Tiết 26
Ngày soạn: .
Ngày dạy:
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.
- Thể thơ lục bát truyyền thống trong một tác phẩm văn học trung đại.
- Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.
2. Kĩ năng:
- Đoc-hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.
- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs biết trân trọng những giá trị to lớn của kiệt tác văn học
II. Mở rộng và nâng cao:
.
B/ PHƯƠNG PHÁP :
Câu hỏi gợi mở , thảo luận
C/ CHUẨN BỊ :
1. GV : Soạn giáo án, Chân dung Nguyễn Du, Những lời bình về tác phẩm
2. HS : Trả lời câu hỏi ở sgk
Tiết 26 Ngày soạn:. Ngày dạy: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU A/ MỤC TIÊU : I. Chuẩn 1. Kiến thức: - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều. - Thể thơ lục bát truyyền thống trong một tác phẩm văn học trung đại. - Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều. 2. Kĩ năng: - Đoc-hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại. - Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tác giả văn học trung đại. 3. Thái độ: - Giáo dục hs biết trân trọng những giá trị to lớn của kiệt tác văn học II. Mở rộng và nâng cao: ......................................................................................................................................... B/ PHƯƠNG PHÁP : Câu hỏi gợi mở , thảo luận C/ CHUẨN BỊ : GV : Soạn giáo án, Chân dung Nguyễn Du, Những lời bình về tác phẩm HS : Trả lời câu hỏi ở sgk D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : Tóm tắt tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”? II.Bài mới : ĐVĐ, Triển khai bài. Hoạt động của thầy , trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 Hs đọc mục I ở sgk Tóm tắt vài nét cơ bản tác giả ? Hs : Thời đại Nguyễn Du sống có những biến động gì ? Hs : Gv : Chính những điều ấy đã đi vào tác phẩm của ông, rỏ nhất là “TK” “Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng ” Bản thân ông là người như thế nào ? Hs : Gv cung cấp cho hs -Thanh hiên thi tập (1786- 1804) - Nam trung tạp ngâm(1805-1812) - Bắc hành tạp lục (1813-1814) Hoạt động 2 TK có nguồn gốc từ đâu ? Hs : Truyện Kiều thuộc thể loại gì ? Hs : TK có mấy phần ? Hs : Tóm tắt ngắn gọn văn bản ? Hs : tóm tắt Gv nhận xét, bổ sung Hs thảo luận 4 nhóm Nêu giá trị của TK ? Sau 5p đại diện các nhóm trình bày . Gv chốt ý, lấy ví dụ minh hoạ cho từng giá trị -Hiện thực nhân đạo + Một ngày lại thói sai nha Làm cho khóc hại chẳng qua vì tiền + Trong tay sẵn có đồng tiền Dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì +Thương thay cũng một kiếp người Hịa thay mang lấy sắc tài làm chi - Nghệ thuật + Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng + Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bong + Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa 1. Tác giả : Nguyễn Du( 1765-1820) - Quê : Tiên Điền , nghi Xuân, Hà Tỉnh - Sinh ra trong một gia đình quý tộc, có truyền thống văn học - Sống trong một thời đại đầy biến động: CĐPK khủng hoảng trầm trọng, Phong trào khởi nghĩa nông dân phát triển - Là người hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú, có trái tim giàu lòng yêu thương - Là danh nhân văn hoá thế giới * Sự nghiệp : - Chữ Hán : ( 243 bài) - Chữ Nôm : - Văn chiêu hồn - Truyện Kiều 2. Tác phẩm : a. Nguồn gốc : Dựa theo cốt truyện “ Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân( TQ) b. Thể loại : Truyện Nôm theo thể thơ lục bát c. Tóm tắt : Gồm 3254 câu thơ -p1: Gặp gỡ và đính ước -p2: Gia biến và lưu lạc -p3 : Đoàn tụ d. Giá trị d1. Nội dung * Hiện thực : Phẩnnhs sâu sắc hiẹn thực xh đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những người bị áp bức đau khổ * Nhân đạo : -Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước số phận đau khổ của con người - Lên án tố cáothế lực tàn bạo chà đạp con ngưòi - Trân trọng đề cao con người d2. Nghệ thuật : - Đạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật: mang chức năng biểu dạt, biểu cảm , thẫm mĩ.. - Nghệ thuật tự sự vượt bậc: Kể chuyện trực tiếp, gián tiếp, nữa trực tiếp - Miêu tả tâm lí nhân vật, thiên nhiên đặc sắc - Cốt truyện nhiều tình tiết phức tạp nhưng dễ hiểu 3/ Củng cổ : Gv nhấn mạnh giá trị của TK Gọi hs đọc ghi nhớ 4/ Hướng dẫn học bài : Học thuộc ghi nhớ Nắm những nét chính về tác giả, giá trị tác phẩm Soạn “Chị em Thuý Kiều” + Chân dung Vân - Kiều + Bút pháp miêu tả. 5. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Tiết 27 Ngày soạn:. Ngày dạy: CHỊ EM THUÝ KIỀU A/ MỤC TIÊU : I. Chuẩn 1. Kiến thức: - Bút pháp nghệ thuật tượng trưng, ước lệ của Nguyễn Du trong miêu tả nhân vật. - Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du: ngợi ca vẽ đẹp, tài năng của con người qua một đoạn trích cụ thể. 2. Kĩ năng: Đọc- hiểu một văn bản truyện thơ trong văn học trung đại. 3. Thái độ: Giáo dục hs thái độ trân trọng vẻ đẹp con người II. Mở rộng và nâng cao: ......................................................................................................................................... B/ PHƯƠNG PHÁP : Câu hỏi gợi mở C/ CHUẨN BỊ : 1.GV: Soạn giáo án, bảng phụ 2. HS : Trả lời câu hỏi ở sgk D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : Tóm tắt “Truyện Kiều”. Nêu giá trị nội dung , nghệ thuật ? II.Bài mới : ĐVĐ, Triển khai bài. Hoạt động của thầy , trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 Nêu vị trí đoạn trích? Hs : Gv hướng dẫn hs đọc, gọi hs đọc , nhận xét Hs : Gv hướng dẫn hs giải nghĩa một số từ khó, điển tích điển cố : 2,5,6,9,10,13 Hs : Đoạn trích này có thể chia bố cục như thế nào ? Nội dung ? Hs : Hoạt động 2 ND đã giới thiệu vị thứ trong gia đình Kiều bằng câu thơ nào ? Hs : Chân dung 2 chi em được tác giả đặc tả qua những câu thơ nào ? Hs : “Mai cốt cách tuyết tinh thần” Theo em “Tố Nga” có nghĩa là gì ? Hs : Nhận xét gì về vẻ đẹp chung của 2 chị em ? Hs : Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả ? Hs : TV được tác giả miêu tả ở những nét dẹp nào ? Hs : Chú ý đến chi tiét nào? Ý nghĩa? Hs : Khuôn mặt , vẻ đẹp đoan trang phúc hậu Bức chân dung cho thấy số phận nàng ra sao ? Hs : Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả TV ? Hs: So với TV , TK có vẻ đẹp như thế nào? Hs : Về nhan sắc , tác giả chú ý đến những điểm gì ? Hs : Đôi mắt Tại sao tác giả lại chú ý đôi mắt ? Hs : Tự bộc lộ TK có tài gì ? Hs : Nghê thuật miêu tả TK có gì giống và khác nghệ thuật miêu tả TV ? Hs : Nhận xét về vẻ đẹp của TK ? Hs : Sự kết hợp giữa tài và sắc làm cho tạo hoá phải ghen ghét ,đố kị Hs thảo luận nhóm Vì sao tác giả lại tả TV trước TK ? Đặc sắc của ND trong đoạn trích này là dung từ ngữ thể hiện số phận con người . Giải thích ý kiến trên ? Sau 5p đại diện nhóm trình bày, nhận xét , bổ sung Em có nhận xét gì về cuộc sống của 2 chị em ? Hs: Hoạt động 3 Cảm hứng nhân văn của tác giả trong đoạn trích này là gì ? Hs : Ca ngợi vẻ đẹp con người Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích ? Hs : Gọi hs đọc ghi nhớ Hs : I/ Tìm hiểu chung Xuất xứ Nằm ở phần đầu , giới thiệu về gia cảnh của Kiều Đọc : Chú thích : Bố cục : - 4 câu đầu : Giới thiệu khái quát 2 chi em TK - 4 câu tiếp : Vể đẹp của TV - 12 câu tiếp : Vẻ đẹp của TK - Còn lại : Cuộc sống chung của 2 chi em. II/ Phân tích : 1.Chân dung 2 chị em : - Vị thứ trong gia đình: Kiều chị , Vân em →Con đầu lòng viên ngoại - Vẻ đẹp thanh cao trong trắng, hoàn mĩ nhưng không giống nhau → Bút pháp ước lệ tượng trưng làm nổi bật vẻ đẹp từ hình thức bên ngoài đến cốt cách bên trong 2. Vẻ đẹp của Thuý Vân + Khuôn trăng đầy đặn + Nét ngài nở nang + Hoa cười ngọc thốt + Mây thua tuyết nhường →Vẻ đẹp đoan trang phúc hậu quí phái với cuộc sống êm đềm suôn sẻ → Bút pháp ước lệ , liệt kê, từ ngữ miêu tả đặc sắc 3. Vẻ đẹp của Kiều - Sắc sảo về trí tuệ , mặn mà về tài năng, tâm hồn - Hình thức : + Mắt trong như nứoc mùa thu + Lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân → Tuyệt thế giai nhân - Tài năng : Cầm , kì , thi ,hoạ đều đạt đến mức lí tưởng “ăn đứt ”thiên hạ →Vẻ đẹp hoàn mĩ kết hợp giữa tài và sắc →Tạo hoá phải ghen ghét , đố kị → Dự báo số phận éo le trắc trở → NT đòn bẩy, h/a ẩn dụ lam fnổi bật chân dung của TK 4.Cuộc sống của 2 chị em : - Êm đềm , hoà hợp - Trong nề nếp , gia giáo * Ghi nhớ : SGK 3/ Củng cố : So sánh vẻ đẹp của TV , TK ? 4. Hướng dẫn học bài : Học thuộc ghi nhớ Nắm vẻ đẹp của TV, TK , Nghệ thuật của đoạn trích Học thuộc đoạn trích Soạn “ Cảnh ngày xuân” + Không gian nghệ thuật bức tranh mùa xuân + Cảnh trảy hội + Tâm trạng 2 chi em Kiều du xuân trở về. 5. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Tiết 28 Ngày soạn:. Ngày dạy: CẢNH NGÀY XUÂN A/ MỤC TIÊU : I. Chuẩn 1. Kiến thức: - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du. - Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi. 2. Kĩ năng: - Bổ sung kiến thức đọc-hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích. - Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân. - Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm. 3. Thái độ: Giáo dục hs lòng yêu thiên nhiên II. Mở rộng và nâng cao: ......................................................................................................................................... B/ PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp và thảo luận. C/ CHUẨN BỊ : GV : Soạn giáo án , phiếu học tập HS : Trả lời câu hỏi ở sgk D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : - Đọc thuộc lòng “ Chị em Thuý Kiều”? Nhận xét vẻ đẹp của T Kiều ? II.Bài mới : 1.ĐVĐ, 2.Triển khai bài. Hoạt động của thầy , trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 Nêu vị trí của đoạn trích ? Hs : Hướng dẫn đọc cho hs .Gv đọc mẫu.Gọi hs đọc tiếp . Gv nhận xét Hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích 2,3,5,8 Hs : Gv thảo luận theo bàn . Tìm bố cục? Sau 3p các bàn trình bày. Gv nhận xét , chốt ý Hoạt động 2 Hai câu thơ đầu cho em biết gì về thời gian, không gian ? Hs : Khung cảnh mùa xuân được miêu tả qua những câu thơ nào? Hs : Em có nhận xèt gì vè bức tranh mùa xuân qua 2 câu trên ? Hs : Từ “điểm” có tác dụng như thế nào trong câu thơ ? Hs : Tạo cho cảnh vật sinh động chứ không tĩnh lặng Gv cho hs thảo luận theo 4 nhóm Những hoạt động lễ hội nào được diễn ra trong đoạn thơ ? Không khí diẽn ra như thế nào ? Từ ngữ nào nói lên điều đó ? Hs thảo luận trong phiếu học tập, sau đại diện nhóm trả lời Gv nhận xét, chốt ý Cảnh vật và không khí có gì khác với 4 câu đầu ? Hs : Tìm những từ ngữ tả cảnh về chiều ? Hs : Tà tà, thơ thẩn, dan tay, bước dần Trong những câu thơ cuối này, tác giả sử dụng từ loại gì? Tác dụng ? Hs : Tâm trạng của 2 chị em Kiều diễn ra như thế nào ? Hs : Nghệ thuật sử dụng ở đây là gì ? Hs : Hoạt động 3 Cảm nhận về khung cảnh ngày xuân trong toàn bộ đoạn trích ? Hs : Nhận xét về nghệ thuật ? Hs : Gv gọi hs đọc ghi nhớ I/ Tìm hiểu chung : Xuất xứ : Sau đoạn tả chị em Vân - Kiều Đọc : Chú thích : Bố cục : - 4 câu đầu : Khung cảnh ngày xuân - 8 câu tiếp : Khung cảnh lễ hội mùa xuân - Còn lại : Cảnh du xuân trở về II/ Phân tích : 1.Khung cảnh ngày xuân - Thời gian 2/3 mùa xuân đã qua(Thiều quang) - Không gian : Thoáng đạt , trong trẻo tinh khôi, giàu sức sống - Hình ảnh : Cánh én, bông lê, cỏ non, thiều quang → Bức tranh tuyệt đẹp với sự phối sắc hài hoà làm ngất ngây đắm say long người 2.Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh - Hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: Tảo mộ , đạp thanh - Không khí đông vui tưng bừng , náo nhiệt + Gần xa nô nức + Dập dìu tài tử giai nhân + Ngựa xe như nứơc , áo quần như nêm → Nét đẹp văn hoá cổ truyền tưởng nhớ người thân đã mất 3. Cảnh du xuân trở về : - Cảnh vẫn còn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nhưng không khí đã nhạt và lặng dần - Từ láy : Tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ.. → Tâm trạng bang khuâng , xao xuyến và sự linh cảm điều gì đó sắp xảy ra → Bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng không xa lạ vì mang màu sắc đồng quê “ Ngọn tiểu khê, nhịp cầu nho nhỏ” III/ Tổng kết : Ghi nhớ : SGK 3/ Củng cố : GV hệ thống toàn bài 4/ Hướng dẫn học bài : Học thuộc đoạn thơ , Làm BT 1 . Nắm nội dung Soạn “Thuật ngữ” + Khái niệm ? Đặc điểm ? Ví dụ 5. Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Tiết 29 Ngày soạn:. Ngày dạy: THUẬT NGỮ A/ MỤC TIÊU : I. Chuẩn 1. Kiến thức: - Khái niệm thuật ngữ . - Những đặc điểm của thuật ngữ. 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển. - Sử dụng thuật ngữ trong qúa trình đọc-hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ. 3. Thái độ: Giáo dục hs giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt II. Mở rộng và nâng cao: ......................................................................................................................................... B/ PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp , trò chơi C/ CHUẨN BỊ : 1.GV : Soạn giáo án, phiếu học tập 2.HS : Tìm hiểu một số thuật ngữ trong đơì sống D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : I.Ổn định và kiểm tra bài cũ : Có những cách phát triển từ vựng nào ? Cho ví dụ ? II.Bài mới : 1.ĐVĐ, 2.Triển khai bài. Hoạt động của thầy , trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 : Gọi hs đọc ví dụ ở bảng phụ . So sánh 2 cách giải thích ở từng từ ? Hs : Cách giải thích nào đòi hỏi phải có kiến thức hoá học ? Hs : Cách 2 Gọi hs đọc ví dụ 2 Những từ in đậm đó thuộc bộ môn nào ? Hs : Những từ ngữ trên thường dung trong loại văn bản nào ? Hs : Từ sự phân tích ở trên , em hiểu như thế nào là thuật ngữ ? Hs : Ghi nhớ Các từ ngữ ở phần I2 còn có nghĩa nào khác nữa không ? Hs : “Muối ” trong ví dụ b có nghĩa là gì ? Hs : Tình cảm sâu đậm Vậy “Muối ”trong ca dao có phải là một thuật ngữ ? Vì sao ? Hs : Không Hãy rút ra đặc điểm của thuật ngữ ? Hs : Gv gọi hs đọc ghi nhớ Hoạt động 2 Gv cho 4 tổ chơi trò chơi “ ai nhanh hơn” . Gv đọc từng câu, các độ phất cờ(Khăn quàng)dành quyền trả lời . Đội đúng được 1đ, sai đội khác trả lời. Xong BT1, đội nào nhiều điểm , đội đó sẽ thắng “Điểm” tựa trong đoạn thơ có dung như một thuật ngữ không ? Nó có nghĩa là gì ? Hs : Chổ dựa chính Gọi đọc BT5. Yêu cầu hs giải thích Hs: I.Thuật ngữ là gì Ví dụ 1 a. Dựa vào đặc điểm bên ngoài có tính chất cảm tính b. Dựa vào đặc tính bên trong(Kiến thức hoá học) Ví dụ 2 Thạch nhũ : Địa lí Ba- dơ : Hoá học Ẩn dụ : Ngữ văn Phân số thập phân : Toán học → Chủ yếu dùng trong các văn bản khoa học , công nghệ Ghi nhớ : SGK II/ Đặc điểm của thuật ngữ Ví dụ 1 Thuật ngữ ở mục I chỉ có 1 nghĩa, không có nghĩa nào khác Ví dụ 2 a. Muối : Đặc điểm của muối b. Tình cảm sâu nặng → Sắc thái biểu cảm Ghi nhớ : SGK III/ Luyện tập BT1 a. Lực b. Xâm thực c.Hiện tượng hoá học ‘ d.Trường từ vựng e. Di chỉ f. Thụ phấn h. Lưu lượng k. Trọng lực l. Khí áp m. Đơn chất n. Thị tộc phụ hệ p. Đường trung trực BT2 - Vật lí : Là điểm cố định của đòn bẩy - Đoạn thơ : Là chổ dựa chính BT5 Thị trường trong kinh tế học Thị trường trong quang học → Không vi phạm vì 2 thuật ngữ được dùng trong 2 lĩnh vực khác nhau 3/ Cúng cố : Hs đọc 2 ghi nhớ 4/ Hướng dẫn học bài : Học thuộc ghi nhớ Làm BT3,4 ở SGK Xem lại đề bài viết số 1. 5. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Tiết 30 Ngày soạn:. Ngày dạy: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1 A/ MỤC TIÊU : I. Chuẩn 1. Kiến thức: Giúp hs củng cố kiến thức về văn thuyết minh, biết những lỗi sai cơ bản để rút kinh nghiệm cho bài sau 2. Kĩ năng: Rèn kỉ năng nhận lỗi , sữa lỗi bài viết 3. Thái độ: Giáo dục hs ý thức cố gắng cho các bài viết sau II. Mở rộng và nâng cao: ......................................................................................................................................... B/ PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp C/ CHUẨN BỊ : GV : Soạn giáo án, bảng chữa lỗi HS : Ôn lại văn thuyết minh D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : I.Ổn định và kiểm tra bài cũ :không II.Bài mới : 1.ĐVĐ, 2.Triển khai bài. Hoạt động của thầy , trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 Gọi hs nhắc lại đề Hs : Yêu cầu hs tự xác định tìm hiểu đề Hs : Thể loại Vấn đề Xác định các ý cơ bản của đề trên ? Hs : Hoạt động 2 Gv nhận xét các khuyết điểm, ưu điểm của bài làm hs - Ưu điểm : + Đa số xác định đúng yêu cầu đề ra + Thuyết minh chính xác về đối tượng thể hiện rỏ sự gắn bó gần gũi của cây tre + Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, miêu tả , giàu cảm xúc - Hạn chế : + Một số bài thuyết minh chưa chính xác + Sai chính tả nhiều, diẽn đạt kém + Nhiều em viết cẩu thả, sơ sài mang tính đối phó Hoạt động 3 Gv nêu lỗi trong bài viết , hs chữa lỗi Lớp trưởng phát bài, hs tự sữa lỗi trong bài của mình Hoạt động 4 Gọi hs đọc bài văn hay Đề : Con trâu ở làng quê Việt Nam Xác định tìm hiểu đề : - Thể loại : Thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả, các biện pháp nghệ thuật - Vấn đề : Con trâu 2.Tìm hiểu ý - Cấu tạo của con trâu - Công dụng của con trâu trong đời sống Lao động, sản xuất, cung cấp thực phẩm, ngành da... 3.Nhận xét a. Ưu điểm b. Khuyết điểm 4.Chữa lỗi a. Lỗi chính tả : b. Lỗi diễn đạt : 5.. Đọc bài văn hay : 3. Củng cố : Rút kinh nghiệm cho bài viết sau : + TM chính xác cái nào không biết chắc thì không đưa vào + Rèn luyện chính tả ,chữ viết + Đọc nhiều sách báo, bài văn mẫu để tham khảo 4.Hướng dẫn học bài : + Sữa lỗi trong bài viết + Soạn “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Hoàn cảnh của Kiều - Nỗi nhớ thương cha mẹ và người yêu - Nỗi buồn cô đơn tuyệt vọng của nàng. 5. Rút kinh nghiệm: .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... ********************************************
Tài liệu đính kèm: