Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 34: Luyện tập chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 34: Luyện tập chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ

TUẦN 34

Tiết 34: Ngày soạn: /04/2010

Ngày dạy: /04/2010

LUYỆN TẬP

CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao thêm kiến thức về các thành phần chính của câu: chủ ngữ và vị ngữ.

 - Phát hiện được lỗi câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ và biết cách khắc phục loại lỗi này.

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.

3. Thái độ: - Có ý thức đặt câu, viết đoạn không mắc lỗi ngữ pháp (CN & VN)

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Một số KT, KN và BT nâng cao,.

 - HS: SGK, HDTH, vở ghi

 

doc 5 trang Người đăng thu10 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 34: Luyện tập chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Tiết 34:
Ngày soạn: /04/2010
Ngày dạy: /04/2010
luyện tập 
chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao thêm kiến thức về các thành phần chính của câu: chủ ngữ và vị ngữ.
	- Phát hiện được lỗi câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ và biết cách khắc phục loại lỗi này.
2. Kĩ năng: 
	 - Rèn luyện kĩ năng chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ. 
3. Thái độ: - Có ý thức đặt câu, viết đoạn không mắc lỗi ngữ pháp (CN & VN)
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Một số KT, KN và BT nâng cao,...
	- HS: SGK, HDTH, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A1: .........
 - Lớp 6A2: .........
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
(I): Kiểm tra bài viết Tập làm văn miêu tả sáng tạo của HS mà GV đã giao về nhà
(II): ?- Các thành phần chính của câu?
 ?- Vai trò của chủ ngữ, vị ngữ trong câu?
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 GV đưa ra 4 câu thuộc 4 kiểu mắc lỗi thường gặp về chủ ngữ và vị ngữ à Yêu cầu HS phát hiện à dẫn dắt vào nội dung luyện tập.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
?- Các lỗi câu thường mắc về chủ ngữ và vị ngữ? Lấy VD!
Câu thiếu chủ ngữ 
Câu thiếu vị ngữ 
Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành câu.
+ VD: (HS tự lấy)
?- Cách sửa câu thiếu CN?
- Thêm (tạo) CN cho câu
?- Cách sửa câu thiếu VN?
- Thêm (tạo) VN cho câu
?- Cách sửa câu thiếu cả CN lẫn VN?
- Thêm (tạo) CN + VN cho câu
?- Cách sửa câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu?
- Sắp xếp lại các thành phần câu hoặc dùng thêm từ kết hợp với tổ chức lại câu để biểu đạt đúng quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
(Cho HS sửa lỗi câu từng loại mà các em vừa lấy VD ở phần trên)
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập bổ trợ, nâng cao: 
(1)?- Xác định lỗi câu và chữa lại cho đúng!
a/ Qua nghệ thuật so sánh, châm biếm của các tác giả dân gian đã làm bật lên tiếng cười phê phán cách nhìn sự vật của năm ông thầy bói. 
b/ Với những từ láy có sức gợi hình, gợi cảm của bài thơ đã góp phần làm hiện lên hình ảnh chú bé liên lạc thật hồn nhiên, vui tươi và dũng cảm.
c/ Bạn An, người lớp trưởng mà tôi yêu quý.
d/ Việc hôm qua chúng mình nói với cô giáo chủ nhiệm.
e/ Trong buổi lễ tổng kết năm học, ngày mà em hằng mong đợi từ lâu.
g/ Để tưởng nhớ công công của những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho sự nghiệp giải phóng đất nước.
h/ “Con Rồng, cháu Tiên”, một trong những truyền thuyết cổ xưa nhất của dân tộc ta.
 (Cho HS làm việc theo nhóm từng bàn:
+ Dãy trong: Câu a, c, e, h
+ Dãy ngoài: Câu b, d, g, h)
a/ Thiếu CN
à Chữa:
+ Cách 1: Biến một bộ phận của trạng ngữ (các tác giả dân gian) thành CN của câu và thay quan hệ từ “của” bằng dấu phẩy:
Qua nghệ thuật so sánh, châm biếm, các tác giả dân gian đã làm bật lên tiếng cười.
+ Cách 2: Biến bộ phận của trạng ngữ thành CN bằng cách bỏ quan hệ từ “qua”:
Nghệ thuật so sánh, châm biếm của các tác giả dân gian đã làm bật lên tiếng cười ..
b/ (Tương tự câu a)
c/ Thiếu VN
à Chữa: 
+ Cách 1: Thêm VN:
Bạn An, người lớp trưởng mà tôi yêu quý đã doạt danh hiệu HS giỏi tỉnh.
+ Cách 2: Chuyển phần phụ chú thành VN, bỏ dấu phẩy và thêm từ “là”:
Bạn An là người lớp trưởng mà tôi yêu quý
d/ Thiếu VN
à Chữa: 
Việc hôm qua chúng mình nói với cô giáo chủ nhiệm là chưa chính xác.
e/ Thiếu CN +VN
à Cách chữa:
+ Cách 1: thêm CN, VN:
Trong buổi lễ tổng kết năm học, ngày mà em hằng mong đợi từ lâu, em đã được nhận rất nhiều lời khen ngợi.
+ Cách 2: Biến trạng ngữ thành CN & VN:
Buổi lễ tổng kết năm học là ngày mà em .
g/ Thiếu CN +VN
à Chữa : Thêm CN, VN...........
h/ Thiếu VN
à Chữa: (Tương tự câu c)
(2)?- Phát hiện và chữa những câu sai sau đây:
a/ Chiếc xe đạp của Thu chạy bon bon trên đường và hát vang bài hát.
b/ Cầu thang đưa em đến tận cửa phòng học ở gác hai rồi tiến vào lớp.
c/ Ngòi bút của Lan sau những nét đưa lên đưa xuống mềm mại bỗng dừng lại mỉm cười khoan khoái.
d/ Chúng em càng đến gần ngày thi thì tinh thần hăng hái học tập đã bộc lộ một cách rõ nét.
- Cả 4 câu đều về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
à Chữa:
a/ Chiếc xe đạp ..... và cậu ấy hát vang bài hát.
b/ Cầu thang đưa..... rồi em tiến vào lớp.
c/ Ngòi bút ..... bỗng dừng lại và Lan mỉm cười khoan khoái.
d/ Chúng em càng đến gần ngày thi thì tinh thần hăng hái học tập càng bộc lộ một cách rõ nét.
(3)?- Hoàn chỉnh các câu sau bằng cách điền thêm CN và VN thích hợp vào chỗ trống:
a/ Khi mặt trời từ từ nhô lên khỏi rặng núi xa xa...
b/ Qua những ngọn thác cheo leo,... lại lặng lẽ trôi theo dòng nước ra tận biển khơi.
c/ Tay ôm chiếc cặp,... cất bước đến trường trong niềm vui sướng 
d/ Nơi những chiến sĩ quan Giải phóng đã chiến đấu anh dũng....
(HS làm à GV chữa- đánh giá, cho điểm)
Hoạt động 4: Củng cố:
?- Nhắc lại các lỗi thường gặp về câu?
?- Làm thế nào để tránh được các lỗi trên?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung luyện tập 
- Hoàn thành các bài tập trên lớp và làm BT 4:
?- Đặt các câu khác nhau để diễn đạt ý sau:
“Qua VH dân gian, chúng ta có thể tìm thấy ước mơ của người lao động xưa”.
 - Chuẩn bị: Luyện tập cách viết đơn
I. kiến thức cơ bản:
1. Câu thiếu chủ ngữ
- Cách chữa:
Thêm (tạo) CN cho câu
2. Câu thiếu vị ngữ
- Cách chữa:
Thêm (tạo) VN cho câu
3. Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
- Cách chữa:
Thêm (tạo) CN + VN cho câu
4. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành câu
- Cách chữa: Sắp xếp lại các thành phần câu hoặc dùng thêm từ kết hợp với tổ chức lại câu để biểu đạt đúng quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: 
- Câu a + b: Thiếu CN
- Câu c, d, h: Thiếu VN
- Câu e, g: Thiếu CN +VN
2. Bài 2: 
Cả 4 câu đều về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
à Chữa : (Bảng phụ)
3. Bài 3: 
	Kiểm tra ngày ..... tháng 04 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34(T33).doc