(Truyện Cổ Tích Trung Quốc)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “Cây bút thần” và một số chi tiết nghệ thuật tiêu
biểu, đặc sắc của truyện.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, kể, tóm tắt truyện.
- GVHD lòng thương người, ghét cái ác, cái xấu.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + tranh
- Học sinh: soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định tổ chức: (1)
2. KTBC: (4) - Những điều gì giúp cho Mã Lương vẽ giỏi?
- Nguyên nhân thần kỳ có tác dụng gì đối với tài vẽ của Mã Lương?
3. Bài mới: GV tóm tắt nội dung tiết 1 đã học chuyển sang tìm hiểu tiết 2.
Ngày soạn: 6/10/2010 Tuần 8 Ngày dạy: 8/10/2010 Tiết 31 (Truyện Cổ Tích Trung Quốc) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “Cây bút thần” và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện. - Rèn luyện kĩ năng đọc, kể, tóm tắt truyện. - GVHD lòng thương người, ghét cái ác, cái xấu. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + tranh - Học sinh: soạn bài III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. KTBC: (4’) - Những điều gì giúp cho Mã Lương vẽ giỏi? - Nguyên nhân thần kỳ có tác dụng gì đối với tài vẽ của Mã Lương? 3. Bài mới: GV tóm tắt nội dung tiết 1 đã học à chuyển sang tìm hiểu tiết 2. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 26’ 7’ HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN GV. Mã Lương được thần cho cây bút bằng vàng để vẽ được những vật có khả năng như thật. Có bút thần trong tay Mã Lương đã làm gì? à Chuyển ý. H. Theo em Mã Lương dùng bút thần vẽ cho những ai? H. Mã Lương đã vẽ những gì cho những người nghèo khổ trong làng? HS. Quan sát tranh minh họa trả lời. H. Tại sao Mã Lương không vẽ thóc gạo, nhà cửa vàng bạc, châu báu mà chỉ vẽ những dụng cụ lao động ? HS. Mã Lương không vẽ của cải vật chất có sẵn để hưởng thụ, mà vẽ các phương tiện cần thiết cho cuộc sống để người dân sản xuất, sinh hoạt. Từ đó sẽ tạo ra của cải vật chất, đó là những dụng cụ hữu ích cho mọi người. H. Em có suy nghĩ gì về hành động của Mã Lương (*). HS. Mã Lương dùng cây bút thần phục vụ người nghèo, mang lại cuộc sống ấm no cho họ. Mã Lương yêu thương giúp đỡ người lao động. H. Mã Lương đã vẽ gì cho tên địa chủ. HS. Không vẽ gì, mặc cho chúng dọa nạt, dụ dỗ. H. Mã Lương dùng cây bút thần trừng trị tên địa chủ ntn? H. Theo em khi đi xa, Mã Lương dùng cây bút thần để làm gì? Em có nhận xét gì về việc làm đó? HS. Mã Lương tiếo tục dùng cây bút thần để kiếm sống. Mã Lương biết dùng cây bút thần hợp lý, không ỷ lại để hưởng thụ giàu sang. ML có thể vẽ ra nhiều vàng để hưởng thụ nhưng ML không làm như vậy. ML kiếm sống bằng chính bàn tay lao động, bằng sự sáng tạo nghệ thuật. GV giảng: Do sơ ý ML để giọt mực ra vào mắt cò, cò mở mắt xòe cánh bay đi. Vua biết đã bắt ML về hoàng cung. Tại đây ML đãdùng cây bút thần chống lại nhà vua. H. Mã Lương đã vẽ gì khi gặp nhà vua ? Vua đã làm gì trước hành động của Mã Lương ? HS. Vua nhốt Mã Lương vào ngục, cướp bút thần. Vua vẽ núi vàng: ra tảng đá, vẽ thỏi vàng ra con mãng xà. H. Mã Lương dùng cây bút thần trừng trị tên vua tham lam, độc ác ntn? H. Thần trao cho Mã Lương cây bút thần vậy thần muốn trao cho ML nhiệm vụ gì? H. Nhiệm vụ tiêu diệt kẻ ác có phải ML chỉ dùng cây bút thần không thì đủ chưa? H. Truyện Cây bút thần được xây dựng theo trí tưởng tượng phong phú và độc đáo của nhân dân. Theo em những chi tiết nào trong truyện là lý thú? GV gợi ý: Cây bút thần lý thú và gợi cảm ở chỗ: - Là phần thưởng xứng đáng cho ML. - Có những khả năng kỳ diệu. - Chỉ ở trong tay ML, bút thần mới tạo ra được những vật như mong muốn, chủ ý của người vẽ, còn ở trong tay kẻ khác nó tạo ra những điều ngược lại. - Cây bút thần thực hiện công lý của nhân dân: giúp đỡ người nghèo khó và trừng trị kẻ tham lam, độc ác. Nó cũng thể hiện ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người. H. Câu chuyện kết thúc ra sao? Có giống cách kết thúc các truyện cổ tích em đã học (hoặc đọc) không? H. Cách kết thúc gợi cho em suy nghĩ gì? HS. - Kết thúc truyện, cây bút thần và ML được truyền tụng khắp nước, không ai biết ML đi đâu. - Kết thúc mờ ảo, gợi một dư âm còn mãi, thuộc về nhân gian. HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU Ý NGHĨA TRUYỆN HS. Thảo luận nhóm về ý nghĩa của truyện. Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. H. Qua những truyện cổ tích đã học, em thấy kết thúc truyện ntn? HS. Kết thúc có hậu. HS. Đọc phần ghi nhớ SGK H. Qua Nhân vật Mã Lương, em học tập được điều gì? HS. Cần cù, chăm chỉ, biết giúp đỡ mọi người, ghét những kẻ tham lam. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 2. Mã Lương sử dụng bút thần: - Vẽ cày, cuốc, đèn, thùng múc nước, vẽ dụng cụ lao động cho người nghèo khổ. à Dụng cụ cần thiết cho cuộc sống, tạo ra của cải vật chất. - Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ và tên vua tham lam. + Mã Lương không vẽ gì cho địa chủ. + Vẽ cung tên bắn tên địa chủ. + Không vẽ theo ý nhà vua mà vẽ cóc ghê, gà trụi lông. + Vẽ sóng to gió lớn dìm chết tên vua tham lam, độc ác. à Mã Lương được trao sứ mệnh tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lý. Þ Để tiêu diệt kẻ ác, bên cạnh cây bút thần còn nhờ vào sự thông minh, dũng cảm, mưu trí, sự khẳng khái của Mã Lương 3. Ý nghĩa truyện: - Công lý xã hội, những người chăm chỉ tốt bụng, thông minh được phần thưởng xứng đáng, kẻ ác bị trừng trị. - Khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác. - Tài năng nghệ thuật thuộc về nhân dân. - Thể hiện ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người. 4. CỦNG CỐ: (5’) - Kể tóm tắt nội dung truyện? 5. DẶN DÒ: (2’) - Học bài, tập kể diễn cảm câu chuyện .Nêu ý nghĩa truyện. - Chuẩn bị bài:DANH TỪ. + Đọc bài và trả lời câu hỏi SGK. + Nắm được đặc điểm của danh từ. + Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và dnh từ chỉ sự vật. + Xem phần luyệ n tâp. +Đọc trước phần ghi nhớ.
Tài liệu đính kèm: