TUẦN 33
Tiết 32: Ngày soạn: /04/2010
Ngày dạy: /04/2010
LUYỆN TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ SÁNG TẠO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao kiến thức về văn miêu tả. Biết vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung đã được học trước đó.
- Hiểu và biết cách làm bài văn miêu tả sáng tạo
2. Kĩ năng:
- Rèn năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết bài văn miêu tả.
- Rèn luyện các kĩ năng viết nói chung (diễn đạt, trình bày, chính tả, ngữ pháp,.)
3. Thái độ: - Có ý thức sáng tạo trong văn miêu tả.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến quê hương.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, Hướng dẫn tự học Ngữ văn6,
- HS: SGK, HDTH, vở ghi
Tuần 33 Tiết 32: Ngày soạn: /04/2010 Ngày dạy: /04/2010 Luyện tập làm văn miêu tả sáng tạo I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS có được: 1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao kiến thức về văn miêu tả. Biết vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung đã được học trước đó. - Hiểu và biết cách làm bài văn miêu tả sáng tạo 2. Kĩ năng: - Rèn năng lực sáng tạo trong khi thực hành viết bài văn miêu tả. - Rèn luyện các kĩ năng viết nói chung (diễn đạt, trình bày, chính tả, ngữ pháp,...) 3. Thái độ: - Có ý thức sáng tạo trong văn miêu tả. - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến quê hương. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Hướng dẫn tự học Ngữ văn6, - HS: SGK, HDTH, vở ghi iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 6A1: ......... - Lớp 6A2: ......... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ?- Thế nào là văn miêu tả? ?- Các kĩ năng cần có khi làm bài văn miêu tả? Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ àdẫn dắt chuyển tiếp vào bài. # Nội dung dạy học cụ thể: Hướng dẫn HS tìm hiểu thêm về miêu tả sáng tạo và các yêu cầu khi làm văn miêu tả sáng tạo. ?- Em hiểu thế nào là miêu tả sáng tạo? - Miêu tả sáng tạo là một dạng văn miêu tả nhưng có yếu tố tưởng tượng. ?- Vai trò của yếu tố tưởng tượng trong bài văn miêu tả sáng tạo? - Là yếu tố hết sức quan trọng để đạt được yêu cầu sáng tạo của bài văn ?- Chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng yếu tố tưởng tượng trong bài văn miêu tả sáng tạo? - Sử dụng phù hợp, không được coi nhẹ các yêu cầu khác như: chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu và sắp xếp thứ tự miêu tả hợp lí. - Tưởng tượng nhưng phải hợp lí, đúng thực tế, không tưởng tượng lan man, lung tung, sai với thực tế mà con người đang sống hoặc đã từng nghĩ ra (VD: Tả quang cảnh khu vườn thì phải đúng là hình ảnh một khu vườn trong cuộc sống; tả ông Bụt thì phải đúng như hình ảnh ông Bụt mà dân gian đã tưởng tượng và xây dựng ra...) Hướng dẫn học sinh làm các bài tập bổ trợ, nâng cao: (1)?- Đặt hai đề văn miêu tả sáng tạo (một đề tả cảnh, một đề tả người) (HS suy nghĩ tạo đề theo nhóm 2 em à Trình bày à nhận xét, đánh giá). * Đề bài gợi ý: (I): Dựa vào bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa, em hãy tả lại một cơn mưa rào mùa hạ. (II): Hãy tả lại hình ảnh Thánh Gióng và người mẹ của chàng trong cảnh chàng chia tay mẹ và dân làng để chuẩn bị ra trận đánh giặc Ân. (2)?- Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài sau: Từ văn bản “Vượt thác” (“Quê nội” – Võ Quảng), em hanỹ tả lại một dòng sông hùng vĩ và thơ mộng theo trí tưởng tượng của mình. (GV gợi ý, hướng dẫn à HS suy nghĩ và thực hiện cá nhân) + Tìm hiểu đề: - Thể loại: Miêu tả cảnh (MT sáng tạo) - Nội dung: Tả một dòng sông vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, nhưng dựa vào gợi ý từ văn bản “Vượt thác„ (Võ Quảng) + Lập dàn ý: A. Mở bài: Giới thiệu khái quát dòng sông hùng vĩ và thơ mộng B. Thân bài: (Tả chi tiết, cụ thể) - Hình dáng (thế) của dòng sông - Nước sông – màu sắc – sóng - ... - Thuyền bè trên dòng sông - Hai bên bờ: bãi cát, bãi mía, nương dâu,... - Hoạt động của con người: Trẻ con nô đùa bơi lội/ đánh trận giả (thả diều) trên bãi cát... C. Kết bài: Cảm nghĩ về dòng sông (3)?- Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề bài ở bài tập số 2. *Lưu ý HS: Có thể tham khảo cách miêu tả của nhà văn Võ Quảng, nhưng phải sáng tạo khi viết bài văn của mình, không được sao chép, bắt chước một cách máy móc. (Nếu không đủ thời gian thì cho HS về nhà hoàn thiện) Hoạt động 4: Củng cố: ?1- Dòng nào ghi đúng trình tự của một bài tập làm văn miêu tả? A. Giới thiệu đối tượng được miêu tả, tả chi tiết theo một thứ tự nhất định, nêu nhận xét, cảm nghĩ. B. Giới thiệu đối tượng được miêu tả, tả chi tiết theo một thứ tự nhất định. C. Giới thiệu và nêu nhận xét, cảm nghĩ về đối tượng được miêu tả, tả chi tiết theo một thứ tự nhất định. D. Tả chi tiết đối tượng theo một thứ tự nhất định và nêu nhận xét, đánh giá. ?2- Theo em, chi tiết nào sau đây là tiêu biểu nhất khi miêu tả nhân vật ông Tiên (trong truyện cổ tích)? Gương mặt sáng đẹp nhân từ, chòm râu bạc trắng như cước. Mặc áo thụng vàng, tay chống gậy trúc. Bước đi khoan thai, giọng nói hiền từ, ấm áp. Mỗi khi ông xuất hiện, xung quanh ông toả hào quang lấp lánh. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung luyện tập về văn miêu tả sáng tạo. - Hoàn thành bài tập số 3 (Viết bài văn hoàn chỉnh...) - Chuẩn bị : Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ. I. kiến thức cơ bản: 1. Khái niệm về miêu tả sáng tạo: - Là một dạng văn miêu tả nhưng có yếu tố tưởng tượng. 2. Những điều cần lưu ý khi làm văn miêu tả sáng tạo: - Chú ý đến yếu tố tưởng tượng - Không được coi nhẹ các yêu cầu khác như: chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu và sắp xếp thứ tự miêu tả hợp lí. - Tưởng tượng phải hợp lí, không tưởng tượng lan man, sai với thực tế Ii. bài tập: 1. Bài 1: Đặt đề văn miêu tả sáng tạo 2. Bài 2 + Tìm hiểu đề - Thể loại: Miêu tả cảnh (MT sáng tạo) - Nội dung: Tả một dòng sông vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, nhưng dựa vào gợi ý từ văn bản “Vượt thác„ (Võ Quảng) + Lập dàn ý: (Bảng phụ) 3. Bài 3: Viết bài văn hoàn chỉnh (1): Đáp án A (2): Đáp án D Kiểm tra ngày ..... tháng 04 năm 2010
Tài liệu đính kèm: