Tiết 33-34
VĂN HỌC
ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
(Truyện cổ tích của A. Puskin)
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm vững cốt truyện, biết cách tóm tắt và kể chuyện một cách diễn cảm.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyện.
B. Phương tiện, phương pháp dạy học
1. Phương pháp dạy học
Kết hợp các phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, làm việc nhóm, đóng vai.
2. Phương tiện dạy học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Giáo án điện tử (power point)
- Phiếu học tập (3 phiếu), tranh vẽ
- Dụng cụ học tập: cờ - tín hiệu phát biểu
Tiết 33-34 VĂN HỌC ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG (Truyện cổ tích của A. Puskin) Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Nắm vững cốt truyện, biết cách tóm tắt và kể chuyện một cách diễn cảm. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện. - Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyện. B. Phương tiện, phương pháp dạy học 1. Phương pháp dạy học Kết hợp các phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, làm việc nhóm, đóng vai. 2. Phương tiện dạy học - Sách giáo khoa, sách giáo viên - Giáo án điện tử (power point) - Phiếu học tập (3 phiếu), tranh vẽ - Dụng cụ học tập: cờ - tín hiệu phát biểu C. Yêu cầu học sinh chuẩn bị - Đọc văn bản truyện, tập đọc diễn cảm, giải thích từ khó. - Tìm hiểu về tác giả Puskin và tác phẩm truyện thơ “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của ông. - Tập tóm tắt truyện. D. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp học - Chia nhóm học tập: 4 nhóm. - Phát sẵn phiếu học tập cho các nhóm. - Phát cờ tín hiệu cho từng HS, khi muốn phát biểu xây dựng bài hoặc khi bày tỏ sự đồng ý, HS sẽ giơ cờ. 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 1 học sinh trả lời câu hỏi: Trong truyện “Cây bút thần” em thích nhất chi tiết nào? Hãy phân tích ý nghĩa của chi tiết đó. 3. Giới thiệu bài mới GV dẫn dắt : Các em thân mến, chúng ta đã từng được học và được đọc rất nhiều câu chuyện cổ tích, biết nhiều nhân vật với những tính cách và số phận khác nhau. Vậy em hãy thử kể cho cô và các bạn một số nhân vật bị phê phán bởi tính cách tham lam, bội bạc? Họ đã phải chịu kết cục như thế nào? (định hướng: nhân vật người anh trong “Cây khế”, mẹ con Cám trong “Tấm Cám”) Hôm nay cô cùng các em sẽ đến với một câu chuyện mà ở đó một lần nữa nhân vật tham lam, bội bạc đã phải trả giá đắt vì hành động của mình. Đó là câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” (slide 1, 2) 4. Dạy bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt - GV yêu cầu HS nêu 1 số nét về tác giả Puskin và tác phẩm truyện thơ “Ông lão đánh cá và con cá vàng” (đã tìm hiểu ở nhà) - GV bổ sung, tổng kết những nét chính (slide 3, 4) - 1 đến 2 HS trả lời I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Puskin (1799 – 1837), nhà thơ Nga vĩ đại. - Tác giả của nhiều trường ca và truyện cổ tích tuyệt diệu 2. Tác phẩm - Là truyện cổ tích bằng thơ được xây dựng một cách sáng tạo dựa trên truyện cổ nhiều nước (năm 1833) - GV gọi 3 HS tương ứng 3 vai: (người dẫn truyện, ông lão đánh cá, con cá vàng đọc văn bản) (lưu ý học sinh đọc diễn cảm, thể hiện rõ tính cách nhân vật) - GV yêu cầu các bạn khác nhận xét giọng đọc của 3 bạn - GV cung cấp cho 4 nhóm 10 bức tranh, thứ tự lộn xộn, yêu cầu HS sắp xếp tranh và tóm tắt câu chuyện dựa trên các bức tranh đã được sắp xếp (slide 5) - GV nhận xét, chốt ý. - 3 HS đọc bài theo vai - 1 Hs trả lời 3. Tóm tắt truyện - Vợ chồng ông lão đánh cá sống nghèo khổ trong túp lều. - Ông lão bắt được cá vàng, thả cá vàng và được cá vàng hứa sẽ đền ơn. - Mụ vợ biết chuyện bắt ông lão đòi cá vàng thực hiện yêu cầu của mụ: + Lần 1: đòi máng lợn mới + Lần 2: đòi ngôi nhà mới + Lần 3: đòi làm nhất phẩm phu nhân + Lần 4: đòi làm nữ hoàng + Lần 5: đòi làm long vương - Cá vàng tức giận, gia đình ông lão trở về cuộc sống như cũ. - GV hỏi: Truyện các em vừa đọc, vừa tóm tắt có mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính - GV định hướng: truyện có 4 nhân vật: ông lão, mụ vợ, cá vàng, biển. Mỗi nhân vật có tầm quan trọng khác nhau, mang một ý nghĩa tượng trưng riêng. (slide 6) - GV chuyển ý: Chúng ta sẽ cùng nhau lần lượt tìm hiểu 4 nhân vật đó có đặc điểm gì và tượng trưng cho điều gì. - GV hướng dẫn các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1. Em hãy điền những từ ngữ ngắn gọn vào mỗi cánh hoa thể hiện cảm nghĩ của em về nhân vật ông lão đánh cá. (Chú ý tới hoàn cảnh, phẩm chất, tính cách, thái độ của ông lão) Theo em, ông lão đáng thương hay đáng trách? - GV gọi 2 nhóm trả lời, 2 nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (trong quá trình HS trả lời, GV có thể hỏi thêm 1 số câu hỏi phụ để làm rõ vấn đề) - GV tổng kết các ý kiến (slide 7, 8) Tiết 2 GV chuyển ý: Chính sự nhu nhược đã vô tình tiếp tay cho sự tham lam, lộng hành của mụ vợ. Sự tham lam và bội bạc của mụ vợ chính là mạch dẫn dắt câu chuyện phát triển. - GV hướng dẫn HS hoàn thành phiếu học tập số 2 Hãy điền:- vào các ô bên trái những thứ mà mụ vợ đòi hỏi trong các lần. - vào các ô bên phải thái độ, hành động của mụ đối với ông lão tương ứng với các lần đó - GV gọi 1 nhóm trình bày những đòi hỏi của mụ vợ. GV hỏi thêm: Mụ vợ đòi hỏi những phương diện gì? Em hãy nhận xét về mức độ tham lam của mụ vợ? - GV giảng thêm: Lòng tham của mụ vợ đã vượt qua ngưỡng có thể chấp nhận được. Ngay cả khi được làm nữ hoàng – địa vị cao nhất mà con người có thể mơ ước mụ vẫn không bằng lòng, mà muốn đạt đến một địa vị cao đến mức chỉ có trong tưởng tượng. Theo đà đó chúng ta có thể dự đoán nếu cá vàng không trừng phạt mụ chắc chắn mụ còn tiếp tục đòi hỏi. - GV gọi 1 nhóm khác trình bày thái độ của mụ vợ với ông lão tương ứng với các lần. - GV hỏi: Em tiếp tục nhận xét mức độ bội bạc của mụ vợ? Từ đó em có thể thấy mối quan hệ giữa lòng tham và sự bội bạc? - Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, tổng kết. - GV giảng: khi mụ bước lên cao hơn trên những nấc thang danh vọng và và quyền lực thì đạo đức, nhân phẩm con người của mụ càng tụt dốc (slide 9, 10) - GV chuyển ý: Kết thúc của truyện như thế nào, chúng ta đã rõ. Nhưng kết thúc đó nói lên điều gì, các nhân vật ở đây mỗi người Cá vàng ở đây tượng trưng cho điều gì. Và còn một nhân vật nữa cũng là một nhân chứng trong chuyện này, đó là Biển cả. Để tìm hiểu rõ hơn về tầng nghĩa sâu xa của truyện, cô mời các em theo dõi một vở kịch ngắn do chính các thành viên trong lớp ta biểu diễn. Hãy tưởng tượng chúng ta là những thần dân đến xem “Long vương xử kiện” (chiếu slide 11) - GV hướng dẫn HS thực hiện vở kịch. Các HS còn lại chú ý xem, tham gia đóng góp ý kiến, đồng thời dựa vào những gì theo dõi để hoàn thành phiếu học tập số 3 - Sau khi kết thúc vở kịch, GV gọi 1 số HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập số 3 (slide 13) 1, Ý nghĩa của hình tượng Cá vàng là: a. Tượng trưng cho sự biết ơn đối với những người cứu giúp người khác khi hoạn nạn, khó khăn. b. Đại diện của sức mạnh, khả năng diệu kì của con người. c. Đại diện của công lí: trừng trị đích đáng những kẻ tham lam bội bạc. d. Cả 3 đáp án trên. 2, Ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật biển cả (slide 14) a. Biểu trưng cho vẻ đẹp hào hùng của thiên nhiên. b. Biểu trưng cho sức mạnh của nhân dân. c. Biểu trưng cho công lí của nhân dân 3, Kết thúc truyện được viết theo: (slide 15) a. Lối kết thúc mở b. Lối vòng tròn c. Lối truyền thống của truyện cổ tích: kết thúc có hậu - Hs trả lời câu hỏi (có thể HS cho rằng mụ vợ là nhân vật chính) - HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày sau 3 phút - HS hoàn thành phiếu học tập theo nhóm và cử đại diện trình bày sau 5 phút - 1 nhóm trình bày phần điền các ô bên trái, sau đó trả lời câu hỏi thêm của GV - 1 nhóm HS trình bày phần điền các ô bên phải và trả lời câu hỏi thêm của GV - HS trả lời - HS trả lời - Một số HS đóng kịch theo kịch bản đã được giao. Các thành viên khác theo dõi, tham gia ý kiến với vai trò thần dân. Đồng thời HS hoàn thành các câu trắc nghiệm trong phiếu học tập số 3 - Hs trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập số 3 II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhân vật ông lão - Hoàn cảnh: lão ngư nghèo khổ - Phẩm chất đáng quý: + Chăm chỉ làm ăn + Lương thiện, nhân hậu (làm việc tốt mà không đòi trả ơn) - Điều đáng trách: nhu nhược, cam chịu. + Chấp nhận làm theo sự sai bảo của vợ hết lần này đến lần khác + Dáng điệu ra biển: lóc cóc, lủi thủi ông lão vừa đáng thương vừa đáng trách 2. Nhân vật mụ vợ a. Sự tham lam của mụ vợ - Lần 1: đòi máng lợn mới=> đòi của cải vật chất - Lần 2: đòi ngôi nhà mới=> đòi của cải vật chất ở mức cao hơn - Lần 3: đòi làm nhất phẩm phu nhân=> đòi của cải, danh vọng - Lần 4: đòi làm nữ hoàng=> đòi của cải, danh vọng và quyền lực - Lần 5: đòi làm long vương=> lòng tham lên đến tột đỉnh, muốn sở hữu tất cả, có được tất cả => * Lòng tham ngày càng tăng tiến, không chịu thỏa mãn với cái đang có * Lòng tham vô độ, không giới hạn, vượt ra khỏi sức tưởng tượng. b. Sự bội bạc của mụ vợ * Với chồng: - Lần 1: mắng chồng “đồ ngốc” - Lần 2: quát to “đồ ngốc” - Lần 3: mắng như tát nước vào mặt - Lần 4: Nổi trận lôi đình, tát vào mặt, gọi ông lão là “mày”, đuổi đi - Lần 5: nổi cơn thịnh nộ => Lòng tham càng lớn thì sự bội bạc cũng càng tăng. 3. Nhân vật cá vàng và biển cả * Cá vàng: - Tượng trưng cho sự biết ơn đối với những người cứu giúp người khác khi hoạn nạn, khó khăn. - Đại diện của sức mạnh, khả năng diệu kì của con người. - Đại diện của công lí: trừng trị đích đáng những kẻ tham lam bội bạc. * Biển cả: - Hình tượng nghệ thuật biểu trưng cho công lý nhân dân. 4. Ý nghĩa của kết thúc truyện - Kết thúc theo lối vòng tròn -Ông lão không mất gì mà như vừa trải qua cơn ác mộng. -Mụ vợ phải trở lại cảnh sông như trước đây: lều nát, máng sứt sau khi đã được hướng giàu sang phú quý => sẽ khổ hơn rất nhiều => trừng phạt thích đáng. - GV yêu cầu HS rút ra những nét nghệ thuật đặc sắc nhất của truyện. - GV yêu cầu HS rút ra những nét chính về nội dung của truyện. - Sau khi HS trả lời, GV có thể bổ sung và đưa ra tổng kết hoàn chỉnh (slide 16) - HS trả lời câu hỏi - HS ghi nội dung tổng kết vào vở III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Tình huống truyện lặp lại, tăng tiến - Đối lập giữa các nhân vật - Xây dựng các hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa 2. Nội dung - Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người giàu lòng nhân hậu - Phê phán kẻ tham lam, bội bạc - Bài học về lao động chân chính - Bài học đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái ác. - GV yêu cầu HS làm bài tập luyện tập số 1 (SGK/97) (slide 17) Phần này GV không đưa ra một đáp án chuẩn mà cho HS tự do phát biểu, nhưng phải đưa ra được lí lẽ để bảo vệ quan điểm của mình. - GV có thể giải thích thêm ý nghĩa của nhan đề do Puskin đặt: - HS phát biểu ý kiến, trả lời câu hỏi bài tập luyện tập số 1 IV. Luyện tập Bài tập 1 (SGK/97) - Trong truyện cổ tích có xu hướng hướng về các nhân vật tích cực, chính diện hơn là các nhân vật phản diện - Có thể, Puskin muốn tô đâm dấu ấn cho các nhân vật đại diện cho nhân dân. 5. Củng cố, dặn dò - GV nhắc nhở HS về nhà: + Học thuộc phần ghi nhớ + Kể và tóm tắt truyện + Soạn bài “Thứ tự kể trong văn tự sự”
Tài liệu đính kèm: