Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 24: Luyện tập một số biện pháp tu từ: so sánh - Nhân hóa

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 24: Luyện tập một số biện pháp tu từ: so sánh - Nhân hóa

LUYỆN TẬP MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ:

SO SÁNH - NHÂN HÓA

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao thêm kiến thức về các phép tu từ so sánh và nhân hóa với những nội dung cơ bản như:

 + Hiểu rõ khái niệm, tác dụng của và các biện pháp so sánh và nhân hóa

 + Nắm chắc những kiểu loại thường gặp của hai phép tu từ trên.

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện làm các bài tập (nhận biết - thông hiểu và vận dụng) về so sánh và nhân hóa.

 - Biết vận dụng hai biện pháp tu từ này trong khi tập làm văn miêu tả.

3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng thích hợp, tích cực các biện pháp so sánh và nhân hóa.

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 2637Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 24: Luyện tập một số biện pháp tu từ: so sánh - Nhân hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Tiết 24:
Ngày soạn: /02/2010
Ngày dạy: /02/2010
luyện tập một số biện pháp tu từ:
so sánh - nhân hóa
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao thêm kiến thức về các phép tu từ so sánh và nhân hóa với những nội dung cơ bản như: 
	+ Hiểu rõ khái niệm, tác dụng của và các biện pháp so sánh và nhân hóa 
	+ Nắm chắc những kiểu loại thường gặp của hai phép tu từ trên.
2. Kĩ năng: 
	 - Rèn luyện làm các bài tập (nhận biết - thông hiểu và vận dụng) về so sánh và nhân hóa.
	 - Biết vận dụng hai biện pháp tu từ này trong khi tập làm văn miêu tả.
3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng thích hợp, tích cực các biện pháp so sánh và nhân hóa.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Một số KT, KN và BT nâng cao,...
	- HS: SGK, HDTH, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A1: ..........
 - Lớp 6A2: ..........
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
(Kiểm tra xen kẽ trong quá trình luyện tập)
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 Yêu cầu HS kể tên các biện pháp tu từ đã học ở bậc Tiểu học à dẫn dắt vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
 Yêu cầu HS nhắc lại nội dung kiến thức cơ bản đã học về hai biện pháp tu từ theo nhóm từng dãy:
+ Nhóm 1; 2: (So sánh)
 Nhóm 1
?- Thế nào là so sánh?
- Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
?- Nêu mô hình của phép so sánh ở dạng đầy đủ? Lấy VD!
Yếu tố (1)
Yếu tố (2)
Yếu tố (3)
Yếu tố (3)
Vế A
(Sự vật được SS)
Phương diện so sánh
Từ 
so sánh
Vế B
(SV dùng để SS)
Mây
trắng 
như 
bông
 *Lưu ý: 
- Yếu tố (2), (3) có thể lược bớt 
- Vế B có thể đảo lên trước vế A
 Nhóm 2
?- Có mấy kiểu so sánh thường gặp?
- So sánh ngang bằng: thường được thể hiện bởi các từ so sánh như: là, như, tựa như, giống như, bao nhiêu ... bấy nhiêu,...
- So sánh hơn kém: thường sử dụng các từ so sánh: hơn, hơn là, kém, kém gì,...
?- Nêu tác dụng của phép so sánh?
- Giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động
- Biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc 
+ Nhóm 3; 4: (Nhân hóa)
Nhóm 3:
?- Nhân hóa là gì? 
- Là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiên tượng,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi, tả người; làm cho thế giới loài vật, cây cối,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. 
Nhóm 4:
?- Có mấy kiểu nhân hóa? Lấy VD!
3 kiểu:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
- Ví dụ: (HS tự lấy)
?- Tác dụng của phép nhân hóa?
- Giúp câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm
- Làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật,... sinh động, gần gũi với con người hơn.
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập bổ trợ, nâng cao: 
(1)?- Chọn lựa một trong các cụm từ: cái đèn lồng nhỏ xíu, ngọn đèn dầu, bóng đèn tín hiệu để đúng vào chỗ trống nhằm khôi phục các so sánh trong đoạn thơ sau:
"Anh cùng em sang bên kia cầu
Nơi có những miền quê yên ả
Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá
Quả cây chín đỏ hoe;
Trái nhót như...............(1)
Trỏ lối sang mùa hè
Quả cà chua như................(2)
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu
Quả ớt như.....................(3)
Chạm đầu lưỡi vào sức nóng...
Mặt đất ta dồi dào sức sống 
Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương"
(Phạm Tiến Duật) 
(HS suy nghĩ và điền à nhận xét, sửa).
(2)?- Xác định so sánh sánh đồng loại và so sánh khác loại trong các VD sau rồi điền chúng vào mô hình cấu tạo của phép so sánh!
a/ Thời gian như cỏ vượt lên
Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua
 (Thanh Thảo)
b/ Anh nhìn lên trời thì những đám mây hồng toả ra một thứ ánh sáng như sữa, nhẹ như bông, tràn lan trong không khí và úp chụp lấy các lùm cây nội cỏ. (Vũ Bằng)
c/ Tuổi trẻ như làn mây
 Bềnh bồng trong trí nhớ
 (Trịnh Hoài Giang)
Câu
Vế A
Sự vật
đượcSS)
Phương diện so sánh
Từ 
so sánh
Vế B
(SV dùng để SS)
a/
T. gian
như
cỏ vượt lên
Lối mòn
như
sợi chỉ
b/
ánh sáng
trắng
như
sữa
nhẹ
như
bông
c/
Tuổi trẻ
như
làn mây
(HS lên bảng điền à Nhận xét, sửa chữa
à Đánh giá, cho điểm)
(3)?- Thêm vế có hình ảnh so sánh vào những khoảng trống trong các câu sau để có các câu văn hoàn chỉnh:
a/ Những cánh diều mềm mại như.
b/ Chiều chủ nhật, ngoài đường tấp nập người đi như
c/ Mùa đông, dòng sông trầm mình xuống lững chảy..
(4)?- Thêm các từ ngữ vào khoảng trống trong các câu sau để có phép nhân hoá:
a/ Cây bàng ở góc sân trường.
b/ Bé Lan thường đùa vui cùng.. mèo Mi Mi.
c/ Ngọn lúa  xung quanh.
Hình thức thực hiện: làm theo nhóm từng bàn: 
 (Dãy trong: Bài 3; dãy ngoài: bài 4) 
(5)?- Tìm các sự vật được nhân hoá và các từ ngữ có tác dụng nhân hoá trong bài thơ sau:
 “Góc sân, cây phượng phất cờ
Cây chuối gõ trống reo hò say sưa.
 Thương sao đọt bí măng tơ
Tay run chới với trong mưa tìm giàn”
(Trong mưa – Cao Xuân Sơn)
Hoạt động 4: Củng cố:
 GV nhận xét và đánh giá chung về tiết học
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung rèn luyện 
- Hoàn thành các bài tập trên lớp và làm BT 6:
 Phân tích tác dụng của so sánh và nhân hoá trong 2 đoạn sau:
a/ Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lung linh trong nắng. (Vũ Tú Nam)
b/ Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành” (ND)
 - Chuẩn bị: Luyện tập văn tả cảnh.
I. kiến thức cơ bản:
1. So sánh:
a/ Khái niệm
b/ Cấu tạo của phép so sánh:
(Bảng phụ)
c/ Các kiểu so sánh:
- So sánh ngang bằng
- So sánh hơn kém.
d/ Tác dụng của so sánh
2. Nhân hóa:
a/ Khái niệm
b/ Các kiểu nhân hóa:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ HĐ, TC của vật
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
c/ Tác dụng 
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: 
(1): bóng đèn tín hiệu 
(2): cái đèn lồng nhỏ xíu
(3): ngọn đèn dầu
2. Bài 2 
a-So sánh đồng loại
b- So sánh đồng loại
c- So sánh khác loại
* Mô hình (Bảng phụ)
3. Bài 3: (Điền vào chỗ trống)
4. Bài 4: (Điền vào chỗ trống)
5. Bài 5:
- Cây phượng: phất cờ
- Cây chuối: gõ trống, reo hò say sưa
- Đọt bí: tay run chới với, tìm...
	Kiểm tra ngày ..... tháng 02 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25(T24).doc