Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 57 đến tiết 62 năm 2009

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 57 đến tiết 62 năm 2009

Tiết 57

CHỈ TỪ

A-MỤC TIÊU.

-Kiến thức Giúp học sinh:Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.

-Kỹ năng Luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng chỉ từ thích hợp khi nói và viết.

-Thái độ :HS có ý thức học tập nghiêm túc.

 B-CHUẨN BỊ:

* GV: - SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập.

* HS : - Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV.

C-PHƯƠNG PHÁP

Đàm thoại, thảo luận, thực hành.

D-TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ

* Câu hỏi

Câu 1 : Số từ là gì ? VD ? Vị trí của số từ trong cụm Danh từ ?

Câu 2 : Lượng từ là gì ? Lượng từ được phân loại như thế nào ?

* Yêu cầu trả lời:

Câu 1

- Số từ :Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật

 VD: + Lớp 6A có 36 học sinh.

 + Trong đợt thi đua, lớp tôi đứng thứ sáu.

- Vị trí của số từ :

+ Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ.

+ Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.

 

doc 17 trang Người đăng thu10 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 57 đến tiết 62 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : - - 2009
Ngày giảng : - - 2009 
Tiết 57
chỉ từ
A-Mục tiêu.
-Kiến thức Giúp học sinh:Hiểu được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
-Kỹ năng Luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng chỉ từ thích hợp khi nói và viết.
-Thái độ :HS có ý thức học tập nghiêm túc.
 B-Chuẩn bị:
* GV: - SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ, phấn màu, phiếu học tập.
* HS : - Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV.
C-Phương pháp
Đàm thoại, thảo luận, thực hành.
D-Tiến trình bài dạy
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ 
* Câu hỏi
Câu 1 : Số từ là gì ? VD ? Vị trí của số từ trong cụm Danh từ ?
Câu 2 : Lượng từ là gì ? Lượng từ được phân loại như thế nào ?
* Yêu cầu trả lời:
Câu 1 
- Số từ :Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
 VD: + Lớp 6A có 36 học sinh.
 + Trong đợt thi đua, lớp tôi đứng thứ sáu.
- Vị trí của số từ : 
+ Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ.
+ Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.
Câu 2 
- Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
- Phân loại lượng từ :
+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể 
+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối 
III. Bài mới
GV treo bảng phụ 
HS đọc VD.
? Những từ in đậm đó bổ sung ý nghĩa cho từ nào ?
- Nọ bổ sung ý nghĩa cho ông vua
- ấy bổ sung ý nghĩa cho viên quan
- Kia bổ sung ý nghĩa cho làng
- Nọ bổ sung ý nghĩa cho nhà
? Những từ được bổ nghĩa thuộc từ loại nào đã học ?
- Những từ được bổ nghĩa thuộc từ loại DT.
? So sánh các từ và cụm từ trong VD rồi rút ra ý nghĩa của những từ in đậm ?
+ ông vua / ông vua nọ
+ Viên quan / viên quan ấy
+ Làng / làng kia
+ Nhà / nhà nọ
- Nghĩa của: ông vua nọ, viên quan ấy, làng kia, nhà nọ đã được cụ thể hóa và xác định một cách rõ ràng trong không gian.Trong khi đó , cá từ ngữ : ông vua, viên quan, làng, nhà còn thiếu tính xác định.
- HS đọc VD 3
? So sánh các từ ấy, nọ, ở VD 2 với các từ ấy, nọ ở VD 2 vừa phân tích, chúng có điểm gì giống và khác nhau ?
- Giống: cùng xác định vị trí của sự vật
- Khác: 
+ Hồi ấy, đêm nọ: định vị sự vật trong thời gian 
+ Viên quan ấy,nhà nọ: định vị sự vật trong không gian
* GV: Những từ: nọ. ấy, kia là chỉ từ.
? Em hiểu thế nào là chỉ từ ?
- 2 HS phát biểu -> GV chốt -> HS đọc ghi nhớ
*GV: Trước kia còn gọi chỉ từ là đại từ chỉ định
HS đọc lại VD 1 (Tr 137)
? Xét VD I.1, cho biết vai trò ngữ pháp của chỉ từ ?
-VD I.1 chỉ từ ; ấy, kia, nọ,... làm nhiệm vụ phụ ngữ sau của DT, cùng với DT và phụ ngữ trước lập thành một cụm DT : viên quan ấy, một cánh đồng làng kia, hai cha con nhà nọ. 
HS đọc VD II.2
? Tìm chỉ từ, xác định chức vụ của chỉ từ trong câu?
a) Đó : làm chủ ngữ
b) Đấy: làm trạng ngữ
? Chỉ từ giữ chức vụ ngữ pháp gì ?
- 2 HS phát biểu -> GV chốt -> HS đọc ghi nhớ.
GV HD HS làm BT1,2.
- Đọc bài tập –> xác định yêu cầu
- 3 HS trả lời -> GV ghi bảng
- HS chia nhóm thảo luận BT3.
-> Đại diện trình bày
 Nhận xét, chữa.
I.Chỉ từ là gì ?
1.Ví dụ: sgk
2.Nhận xét 
- Những từ in đậm :
+ Bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
+ Dùng để trỏ vào sự vật.
+Xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.
3.Ghi nhớ SGK (Tr137)
II.Hoạt động của chỉ từ trong câu
1.Ví dụ: sgk
2.Nhận xét 
-VDI.1: Chỉ từ làm phụ ngữ trong cụm danh từ
- VD II.2: Chỉ từ làm chủ ngữ, trạng ngữ
3.Ghi nhớ SGK(138)
III. Luyện tập
Bài 1
 a) Hai thứ bánh ấy
- Định vị sự vật trong không gian
- Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ 
 b) Đấy, đây
- Định vị sự vật trong không gian
- Làm chủ ngữ
c– d) Nay, đó
- Định vị sự vật trong thời gian
- Làm trạng ngữ
Bài 2
Thay các từ in đậm bằng các chỉ từ thích hợp
a) Chân núi Sóc = đấy 
b) Làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy.
=> Viết như thế để khỏi lặp từ
Bài 3
- Không thay được -> chỉ từ có vai trò rất quan trọng vì chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên -> Giúp định vị các sự vật, thời điểm đó trong chuỗi sự vật hay dòng thời gian vô tận.
IV. Củng cố: GV tổng kết lại ND của tiết học
V. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài, tập đặt câu có chỉ từ và xác định ý nghĩa, chức vụ cú pháp
- Hoàn thiện bài tập.
- Chuẩn bị: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
E. Rút kinhnghiệm..
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : - - 2009
Ngày giảng : - - 2009 
Tiết 58
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
A-Mục tiêu.
-Kiến thức : Giúp học sinh: Tập giải quyết một số đề tự sự tưởng tượng và sáng tạo. Tự làm được dàn bài cho đề bài tưởng tượng.
-Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý một bài văn kểchuyện.
-Thái độ :HS có ý thức tích cực, tự giác khi luyện tập.
B-Chuẩn bị:
* GV: - SGK, SGV, bài soạn, 
* HS : - Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV.
C-Phương pháp
Đàm thoại, thảo luận, thực hành.
D-Tiến trình bài dạy
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ 
* Câu hỏi: Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ? 
* Yêu cầu trả lời:
 HS đọc thuộc ghi nhớ trang 133/ Sgk.
III. Bài mới
* GV chép đề lên bảng
? Em hãy xác định yêu cầu của đề bài về thể loại, nội dung, phạm vi?
* Lưu ý: phải dựa vào những điều có thật để tưởng tượng
? Dàn bài của bài văn kể chuyện gồm mấy phần? ?Phần mở bài cần viết những gì ?
- Mười năm nữa em bao nhiêu tuổi? Lúc đó em đang học đại học hay đi làm?
- Em về thăm trường vào dịp nào?
? ND của thân bài ?
? Nêu những đổi thay của trường? Quang cảnh? 
? Các thầy cô giáo trong mười năm như thế nào ? ? Thầy cô giáo cũ có nhận ra em không? Em và thầy cô đã gặp gỡ và trò chuyện với nhau ra sao?
? Gặp lại các bạn cùng lớp em có tâm trạng và suy nghĩ gì?
? Phút chia tay diễn ra như thế nào?
? Em có suy nghĩ gì sau lần về thăm trường?
GV : Gọi hS đọc 3 đề bài bổ sung
- Nhân vật rong truyện cổ tích không được miêu tả đời sống nội tâm HS có thể tưởng tượng sáng tạo nhưng ý nghĩ, tình cảm của nhân vật truyện cổ tích nhưng phải hợp lí.
- HS trình bày miệng dàn ý .-> Nhận xét, chữa, rút k/n.
* Đọc bài tham khảo: Con cò với.... (140)
Gọi 1 HS đọc
II. Đề bài
Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hôm nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra
1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: kể chuyện tưởng tượng (kể việc)
- Nội dung: Chuyến thăm ngôi trường cũ 
- Phạm vi: tưởng tượng về tương lai ngôi trường sau mười năm.
2. Lập dàn bài
a. Mở bài:
- Mười năm nữa em bao nhiêu tuổi ? Lúc đó em đang học đại học hay đi làm?
- Em về thăm trường vào dịp nào ?( khai giảng, hội trường...)
b. Thân bài:
- Tâm trạng của em trước khi về thăm trường.
- Kể những đổi thay của trường (cơ sở vật chất, quang cảnh...), 
- Gặp lại thầy cô : Thầy, cô cũ đã già đi, có những thầy cô mới.
- Gặp lại các bạn cùng lớp: Đã lớn, đã trưởng thành (làm bác sĩ, kĩ sư...)
- Nhắc lại những kỉ niệm cũ, những lời hỏi thăm nhau, hứa hẹn.
c. Kết bài: 
- Phút chia tay lưu luyến bịn rịn.
- ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường (cảm động, yêu thương, tự hào)
II. Các đề bổ sung
-Thay đổi ngôi kể, bộc lộ tâm tình của một nhân vật cổ tích mà em thích.
IV. Củng cố: GV tổng kết lại ND của tiết học
V. Hướng dẫn về nhà 
- Chuẩn bị tiếp các đề bổ sung (140) – Lập dàn ý
- Ôn lại kiểu bài kể chuyện tưởng tượng
- Soạn: Con hổ có nghĩa theo câu hỏi SGK (144) 
E. Rút kinhnghiệm..
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : - - 2009
Ngày giảng : - - 2009 
Tiết 59
Hướng dẫn đọc thêm văn bản 
Con hổ có nghĩa
 - Vũ Trinh -
A-Mục tiêu.
-Kiến thức : Giúp học sinh: Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện Con hổ có nghĩa.Sơ bộ hiêu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời trung đại.
-Kỹ năng : Tiếp tục rèn kỹ năng kể chuyện
-Thái độ :- GD cho HS thái độ sống ân nghĩa thuỷ chung, biết ơn những người giúp đỡ mình.
B-Chuẩn bị:
* GV: - SGK, SGV, bài soạn 
* HS : - Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV.
C-Phương pháp
Đàm thoại, thảo luận, giảng bình...
D-Tiến trình bài dạy
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
III. Bài mới
? Tác giả là ai? Em hiểu gì về tác giả ?
- HS nêu 
* GV: Giới thiệu thệm về tác giả:
Quê: Làng Xuân Lan. huyện Lang Tài, trấn Kinh Bắc. Ông đỗ cử nhân năm 17 tuổi, làm quan dưới thời nhà Lê và nhà Nguyễn. 
? Em hiểu như thế nào là truyện trung đại ?
- HS dựa vào chú thích để nêu.
GV bổ sung (SGV Trg 197 - 198)
GV nêu yêu cầu đọc: Đọc chậm rãi, nhấn giọng những từ ngừ miêu tả hành động của hai con hổ.
GV đọc mẫu 1 đoạn -> HS đọc
? Kể theo ngôi kể nào? – Ngôi thứ 3
? Kể tóm tắt lại toàn bộ văn bản.
- Kể tóm tắt:
Bà đỡ Trần được hổ đực cõng đi đỡ đẻ cho hổ cái. Xong việc, hổ đực lại đưa bà ra khỏi rừng và đền ơn 10 lạng bạc.
Bác Tiều Mỗ ở huyện Lạng Giang cứu hổ khỏi bị hóc xương. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Bác tiều qua đời, hổ còn đến bên quan tài tỏ lòng thương xót và sau đó, mỗi dịp giỗ bác tiều, hổ lại đem dê hoặc lợn đến tế.
? Truyện chia làm mấy phần ? Nội dung?
- Gồm 2 phần
+ Từ đầu đến... hổ sống qua được: Hổ trả nghĩa bà đỡ Trần.
+ Tiếp đến hết : Hổ trả nghĩa bác tiều.
? Cảm nhận chung của em về hai con hổ này là gì ?
? ở câu chuyện 1, nhân vật chính là ai? Vì sao?
- Là con hổ -> vì tập trung kể về cái nghĩa của con hổ
? Em hiểu “nghĩa” là thế nào ? (SGK) Cái “nghĩa” của con hổ là gì?
- Đền ơn bà Trần - ân nhân giúp đỡ hổ
? Trong câu chuyện thứ nhất, hổ đã gặp phải việc gì ? Hổ đã làm gì để giải quyết việc đó ?
- Hổ cái sắp sinh con.
-> Hổ đực đi tìm bà đỡ.
? Tìm các chi tiết thể hiện hành động của hổ khi đi tìm bà đỡ ? 
-Lao tới cõng bà, chạy như bay, xuyên qua bụi rậm gai góc...
? Những chi tiết đó thể hiện điều gì ?
- Hành động khẩn trương, quyết liệt -> biểu hiện tình cảm thân thiết, lo lắng của hổ đối với người thân của nó. 
? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện việc làm, cách cư xử của hổ đối với bà đỡ Trần ?
- Lấy bạc đền ơn bà Trần
- Cuộc chia tay: cúi đầu, vẫy đuôi khi tiễn biệt...
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng hình tượng con hổ ?
? Em rút ra điều gì về các cư xử và t/c ...  chỉ từ làm cụm danh từ 
+ Không kết hợp được các từ đang, đã, hãy, cũng ...
+ Thường làm chủ ngữ trong câu
+ Khi làm vị ngữ phải có từ “là” đứng trước.
- Động từ:
+ Thường kết hợp với: đã, đang, sẽ, hãy, vẫn...để tạo thành cụm động từ.
+ Thường làm vị ngữ
+ Khi làm chủ ngữ thì mất khả năng kết hợp với các từ : đang, đã, sẽ, hãy, cũng ... 
+ Cũng không kết hợp được với số từ, lượng từ...
? Từ so sánh trên, hãy nêu khái quát đặc điểm của động từ ? 
- 2 HS nêu -> GV chốt -> HS ghi
GV chuyển ý
? Đọc bài tập 1 - SGK tr 146
- GV sử dụng bảng phụ vẽ mô hình bảng phân loại ĐT
? Xếp động từ vào bảng phân loại cho phù hợp ?
ĐT đòi hỏi có ĐT khác đi kèm ở phía sau
ĐT không đòi hỏi có ĐT khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi: làm gì ?
đi, chạy, cười, đứng, hỏi, đọc, ngồi, 
Trả lời câu hỏi: làm sao, thế nào?
Dám ,toan ,định
buồn, vui, nhức, nứt, gãy, đau, yêu, ghét
? Nhìn vào bảng phân lọai ĐT trên, em thấy có mấy loại động từ ? Đó là những loại nào ?
? ĐT chỉ hoạt động, trạng thái được chia nhóm như thế nào ?
- Đọc ghi nhớ 2 - tr 146
? Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những đơn vị kiến thức nào về ĐT ?
? Nêu yêu cầu của bài tập 1?
- HS đọc lại truyện: Lợn cưới, áo mới.
-> Xác định và phân loại ĐT.
? HS nêu yêu cầu BT 2
- Đọc truyện vui: Thói quen dùng từ, giải thích nguyên nhân gây cười.
HS thảo luận BT 2
Đại diện các nhóm báo cáo.
Nhận xét, bổ sung, chữa.
I. Đặc điểm của động từ
1. Ví dụ: sgk
2. Nhận xét 
-Động từ : 
+ Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật
+Thường kết hợp với: đã, đang, sẽ, hãy, vẫn...để tạo thành cụm động từ.
+ Thường làm vị ngữ. 
Khi làm chủ ngữ, không kết hợp được với đang, đã, hãy ...
3.Ghi nhớ (SGK)
II.Các loại động từ chính
1.Ví dụ: sgk
2.Nhận xét 
-Động từ tình thái (thường có động từ khác đi kèm)
- Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm):
+ Động từ chỉ hành động: trả lời câu hỏi làm gì
+Động từ chỉ trạng thái: trả lời câu hỏi làm sao, thế nào
3. Ghi nhớ: (SGK - tr 146)
III. Luyện tập
. Bài tập 1
- Động từ : mặc, khen, thấy, bảo, giơ, tức, chạy, đứng, đợi, .....
Bài tập 2
- Sự đối lập về nghĩa giữa 2 động từ : đưa, cầm
->thấy rõ sự tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu
IV. Củng cố: GV tổng kết lại ND của tiết học
V. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị: Cụm động từ: trả lời câu hỏi trong SGK, xem trước bài tập
E. Rút kinhnghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : - - 2009
Ngày giảng : - - 2009 
Tiết 61
Cụm Động từ
A-Mục tiêu.
-Kiến thức : Giúp HS nắm được khái niệm và cấu tạo của cụm động từ
-Kỹ năng: Nhận biết &vận dụng cụm ĐT khi nói & viết.
-Thái độ :HS có ý thức tích cực, tự giác khi luyện tập.
B-Chuẩn bị:
* GV: - SGK, SGV, bài soạn, 
* HS : - Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV.
C-Phương pháp
Đàm thoại, thảo luận, thực hành.
D-Tiến trình bài dạy
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ 
* Câu hỏi: Vẽ mô hình phân loại ĐT. Đặt một câu có sử dụng động từ.
* Yêu cầu trả lời:
-Vẽ mô hình phân loại ĐT:
Động từ
Động từ tình thái
tthái
Động từ chỉ trạng thái
Động từ chỉ hành động, trạng thái
 Động từ chỉ
 hành động
-Đặt câu : Em bé ngủ
 ĐT
III. Bài mới
- HS đọc VD
? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- Đã, nhiều nơi, bổ sung ý nghĩa cho từ : đi
- Cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người bổ sung ý nghĩa cho từ : ra.
? Những từ đựơc bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào ?
- Động từ.
? Nếu lược bỏ từ ngữ in đậm câu văn sẽ như thế nào ? 
GV ghi câu đã bị lược bỏ các từ in đậm:
- Viên quan đi, đến đâu quan cũng ra.
-> Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm thì câu không thể hiểu được.
? Vai trò của của những từ in đậm ?
- Những từ này bổ sung ý nghĩa cho động từ, nhiều khi chúng không thể thiếu được.
I. Cụm động từ là gì ?
1. Ví dụ: sgk
2. Nhận xét 
GV : Các từ in đậm trên kết hợp với động từ tạo thành cụm động từ. 
? Thế nào là cụm động từ ?
? So sánh ý nghĩa, cấu tạo của cụm động từ với động từ?
- 2 HS trả lời
? Tìm một cụm ĐT, đặt câu với cụm Đt ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động của cụm ĐT trong câu so với ĐT ?
? Thế nào là cụm ĐT, cụm ĐT có đặc điểm gì ?
- HS đọc ghi nhớ 
? Qua VD vừa tìm hiểu, em thấy cụm ĐT gồm mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào ?
- Gồm ba bộ phận
- Đó là : Phần đứng trước động từ, động từ trung tâm và phần đứng sau.
? Dựa vào vị trí các bộ phận, em hãy vẽ mô hình của cụm ĐT ?
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
đã
đi
nhiều nơi 
cũng
ra
những câu đố oái oăm để hỏi mọi người
? Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau ĐT, cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho ĐT trung tâm những ý nghĩa gì?
? ỏ dạng đầy đủ, cụm ĐT có cấu tạo gồm mấy phần?
? Trong cụm Đt , các phụ ngữ trước và phụ ngữ sau bổ sung những ý nghĩa gì cho Đt trung tâm ?
- Cụm động từ :
+Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
+ý nghĩa đầy đủ hơn, cấu tạo phức tạp hơn động từ
+Hoạt động trong câu giống động từ
3. Ghi nhớ sgk(137)
II.Cấu tạo của cụm động từ
1. Ví dụ: sgk
2. Nhận xét 
- Mô hình đầy đủ của cụm ĐT: 3 phần 
+Phần trước: Bổ sung cho ĐT các ý nghĩa: quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khẳng định, phủ định...
+Phần trung tâm do ĐT đảm nhiệm.
+Phần sau: Bổ sung cho ĐT các chi tiết về đối tượng, địa điểm, 
* 1 HS đọc ghi nhớ 
-> GV bổ sung dạng không đầy đủ của cụm động từ
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT 
-> Gọi 2 HS lên bảng làm
mục đích..
3. Ghi nhớ.
*Lưu ý : Cụm động từ còn có dạng không đầy đủ : chỉ có phần trung tâm và phần trước, hoặc chỉ có phần trung tâm và phần sau.
II. Luyện tập
Bài tập1,(148)
HS thảo luận BT3
Các nhóm thảo luận.
Nhạn xét, bổ sung, chữa.
a,- còn đang đùa nghịch ở sau nhà
b,
-yêu thương Mị Nương hết mực
-muốn kén cho con một người chồngthật xứng dáng
c,
- đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì gìơ hỏi ý kiến em bé thông minh nọ
- có thì gìơ hỏi ý kiến em bé thông minh nọ
- đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ
Bài tập 3
Hai phụ ngữ ''chưa'' và ''không'' đều có ý nghĩa phủ định. 
- Phụ ngữ: “chưa” => ý nghĩa phủ định tương đối
- Phụ ngữ: “không” => phủ định tuyệt đối
 => khẳng định sự thông minh, nhanh trí của em bé 
IV. Củng cố: GV tổng kết lại ND của tiết học
V. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị: Cụm động từ: trả lời câu hỏi trong SGK, xem trước bài tập
E. Rút kinhnghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : - - 2009
Ngày giảng : - - 2009 
Tiết 62
ôn tập tiếng việt
A-Mục tiêu.
-Kiến thức : Qua giờ ôn tập nhằm củng cố những kiến thức về tiếng việt đã học: cấu tạo từ, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại, các loại cụm từ...
-Kỹ năng: Giúp HS rèn kĩ năng vận dụng những kiến thức trên vào trong giao tiếp
-Thái độ : HS có ý thức tích cực, tự giác khi luyện tập.
B-Chuẩn bị:
* GV: - SGK, SGV, bài soạn, 
* HS : - Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV.
C-Phương pháp
Đàm thoại, thảo luận, thực hành.
D-Tiến trình bài dạy
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ Kết hợp trong guờ học.
III. Bài mới
? Từ là gì ?
? Đơn vị cấu tạo nên từ là gì ?
? Trong tiếng Việt từ được chia làm mấy loại ? 
? Thế nào là từ đơn ? Thế nào là từ phức ?
? Em hiểu như thế nào về từ ghép, từ láy ?
- HS nhắc lại khái niệm 
? HS lấy VD về từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.
*GV: Riêng từ ghép có cấu tạo rất chặt chẽ, không thể tách rời ra và chèn thêm từ khác vào (điều này giúp phân biệt từ ghép và cụm từ )
? Đối với từ nhiều nghĩa thì người được phân chia như thế nào?
- Nghĩa gốc + nghĩa chuyển
? Thế nào là nghĩa gốc ? Nghĩa chuyển ?
- 2 HS trình bày
? Trong các câu sau từ “chạy” ở câu nào dùng với nghĩa gốc, ở câu nào dùng nghĩa chuyển ?
1) Em chạy đến trường
2) Cô ấy bán hàng rất chạy
3) Bác ấy chạy ăn từng bữa
? Xét về nguồn gốc, từ trong TV được phân chia như thế nào?
? Trong số từ mượn thì Tiếng việt mượn ngôn ngữ nước nào nhiều nhất ? Tại sao ? 
– 2 HS trả lời
*GV giải thích rõ hơn về từ gốc Hán và từ Hán Việt
? Nêu các lỗi dùng từ hay gặp phả?
? Em hiểu như thế nào về các lỗi đó ? Cách sửa ?
? Các em đã học những từ loại nào?
? Nêu khái niệm và đặc điểm của từng từ loại ?
? Có những loại cụm từ nào?
? Thế nào là cụm danh từ ? Mô hình ? Chức năng cú pháp ?
GV : Cụm tính từ các em sẽ được học ở bài sau.
GV cho Hs luyện tập.
HS Thảo luận theo bàn.
Báo cáo kết quả..
GV chữa 
I. Lí thuyết
1.Cấu tạo từ
- Từ đơn
- Từ phức : Từ ghép
 Từ láy
2.Nghĩa của từ
-Từ một nghĩa
-Từ nhiều nghĩa :
+ Nghĩa gốc 
+ nghĩa chuyển
 3.Phân loại từ theo nguồn gốc
* Từ thuần Việt
* Từ mượn : 
- Từ mượn tiếng Hán:
 +Từ gốc Hán
 +Từ Hán Việt. 
 - Từ mượn các ngôn ngữ khác
4. Lỗi dùng từ
- Lặp từ
- Lẫn lộn các từ gần âm
- Dùng từ không đúng nghĩa
5. Từ loại và cụm từ
a.Từ loại : danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ
b.Cụm từ: 
- Cụm danh từ
- Cụm động từ
- Cụm tính từ.
II. Luyện tập
Tìm các từ loại và cụm từ đã học trong đoạn văn sau:
Những buổi tối mùa đông ấy, gió bấc thổi qua những bụi tre dây gai góc...Mái nhà ấy đã ôm ấp mẹ con tôi, vì chiến tranh mà đã phải xa một phố cổ về với chốn thôn quê này
IV. Củng cố: GV tổng kết lại ND của tiết học
V. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị: Tính từ và Cụm tính từ: trả lời câu hỏi trong SGK, xem trước bài tập
E. Rút kinhnghiệm
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 6 chi tiet.doc