Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 30: Cây bút thần (truyện cổ tích Trung Quốc)

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 30: Cây bút thần (truyện cổ tích Trung Quốc)

Tuần 8 Tiết 30

 CÂY BÚT THẦN

( Truyện cổ tích Trung Quốc )

 Ngày soạn: 13/10/07

MỤC TIÊU

Kiến thức :

Giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “ Cây bút thần” và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện.

Thái độ :

Giáo dục tinh thần say mê, kiên trì học tập.

Kỹ năng :

Rèn luyện kĩ năng kể chuyện, năng lực cảm thụ những hình ảnh đẹp bắt nguồn từ trí tưởng tượng phong phú kì lạ của nhân dân.

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

SGK; Giáo án; Tranh ảnh.

Học sinh:

Soạn bài; Phiếu học tập

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 30: Cây bút thần (truyện cổ tích Trung Quốc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Tiết 30
 Cây bút thần 
( Truyện cổ tích Trung Quốc )
Ngày soạn: 13/10/07
A
Mục tiêu 
1
Kiến thức : 
Giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích “ Cây bút thần” và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện.
2
Thái độ :
Giáo dục tinh thần say mê, kiên trì học tập.
3
Kỹ năng :
Rèn luyện kĩ năng kể chuyện, năng lực cảm thụ những hình ảnh đẹp bắt nguồn từ trí tưởng tượng phong phú kì lạ của nhân dân.
B
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
SGK; Giáo án; Tranh ảnh. 
2
Học sinh:
Soạn bài; Phiếu học tập
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Kiểm tra bài cũ : 
? Sự mưu trí của em bé trong truyện “Em bé thông minh”được thử thách qua mấy lần? Những lần đó được thể hiện như thế nào?
III
Bài mới :
*
Đặt vấn đề : 
Trung Quốc là nước láng giềng có nhiều mối quan hệ về văn hóa với nước ta. Kho tàng truyện cổ tích Trung Quốc rất giàu có và phong phú. “Cây bút thần” là một trong những câu chuyện cổ tích lí thú của Trung Quốc. Chúng ta tìm hiểu truyện này để thấy được quan niệm của nhân dân lao động về công lí xã hội, mục đích của nghệ thuật và mơ ước về khả năng kì diệu của con người.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Đọc - Chú thích
GV: Gọi HS đọc văn bản.
GV: Gọi HS đọc các chú thích trong SGK
? Có thể chia bố cục văn bản này như thế nào?
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc - Chú thích:
* Đọc:
* Chú thích: 
2. Bố cục: Chia làm 4 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “ lấy làm lạ” : Mã Lương học vẽ và có đượccây bút thần.
- Phần 2: Tiếp đến “ em vẽ cho thùng” : Mã Lương và những người lương thiện.
- Phần 3: Tiếp đến “ lớp sóng hung dữ”: Mã Lương và những kẻ tham lam, độc ác.
Hoạt động 2: Phân tích văn bản
? Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
TL: Nhân vật có tài năng kì lạ( kết hợp nhân vật mồ côi + nhân vật thông minh)
? Những nguyên nhân nào giúp Mã Lương vẽ giỏi?
? Những nguyên nhân ấy có quan hệ với nhau ra sao?
? Qua sự việc Mã Lương học vẽ thành tài, nhân dân muốn thể hiện quan niệm về khả năng kì diệu của con người. Theo me đó là quan niệm nào?
TL: Con người có thể vươn tới khả năng thần kì bằng khả năng và công phu rèn luyện.
- Phần 4: còn lại : Những truyền tụng về Mã 
Lương và cây bút thần.
II. Phân tích văn bản:
1. Nguyên nhân Mã Lương vẽ giỏi:
- Thực tế: say mê, cần cù, chăm chỉ, thông minh, năng khiếu.
- Thần kì: Thần cho bút thần bằng vàng để vẽ như thậtđ ban thưởng.
ị Quan hệ chặt chẽ với nhau.
IV
Củng cố - Dặn dò:
Nhắc lại nguyên nhân Mã Lương vẽ giỏi.
Về nhà kể lại truyện, soạn tiếp phần 2 và 3 (Mã Lương và những người lương thiện, Mã Lương và những kẻ tham lam độc ác)

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 30.doc