có người mẹ thì cũng không thể có anh hùng, thi sĩ. Mỗi đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ. Và hạnh phúc lớn nhất của đứa con là có một người mẹ hiền.
NS: NG: Tiết 62 Văn bản mẹ hiền dạy con (Truyện trung đại) ( Trích dịch từ Liệt nữ truyện – Lưu Hướng, Trung Quốc) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức : - Giúp HS hiểu thái độ, tính cách và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử. - Hiểu cách viết truyện gần với cách viết kí, viết sử thời trung đại. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc, kể tìm hiểu phân tích truyện trung đại. 3. Thái độ : GD t.cảm kính yêu với những người giáo dục mình, đặc biệt là người mẹ. B. Chuẩn bị GV : SGK, SGV, giáo án, tranh minh hoạ. HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK. C. Phương pháp - Phương pháp qui nạp – giảng bình. D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (3p) ? Kể tóm tắt truyện “Con hổ có nghĩa” và phân tích nội dung, ý nghĩa của truyện? 3. Bài mới Giới thiệu bài “Không có mặt trời hoa hồng không nở. Không có người mẹ không có tình yêu”. Nếu không có người mẹ thì cũng không thể có anh hùng, thi sĩ. Mỗi đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ. Và hạnh phúc lớn nhất của đứa con là có một người mẹ hiền... Hoạt động 1 (5p): GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm. * GV giải thích: Liệt nữ truyện là truyện về các bậc liệt nữ. + Liệt nữ: người đàn bà có tiết nghĩa hoặc khí phách anh hùng. Muốn hiểu đúng mức giá trị của truyện phải biết Manh Tử là người như thế nào? Có địa vị lịch sử ra sao từ đó thấy được công lao dạy con của bà mẹ Mạnh Tử mà truyện phản ánh. ? Em những gì về Mạnh Tử? HS: - SGK (151) - Mạnh Tử là một nhân vật có thật trong lịch sử TQ. Mạnh Tử tên là Mạnh Kha – một triết gia nổi tiếng của TQ thời chiến quốc. Ông sinh khoảng (372 – 289 TCN) người vùng đất Châu (Sông Đường, nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) là học trò của Tử Tư – cháu của Khổng Tử và nổi tiếng với câu nói “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”( Dân là quý, xã tắc thứ hai, vua xem nhẹ). - Mạnh Tử cùng học trò viết sách “Mạnh Tử” – tác phẩm quan trọng, nổi tiếng, được coi là một trong 4 tác phẩm kinh điển (Tứ thư) của Nho gia. Mạnh Kha(Mạnh Tử) được coi là á thánh ( vị thánh thứ hai sau Khổng Tử) – một trong hai vị thánh tiêu biểu nhất của đạo Nho. - ở văn miếu (HN) quanh tượng Khổng Tử có tượng Mạnh Tử và 3 vị khác (tứ phối). ? Nêu xuất xứ của truyện “Mẹ hiền dạy con”? HS: GV bổ sung: - “Liệt nữ truyện” của Lưu Hướng là một bộ sách gồm 7 quyển. Bộn sách nêu 104 tấm gương tốt xấu về người phụ nữ nhằm đề cao đạo đức và phê phán những biểu hiện vô đạo đức theo quan niệm của nhà Nho. - Truyện “Mẹ hiền dạy con” được 2 dịch giả là Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân dịch, được xếp vào sách “Cổ học tinh hoa”. “Cổ học tinh hoa” gồm 150 đoạn truyện, chọn từ các bộ sách cổ nổi tiếng. Đây là sách tập hợp những mẩu chuyện hay, những bài học quý trong kho tàng tư tưởng TQ cổ xưa đem đến cho người đọc những bài học thú vị bổ ích. I. Tác giả - tác phẩm 1. Tác giả: - Lưu Hướng là một nhà văn nổi tiếng đời Hán thời TQ cổ đại. 2. Tác phẩm - Truyện được trích từ “Liệt nữ truyện” của Lưu Hướng TQ, và được xếp vào sách “Cổ học tinh hoa”. Hoạt động 2(5p) : GV hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích. GV nêu yêu cầu đọc văn bản : đọc VB này với giọng nhẹ nhàng sâu lắng. ? 2 HS đọc - 1 kể ? ? HS nhận xét, đánh giá? ? Giải nghĩa các từ khó? II. Đọcvà tìm hiểu chú thích. 1. Đọc và kể tóm tắt 2. Chú thích. Hoạt động 3 (17p): GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung VB. ? Văn bản chia thành mấy phần? ý chính từng phần? HS: - 3 đoạn - P1: Từ đầu ...“được đây”: Dạy con bằng cách chuyển môi trường sống. - P2: Tiếp ... “đi vậy”: Dạy con bằng cách ứng xử hàng ngày trong gia đình. - P3: Còn lại: Kết quả của cách dạy con. ? Truyện gồm mấy nhân vật chính? Kể về việc gì? HS: - 2 nhân vật: mẹ – con. - Kể về cách dạy con của bà mẹ Mạnh Tử. ? Quá trình dạy con của bà mẹ diễn ra mấy sự việc? Đó là những sự việc nào? HS: SV Con Mẹ 1 2 3 4 5 - Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc (Mạnh Tử không phù hợp). - Nô, nghịch, buôn bán điên đảo (Mạnh Tử không phù hợp). - Học tập lễ phép (Mạnh Tử phù hợp). - Tò mò hỏi mẹ về việc giết lợn. - Bỏ học về nhà (Ham chơi hơn học). - chuyển nhà gần nghĩa địa đến gần chợ. - chuyển nhà gần chợ đến gần trường học. - vui lòng. - lỡ lời đ mua thịt cho con ăn. - cắt đứt tấm vải đang dệt (hành động so sánh để con rút ra bài học). ? Theo em 3 sự việc đầu có ý nghĩa giáo dục gì? Vì sao bà mẹ phải chuyển nhà đến 2 lần? HS: - Trẻ con thường hay bắt chước, tuy vô ý thức nhưng lâu ngày sẽ thành thói quen, thành tính cách. đBà mẹ thương conđ chuyển chỗ 2 lần để chọn môi trường sống có lợi nhất cho việc hình thành nhân cách của con. GV: Bà mẹ không dùng cách khuyên răn hay nghiêm cấm mà chuyển nhà chứng tỏ bà ý thức so sánh được ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh sống đến con người. ? Tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với việc làm của bà mẹ? HS: - Gần mực thì đen, Gần đèn thì sáng. - ở bầu thì tròn ở ống thì dài. - Ngưu tần ngưu, mã tầm mã. ? Qua việc bà mẹ chuyển nhà đén 2 lần em thấy bà mẹ có suy nghĩ như thế nào trong việc dạy con? HS: GV chốt và ghi bảng: GV chuyển ý: Không những dạy con bằng cách tạo cho con một môi trường sống và học tập lành mạnh để phát triển nhân cách, đạo đức, bà mẹ còn có cách dạy con bằng chính việc làm của mình để con noi theo. ? Những sự việc nào kể về chuyện này? HS: – Sự việc 4, 5. ? Sự việc thứ 4 có ý nghĩa giáo dục gì? Có phải đó là việc làm nuông chiều con quá đáng của bà mẹ? HS: - Từ một việc rất nhỏ, mẹ Mạnh Tử mất sớm nhận ra sai lầm của mình là vô tình dạy con nói dối, thiếu trung thực, lời nói không đi đôi với việc làm. - Bà mẹ mua thịt cho con ăn không phải vì nuông chiều mà dạy con thành thật, dạy chữ tín. ? Sự việc gì đã xảy ra trong lần cuối? Tại sao bà mẹ chọn biện pháp quyết liệt như vậy? HS: - Con đi học đ bỏ về nhà chơi. - Mẹ đang dệtđ liền cắt đứt tấm vải đang dệt. => Cách so sánh ẩn dụ nhưng mạnh mẽ, dứt khoát. - Bà mẹ hành động quyết liệt như thế vì thương con, muốn con nên người, hướng con vào việc học chuyên cần để về sau thành bậc đại hiền. ? Qua sự việc trên, em thấy bà mẹ là người như thế nào? HS: - Thương con, không nuông chiều, cương quyết, dứt khoát trong việc dạy con. ? Để Mạnh Tử thành bậc đại hiền, bà mẹ đã dạy con như thế nào? HS: - Đặt con trong môi trường sống tốt bà mẹ thông minh - Dạy đạo đức, niềm say mê học tập cương quyết, tinh - Không nuông chiều, phải cương quyết tế trong giáo dục. ? Với sự cương quyết cũng như tình yêu thương của người mẹ trong việc giáo dục con gian nan như thế, em thấy kết quả của quá trình giáo dục ấy là gì? HS: - Thầy Mạnh Tử sau này trở thành một bậc đại hiền. Bà mẹ trở thành một tấm gương sáng trong cách dạy con được nhiều người kính phục và học tập. ? Tại sao câu chuyện gây xúc động trong lòng người? HS: - Cốt truyện đơn giản, chi tiết giàu ý nghĩa, tình yêu thương và cách dạy con của bà mẹ thật đáng kính phục. ? Em có suy nghĩ gì về câu văn cuối cùng trong bài? HS: Khẳng định sự thành đạt của con có công dạy dỗ chu đáo của người mẹ. ? Truyện này có đặc điểm gì giống với truyện trung đại VN mà em biết? ? HS đọc ghi nhớ? II. Phân tích văn bản 1. Bố cục: 3 đoạn 2. Phân tích a. Dạy con - cách chuyển nơi ở - Vì ý thức được ảnh hưởng của môi trường sống đễn việc hình thành nhân cách của trẻ nên bà mẹ đã chọn môi trường sống có lợi nhất cho việc hình thành nhân cách của con mình. b. Dạy con bằng cách ứng xử hàng ngày trong gia đình. - Bằng những việc làm bình thường hàng ngày, bằng tình yêu thương và cả sự thông minh bà mẹ đã giáo dục con không được nói dối, sống phải trung thực, lấy chữ tín làm đầu, phải chuyên cần học hành. c. Kết quả của việc dạy con. - Thầy Mạnh Tử sau này trở thành một bậc đại hiền nổi tiếng. III. Tổng kết 1. ND: - Đề cao tấm lòng của người mẹ trong cách dạy dỗ con nên người. 2. NT: - Cốt truyện , n/vật đơn giản. - Truyện kể về người thật việc thật. – Truyện gây xúc động với những chi tiết giàu ý nghĩa. * Ghi nhớ: sgk (153) Hoạt động 4 (10p) - HS làm việc cá nhân. - 4 HS trình bày - GV liên hệ trong bài giảng. IV. Luyện tập 1. BT 2(153) Đạo làm con: chăm học, chăm làm, tu dưỡng đạo đức, phấn đấu thành con ngoan, trò giỏi 2. BT 3(153) - Tử trận, bất tử, cảm tử -> tử: chết - Công tử, hoàng tử, đệ tử -> tử: con IV. Củng cố: ? Những nét tiêu biểu về NT và ND? V. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, tập viết đoạn văn khoảng 5 dòng thể hiện niềm cảm phục đối với bà mẹ. - Tập kể chuyện, học thuộc lòng ghi nhớ. - Soạn: “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” + Đọc kĩ VB. + Trả lời các câu hỏi SGK. + Tự rút ra bài học. E. Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... --------------- --------&*&---------------------
Tài liệu đính kèm: