Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 26: Em bé thông minh (tiếp) (truyện cổ tích)

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 26: Em bé thông minh (tiếp) (truyện cổ tích)

Tuần 7 Tiết 26

 EM BÉ THÔNG MINH (Tiếp)

( Truyện cổ tích)

 Ngày soạn: 6/10/07

MỤC TIÊU

Kiến thức :

Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.

Thái độ :

Khích lệ, khơi gợi ở các em lòng ham hiểu biết, rèn luyện óc quan sát tinh tế, trí thông minh.

Kỹ năng :

Rèn luyện kỹ năng đọc, kể và phân tích truyện cổ tích.

CHUẨN BỊ :

Giáo viên:

SGK; Giáo án; Tranh ảnh

Học sinh:

Soạn bài; Phiếu học tập

TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

Ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :

Kiểm tra bài cũ :

? Em hãy kể lại truyện “ Em bé thông minh”.

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 26: Em bé thông minh (tiếp) (truyện cổ tích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Tiết 26
 Em bé thông minh (tiếp)
( Truyện cổ tích) 
Ngày soạn: 6/10/07
A
Mục tiêu 
1
Kiến thức : 
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.
2
Thái độ :
Khích lệ, khơi gợi ở các em lòng ham hiểu biết, rèn luyện óc quan sát tinh tế, trí thông minh.
3
Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng đọc, kể và phân tích truyện cổ tích.
B
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
SGK; Giáo án; Tranh ảnh 
2
Học sinh:
Soạn bài; Phiếu học tập
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Kiểm tra bài cũ : 
? Em hãy kể lại truyện “ Em bé thông minh”.
III
Bài mới :
*
Đặt vấn đề : 
Trong truyện chúng ta đã thấy em bé thông minh đã vượt qua bốn lần thử thách. Vậy bốn lần thử thách đó như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc - Chú thích:
2. Bố cục:
 Hoạt động 2: Phân tích văn bản
? Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần?
TL: 4 lần
? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?
TL: Lần thách đố sau khó hơn lần trước, bởi vì: 
- Xét về người đố: lần đầu là viên quan; lần hai, ba là vua; lần cuối cùng là “đối đáp” với sứ thần nước ngoài. 
II. Phân tích văn bản:
1. Những lần thách đố và lời giải của em bé:
- Lần 1: đáp lại câu đố của quan- “Trâu cày một ngày được mấy đường?”đ “Ngựa đi một ngày được mấy bước”ị đẩy thế bí về phía quan, gậy ông đập lưng ông.
- Lần 2: đáp lại thử thách của vua- “nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con” đ nhờ vua phán bố đẻ em bé ị để vua nói ra sự phi lí điều vua đã đố.
- Tính chất oái oăm của câu đố cũng mỗi
lần một tăng lên. Điều đó trước hết được thể hiện ở chính nội dung, yêu cầu của câu đố. Mặt khác còn bộc lộ những đối tượng, thành phần phải giải đố, được thử thách nhưng bất lực bó tay. Chính từ đây, tài trí của em bé càng nổi rõ sự thông minh hơn người.
? Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng nhữngcách gì để giải những câu đố oái oăm? 
? Theo em những cách ấy lí thú ở chỗ nào?
TL: Lí thú ở chỗ:
- Đẩy thế bí về người ra câu đố, lấy gậy ông đập lưng ông.
- Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái phi lí của điều mà họ nói.
- Những lời giải đố đều dựa vào kiến thức đời sống
- Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải
- Lần 3: đáp lại thử thách của vua- một con chim sẻ làm ba cỗ thức ănđ rèn kim thành 
dao
- Lần 4: đáp lại thử thách của sứ thần nước ngoài- xâu chỉ qua ruột ốc vặnđ nhờ kiến xâu chỉ
ị Chứng tỏ trí tuệ thông minh hơn người của chú bé trong kinh nghiệm đời sống dân gian.
? Hãy nêu ý nghĩa của truyện? 
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ( SGK)
2. ý nghĩa:
- Đề cao trí thông minh.
- Hài hước, mua vui.
* Ghi nhớ : SGK Tr74
IV
Dặn dò:
Về nhà tự kể lại truyện, học bài.
Soạn: Chữa lỗi dùng từ

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 26.doc