Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng (truyện ngụ ngôn)

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng (truyện ngụ ngôn)

Tuần 12 Tiết 45

 CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG (Truyện ngụ ngôn)

(Hướng dẫn đọc thêm)

 Ngày soạn: 10/11/07

MỤC TIÊU

Kiến thức :

Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.

Thái độ :

HS biết hoà nhập với cộng đồng, biết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Kỹ năng :

Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

SGK; Giáo án; Bảng phụ

Học sinh:

Soạn bài; Phiếu học tập

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng (truyện ngụ ngôn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Tiết 45
 Chân, tay, tai, mắt, miệng (Truyện ngụ ngôn) 
(Hướng dẫn đọc thêm)
Ngày soạn: 10/11/07
A
Mục tiêu 
1
Kiến thức : 
Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
2
Thái độ :
HS biết hoà nhập với cộng đồng, biết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
3
Kỹ năng : 
Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.
B
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
SGK; Giáo án; Bảng phụ
2
Học sinh:
Soạn bài; Phiếu học tập
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
III
Bài mới :
*
Đặt vấn đề :
ở đời chẳng ai có thể sống được một mình. Mỗi cá nhân chúng ta có mỗi quan hệ sống còn với cộng đồng, vì vậy mỗi người phải có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc của mình, nương tựa lẫn nhau mà sống cho tốt hơn, không nên ghen tỵ, so bì hiệt hơn với người khác. Ghanh tỵ là một thói xấu làm hại người khác và lại hại chính mình. Bài học sâu sắc ấy được tác giả dân gian thể hiện sinh động trong câu chuyện ngụ ngôn “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV: Gọi HS đọc VB
Chú ý giọng đọc cần sinh động và có sự thay đổi thích hợp với từng nhân vật và từng đoạn.
GV: Gọi HS đọc các chú thích trong SGK.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc – Chú thích:
a) Đọc:
b) Chú thích:
2.Bố cục: Chia làm hai phần:
- Phần 1: Từ đầu đ “ kéo nhau về” : Cuộc đình công của Chân, Tay, Tai, Mắt đối với lão Miệng.
- Phần 2: còn lại: Hậu quả của quyết định đó và cách sửa chữa.
Hoạt động 2: Phân tích văn bản
? Truyện có bao nhiêu nhân vật ? Cách 
đặt tên cho các nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì ?
? Tại sao lại gọi là cô Mắt, cậu Chân, Tay, bác Tai, lão Miệng ?
? Trước khi quyết định chống lại Miệng, các thành viên của nhóm sống với nhau như thế nào ?
TL : Thân thiện, đoàn kết
? Ai là người phát hiện ra vấn đề để chống lại Miệng ? Như vậy có hợp lý không ? Vì sao ? 
? Quyết định ấy được thể hiện bằng hành động nào ? 
? Theo em quyết định ấy đúng hay sai ? Vì sao ?
? Chuyện gì đã xảy ra với chân tay, tai, mắt khi chúng quyết định không làm gì nữa ?
? Theo em vì sao cả bọn phải chịu hậu quả đó ?
TL : So bì, tị nạnh, chia rẽ, không đoàn kết. 
? Nguyên nhân của tình trạng cả bọn bị tê liệt sức sống đã được Tai nhận ra. Hãy tóm tắt lời giải thích của Tai về vấn đề này ?
? Lời khuyên của Tai đã được cả bọn hưởng ứng như thế nào ?
? Sau đó thì cả bọn cảm thấy ntn ?
TL : Khoan khoái, hoà thuận.
? Em nhận ra ý nghĩa ngụ ngôn nào qua sự việc này ?
Hoạt động 3: ý nghĩa
? Truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người điều gì ?
II. Phân tích văn bản:
1. Cuộc đình công của Chân, Tay, Tai, Mắt đối với lão Miệng:
- Quyết định : không làm gì nữa. 
đ Chưa nhìn thấy sự thống nhất, chặt chẽ bên trong.
2. Hậu quả và cách sữa chữa 
- Hậu quả : Mệt rã rời 
- Cách sữa chữa : Vực Miệng dậy, đi tìm thức ăn cho Miệng.
ị Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
III. ý nghĩa : 
- Mượn sự vật để nói con người.
- Cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. 
- Một người vì mọi người, mọi người vì một người.
IV
Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc lại ý nghĩa của truyện? Là một học sinh, em rút ra được cho mình bài học gì?
- Về nhà học bài, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 45.doc