Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 13: Sự tích hồ gươm (truyền thuyết)

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 13: Sự tích hồ gươm (truyền thuyết)

A MỤC TIÊU

1 Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được :

- Nội dung, ý nghĩa của truyện, vẽ đẹp của một số hình ảnh trong truyện “Sự tích hồ Gươm”

2 Thái độ :

Giáo dục lòng tự hào về Hồ Gươm, tự hào về quê hương đất nước, về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta

3 Kỹ năng :

Rèn luyện kỹ năng kể chuyện truyền thuyết bằng ngôn ngữ của mình.

B CHUẨN BỊ :

1 Giáo viên:

SGK ; Giáo án

2 Học sinh :

Soạn bài; Phiếu học tập

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1042Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 13: Sự tích hồ gươm (truyền thuyết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Tiết13
Sự tích hồ gươm ( Truyền thuyết )
 ( Tự học có hướng dẫn )
Ngày soạn 17/9/07
A
Mục tiêu 
1
Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được :
- Nội dung, ý nghĩa của truyện, vẽ đẹp của một số hình ảnh trong truyện “Sự tích hồ Gươm”
2
Thái độ :
Giáo dục lòng tự hào về Hồ Gươm, tự hào về quê hương đất nước, về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
3
Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng kể chuyện truyền thuyết bằng ngôn ngữ của mình.
B
Chuẩn bị :
1
Giáo viên:
SGK ; Giáo án 
2
Học sinh :
Soạn bài; Phiếu học tập
C
Tiến trình lên lớp :
I
ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II
Kiểm tra bài cũ : ? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh 
III
Bài mới :
*
Đặt vấn đề : 
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn”
Bài ca dao chắc chắn phải ra đời ở thế kỉ XV, khi mà nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, Lê Lợi trả gươm ở hồ Tả Vọng, và từ đó hồ mang tên là Hồ Gươm, hay hồ Hoàn Kiếm. Để hiểu rõ hơn về sự kiện lịch sử này, chúng ta cùng tìm hiểu truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”
*
Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 :Đọc và tìm hiểu chú thích
GV : gọi HS đọc vb “Sự tích Hồ Gươm”
Chú thích : chú ý các chú thích 1,3,4,6,12
? Văn bản này có thể chia làm mấy phần?
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc - Chú thích: 
1. Bố cục : Chia làm 2 phần 
- P1 : từ đầu đến “đất nước” : Long Quân cho mượn gươm thần để đánh giặc.
- P2 : còn lại : Long Quân đòi gươm sau khi đất nước hết giặc
Hoạt động 2 : Phân tích văn bản.
? Vì sao Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm ?
II. Phân tích văn bản:
1. Long Quân cho mượn gươm thần: 
- Lý do : 
+ Giặc đô hộ nước ta.
+ Nghĩa quân Lam Sơn còn non yếu
? Lê Lợi đã nhận được gươm thần ntn ?
? Cách Long Quân cho mượn gươm như vậy có ý nghĩa gì ?
? Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn ?
? Khi nào Long Quân cho đòi gươm ?
? Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra ntn? 
đ Tổ tiên, thần thiêng ủng hộ, giúp đỡ.
- Cách Long Quân cho mượn gươm:
+ Lê Thận bắt được lưỡi gươm dưới nước, lưỡi gươm gặp Lê Lợi sáng rực lên hai chữ “Thuận Thiên”.
+ Lê Lợi bắt được chuôi gươm trên rừng
đ Lưỡi gươm tra vào chuôi gươm thì “vừa như in”
ị ý nghĩa :
- Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng đ khả năng cứu nước có ở khắp nơi
- “Vừa như in” đ nhất trí trên dưới một lòng.
- Đề cao vai trò minh chủ, chủ tướng.
2. Long Quân đòi lại gươm thần:
- Hoàn cảnh :
+ Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi giặc Minh
+ Chủ tướng Lê Lợi đã lên ngôi vua và nhà Lê đã dời đô về Thăng Long
- Cảnh đòi gươm và trả gươm:
+ Vua Lê Lợi ngự thuyền rồng dạ chơi trên hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm .
+ Vua trao gươm, rùa đớp lấy lặn xuống.
đ gọi là hồ Hoàn Kiếm
Hoạt động 3: ý nghĩa của truyện .
GV Hướng dẫn HS thảo luận nhóm (4nhóm) và trình bày đ GV nhận xét đánh giá.
? Hãy nêu ý nghĩa “Sự tích Hồ Gươm” ?
III. Tổng kết:
1. ý nghĩa:
- Ca ngợi tính chất nhân dân, toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.
- Giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm
2. Nghệ thuật: Có nhiều chi tiết kỳ lạ, hấp dẫn, vừa tăng tính chất ly kỳ vừa có ý nghĩa tượng trưng đề cao và suy tôn lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa.
IV
Củng cố - Dặn dò:
- Vì sao Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần?
- GV : gọi HS đọc ghi nhớ (SGK) cần nắm chắc nội dung và nghệ thuật
- Về nhà : học bài và làm bài tập phần luyện tập.
Mỗi tổ vẽ một bức tranh theo trí tưởng tượng liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị tiết “Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự”

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 13.doc