Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 35: Bổ trợ kiến thức về văn bản nhật dụng “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” “bức thư của thủ lĩnh da đỏ”; “động Phong Nha”

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 35: Bổ trợ kiến thức về văn bản nhật dụng “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” “bức thư của thủ lĩnh da đỏ”; “động Phong Nha”

BỔ TRỢ KIẾN THỨC VỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG

“CẦU LONG BIÊN – CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ”

“BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ”; “ĐỘNG PHONG NHA”

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Củng cố, mở rộng kiến thức về một số văn bản nhật dụng đã học như: “Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử”, “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, “Động Phong Nha”

 - Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tìm hiểu các văn bản nhật dụng

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu các văn bản nhật dụng

3. Thái độ: - Bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm yêu quê hương, đất nước

 - Có ý thức trân trọng, bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, ý thức bảo vệ môi trường của đất nước, của nhân loại.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Hướng dẫn tự học Ngữ văn6,

 - HS: SGK, HDTH, vở ghi

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 35: Bổ trợ kiến thức về văn bản nhật dụng “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” “bức thư của thủ lĩnh da đỏ”; “động Phong Nha”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 36
Tiết 35:
Ngày soạn: /04/2010
Ngày dạy: /05/2010
Bổ trợ kiến thức về văn bản nhật dụng
“Cầu long biên – chứng nhân lịch sử”
“Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”; “động phong nha”
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Củng cố, mở rộng kiến thức về một số văn bản nhật dụng đã học như: “Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử”, “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”, “Động Phong Nha”
	- Hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tìm hiểu các văn bản nhật dụng
2. Kĩ năng: 
	 - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu các văn bản nhật dụng
3. Thái độ: - Bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm yêu quê hương, đất nước
	 - Có ý thức trân trọng, bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, ý thức bảo vệ môi trường của đất nước, của nhân loại.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Hướng dẫn tự học Ngữ văn6,
	- HS: SGK, HDTH, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A1: .........
 - Lớp 6A2: .........
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
?- Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng?
?- Kể tên các văn bản nhật dụng đã học!
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 Từ phần kiểm tra bài cũ àdẫn dắt chuyển tiếp vào bài
 # Nội dung dạy học cụ thể:
?- Em cảm nhận được những gì sâu sắc từ văn bản “Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử”?
- Cầu Long Biên là câu cầu thân yêu, hùng vĩ, không chỉ là chứng nhân lịch sử cho Hà Nội mà còn cả dân tộc Việt Nam.
- Đó là cây cầu tình yêu sâu nặng của tác giả dành cho Hà Nội và đất nước.
?- Nghệ thuật viết văn tạo nên sức hấp dẫn của văn bản là gì?
Lối viết giàu cảm xúc
Lời văn giàu sự kiện, giàu ý nghĩa
Nghệ thuật nhân hóa
Kết hợp giữa tự sự và thuyết minh...
?- “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” được ra đời khi nào?
- Năm 1854, tổng thống thứ 14 của Mĩ là Phreng Klin Piơxơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-at-tơn đã gửi bức thư này trả lời.
à Đây là bức thư nổi tiếng từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay về thiên nhiên và môi trường.
?- Bức thư đã quan tâm và khẳng định điều quan trọng nào trong cuộc sống con người?
- Con người phải biết sống hòa hợp với thiên nhiên
- Phải chăm lo, bảo vệ môi trường, thiên nhiên như mạng sống của mình
?- Đặc sắc nghệ thuật cua văn bản?
- Lời văn giàu hình ảnh
- Sử dụng thành công nhiều biên pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, đối lập,...
?- Tại sao “Động Phong Nha”là một VB nhật dụng?
- Vì VB hướng người đọc tới chỗ liên hệ chặt chẽ với những vấn đề đang được đặt ra bức thiết trong cuộc sống trước mắt (...)
?- Cảm nhận của em về động Phong Nha qua văn bản?
- Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo
?- Qua văn bản, tác giả muốn hướng chúng ta tới suy nghĩ về những vấn đề gì?
+ Bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh
+ Đầu tư khai thác nguồn lợi của thiên nhiên nhằm phát triển kinh tế du lịch.
Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập bổ trợ 
(1)?- Trong “Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử”, tại sao tác giả không gọi cây cầu LB là vật chứng hay chứng tích mà gọi là “chứng nhân” và “nhân chứng”?
(HS thảo luận à trả lời)
- Tác giả không gọi cây cầu LB là vật chứng hay chứng tích mà gọi là “chứng nhân” và “nhân chứng” là nhằm đem lại sự sống, linh hồn cho sự vật vô tri, vô giác.
- Cầu Long Biên đã trở thành “người đương thời” của bao thế hệ, như nhân vật bất tử, chịu đựng, nhìn thấy, xúc động trước bao đổi thay, bao thăng trầm của thủ đô, của đất nước cùng với con người.
(2)?- Giá trị của động Phong Nha?
(HS nhớ lại 7 cái nhất của động PN và trả lời)
- Hang động dài nhất
- Cửa hang cao và rộng nhất
- Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất
- Có những hồ ngầm đẹp nhất
- Hang khô rộng và đẹp nhất
- Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất
- Sông ngầm dài nhất
à Phong nha là thắng cảnh của Việt Nam và thế giới.
(3)?- Hãy viết những câu văn em tâm đắc trong “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” nói về:
+ Không khí: .......................................................
+ Nước: ...............................................................
+ Đất: ..................................................................
+ Động thực vật: ..................................................
(HS suy nghĩ và điền các câu văn phù hợp)
Hoạt động 4: Củng cố:
?- Chọn đọc đọc diễn cảm một số đoạn văn trong các văn bản sau:
+ “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử”
+ “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”
+ “Động phong Nha”
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung ý nghĩa của ba văn bản nhật dụng vừa bổ trợ.
- Hoàn thành các bài tập trên lớp và làm bài tập 4
(4)?- Viết một đoạn văn ngán giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở địa phương mình. 
- Tổng ôn tập kiến thức Ngữ văn đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6
- Rèn luyện chính tả cho bản thân (trong hè)
I. kiến thức cơ bản:
1. Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử 
(Thúy Lan)
- Nội dung
- Nghệ thuật
2. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
(Xi-at-tơn)
- Hoàn cảnh ra đời (1854)
- Nội dung
- Nghệ thuật
3. Động Phong Nha
(Trần Hoàng)
- Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha
ố Suy ngẫm về những vấn đề mà cuộc sống đặt ra bức thiết:
+ Bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh
+ Đầu tư khai thác nguồn lợi của thiên nhiên nhằm phát triển kinh tế du lịch.
Ii. bài tập: 
1. Bài 1:
2. Bài 2 
à Phong nha là thắng cảnh của Việt Nam và thế giới.
3. Bài 3: 
Kiểm tra ngày ..... tháng ..... năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 36(T35).doc