Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 2: Bánh chưng, bánh giầy (truyền thuyết)

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 2: Bánh chưng, bánh giầy (truyền thuyết)

A MỤC TIÊU

1 Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được:

- Cách giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy

- Đề cao sản xuất nông nghiệp, đề cao nghề trồng trọt, chăn nuôi và mơ ước có một đấng minh quân thông minh giữ dân ấm no, đất nước thái bình.

2 Thái độ :

Giáo dục lòng tự hào về trí tuệ, văn hóa dân tộc

3 Kỹ năng :

Rèn kỹ năng tìm hiểu ý nghĩa truyện.

B CHUẨN BỊ :

1 Giáo viên:

SGK ; Giáo án

2 Học sinh :

Soạn bài; Phiếu học tập

C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :

I Ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :

II Kiểm tra bài cũ :

Định nghĩa truyền thuyết ? Ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”?

III Bài mới :

* Đặt vấn đề :

Hằng năm, mỗi khi xuân về Tết đến, nhân dân ta- con cháu của vua Hùng – từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo, gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quý, tự hào về nền văn hóa cổ truyền, độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 2: Bánh chưng, bánh giầy (truyền thuyết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 2
Bánh chưng, bánh giầy (Truyền thuyết)
Ngày soạn :23/8/07
A
Mục tiêu 
1
Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được:
- Cách giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy
- Đề cao sản xuất nông nghiệp, đề cao nghề trồng trọt, chăn nuôi và mơ ước có một đấng minh quân thông minh giữ dân ấm no, đất nước thái bình.
2
Thái độ :
Giáo dục lòng tự hào về trí tuệ, văn hóa dân tộc 
3
Kỹ năng :
Rèn kỹ năng tìm hiểu ý nghĩa truyện. 
B
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
SGK ; Giáo án 
2
Học sinh :
Soạn bài; Phiếu học tập
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Kiểm tra bài cũ : 
Định nghĩa truyền thuyết ? ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”?
III
Bài mới :
*
Đặt vấn đề : 
Hằng năm, mỗi khi xuân về Tết đến, nhân dân ta- con cháu của vua Hùng – từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo, gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quý, tự hào về nền văn hóa cổ truyền, độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
GV: Gọi HS đọc truyện và các chú thích trong SGK. Sau đó nhận xét.
? Truyện có thể chia làm mấy đoạn ?
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc - Chú thích:
2. Bố cục: 3 đoạn
- Đ1 : Từ đầu đến “có tiên vương chứng giám” : Giới thiệu vua Hùng và câu đố của nhà vua.
- Đ2 : Tiếp đến “Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin tiên vương chứng giám” : Quá trình thi tài giải đố.
- Đ3 : Còn lại: Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày Tết. 
Hoạt động 2: Phân tích văn bản
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
? Các lang đã chuẩn bị cho cuộc thi tài giải đố như thế nào?
? Lang Liêu đã được giúp đỡ như thế nào? Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lời mách bảo của thần?
? Sau khi thần mách bảo, Lang Liêu đã làm gì? Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể hoặc không làm giúp?
? Vì sao thần lại chọn Lang Liêu để mách bảo?
? Lang Liêu được chọn nối ngôi, ông đã làm vừa ý vua nối được chí vua. Vậy ý vua Hùng ,chí vua Hùng là gì?
Hoạt động 3: ý nghĩa
? Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ(SGK Tr 12)
II. Phân tích văn bản
1. Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi: 
- Hoàn cảnh: Đất nước thái bình, vua đã già muốn truyền ngôi
- ý của vua: người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng
- Hình thức: Giải đố thử tài
 2. Quá trình thi tài giải đố:
- Các lang: nem công chả phượng, sơn hào hải vị.
- Lang Liêu:
+ Thần mách bảo cho Lang Liêu trong giấc mơ 
+ Lang Liêu ngẫm nghĩ và tạo ra hai loại bánh nguyên liệu từ hạt gạođ bộc lộ trí tuệ, hiểu được ý thần và thực hiện được ý thần, gần gũi với nhân dân
 - Hai thứ bánh được chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vươngđ vừa có ý nghĩa thực tế, vừa có ý tưởng sâu xa
ịHợp ý vua, có tài đức để nối chí vua
III. ý nghĩa:
- Giải thích nguồn gốc sự vật.
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông
Hoạt động 4: Luyện tập
GV: Gọi HS đọc BT 1(SGK Tr 12) và yêu cầu thảo luận
IV. Luyện tập
IV
Củng cố - Dặn dò:
Yêu cầu HS kể lại truyện.
Về nhà :
- Học bài, kể lại truyện
- Soạn bài “Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt”

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 2.doc