Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt

Tuần 1 Tiết 3

TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT

 Ngày soạn :26/8/07

MỤC TIÊU

Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt

Thái độ :

Có thái độ đúng đắn trong khi dùng từ

Kỹ năng :

Rèn luyện kỹ năng dùng từ đúng

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

SGK ; Giáo án ; Bảng phụ

Học sinh :

Soạn bài; Phiếu học tập

TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

Ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :

Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn

Bài mới :

Đặt vấn đề :

Trong cuộc sống, chúng ta sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Trong ngôn ngữ chính là từ. Vậy thế nào là từ, cấu tạo của nó như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay.

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 3
Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
Ngày soạn :26/8/07
A
Mục tiêu 
1
Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt
2
Thái độ :
Có thái độ đúng đắn trong khi dùng từ
3
Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng dùng từ đúng 
B
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
SGK ; Giáo án ; Bảng phụ
2
Học sinh :
Soạn bài; Phiếu học tập
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra vở soạn
III
Bài mới :
*
Đặt vấn đề : 
Trong cuộc sống, chúng ta sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Trong ngôn ngữ chính là từ. Vậy thế nào là từ, cấu tạo của nó như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay. 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Từ là gì?
GV: Treo bảng phụ trong SGK
? Lập danh sách các tiếng và danh sách các từ?
? Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?
? Vậy, từ là gì?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ( SGK Tr 13)
Hoạt động 2: Từ đơn và từ phức
GV: Treo bảng phụ VD trong SGK
? Hãy tìm từ một tiếng và hai tiếng có trong câu?
? Hãy điền các từ trong VD vào bảng phân loại như trong SGK( Tr 13)
I. Từ là gì?
1. Ví dụ:
Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt,/ chăn nuôi / và / cách / ăn ở.đ9 từ, 12 tiếng
2. Nhận xét: 
- Tiếng dùng để tạo từ
- Từ dùng để tạo câu
- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ
* Ghi nhớ: ( SGK Tr 13)
II. Từ đơn và từ phức:
1. Ví dụ:
Từ / đấy, / nước / ta / chăm / nghề / trồng trọt,/ chăn nuôi / và / có / tục / ngày / Tết/ làm / bánh chưng, / bánh giầy.
GV: Dựa vào bảng đã lập, em hãy:
? Phân biệt từ đơn và từ phức?
? Phân biệt từ ghép và từ láy?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ ( SGK Tr 14)
Hoạt động 3: Luyện tập
GV: Hướng dẫn HS làm BT 1, 2( SGK Tr14)
2. Bảng phân loại:
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ,đấy,nước,ta,chăm,nghề, và,có,tục,ngày,Tết,làm
Từ phức
Từ ghép
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
Từ láy
Trồng trọt
*Ghi nhớ( SGK Tr 14)
III. Luyện tập:
BT 1: a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép
 b. Từ đồng nghĩa với nghĩa với nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác...
 c. Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú bác, anh em...
BT 2: Khả năng sắp xếp:
- Theo giới tính: ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ...
- Theo bậc: bác cháu, chị em, dì cháu...
IV
Củng cố - Dặn dò:
Nhắc lại : Từ và các loại từ.
Về nhà : Học bài, làm bài tập 3, 4, 5 
Soạn tiết: “ Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 3.doc