Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 13 đến tiết 27

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 13 đến tiết 27

Tiết 13

 LÃO HẠC

( Nam Cao)

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.

- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.

- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS biết yêu thương, cảm thông quý trọng con người nghèo khổ bất hạnh có tâm hồn cao cả.

B. Phương pháp:

 - Tìm hiểu, vấn đáp, đàm thoại,giải quyết vấn đề

C. Chuẩn bị:

1/ GV: Đọc tài liệu liên quan, soạn giáo án.

2/ HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

 

doc 31 trang Người đăng thu10 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 13 đến tiết 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :...........................................
 	 Ngày dạy :................................................
Tiết 13
 	LãO HạC
( Nam Cao)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết yêu thương, cảm thông quý trọng con người nghèo khổ bất hạnh có tâm hồn cao cả.
B. Phương pháp:
	- Tìm hiểu, vấn đáp, đàm thoại,giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
1/ GV: Đọc tài liệu liên quan, soạn giáo án.
2/ HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
D. Tiến trình lên lớp:
I/ ổn định:
II/ Bài cũ: - Từ các nhân vật chi Dậu, anh Dậu và bà lão hàng xóm, em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm chất của nd VN trước CMT8.
- Quy luật " Có áp bức có đấu tranh" Tức nước vỡ bờ trong đoạn trích được thể hiện như thế nào?
III. Bài mới:
 Có những người nuôi chó, quý chó như người, như con. Nhưng quý chó đến mức như Lão Hạc thì thật là hiếm và quý đến thế, tại sao lão lại bán chó để rồi dằn vặt, hành hạ mình và cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội, thê thảm? Nhà văn NC muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
? Hãy nêu những hiểu biết về tác giả, tác phẩm?
- HS nêu GV chốt nội dung
GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ thật kĩ ở nhà sau đó tóm tắt những nét chính? ( Tình cảnh gia đình LH, tình cảm của lão với cậu vàng, sự túng quẩn ngày càng đe dọa lão...)
Sau đó GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc đến hết đoạn trích.
Yêu cầu HS tóm tắt lại đoạn trích. Chú ý các chi tiết.
- Lão Hạc kể chuyện bán chó, ông giáo cảm thông, an ủi.
- LH nhờ cậy ông giáo 2 việc.
- CS của LH sau đó, thái độ của ông giáo và bà tư khi biết lão xin bã chó....
- Cái chết của lão Hạc.
 Chú thích: 5,6, 9, 10, 11, 15, 21, 24, 28, 31,40, 43.
 Hoạt động 2: 
 * GV hướng dẫn HS tìm hiểu phân tích tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu vàng.
 HS đọc đoạn đầu ....nhanh lắm "
 ? Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng được diễn tả qua những chi tiết nào ?
 - Cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, mặt co rúm lại, nước mắt chảy ra, khóc hu hu...
 ? Qua những chi tiết trên, tâm trạng lão Hạc khi bán cậu vàng như thế nào?
 ? Nguyên nhân nào buộc lão phải bán cậu vàng /
 - Vì nghèo khổ quá
 - không muốn đụng đến số tiền giành dụm cho con
 ? Việc bán cậu Vàng, tâm trạng của lão Hạc cho em biết lão Hạc là người như thế nào ?
 I/ - Tìm hiểu chung
 1.Tác giả, tác phẩm:
 - Tác giả: Nam Cao thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa nhân đạo, yêu thương trân trọng con người.
 - Tác phẩm: " Lão Hạc "truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao trước CM tháng Tám.
 2. Đọc,. tóm tắt:
 3. Từ khó:
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng:
 - Day dứt, đau đớn, khổ sở, ân hận, xót thương...
 * Sống tình nghĩa thuỷ chung, trung thực.
 IV. Củng cố: 
- Sau khi bán cậu Vàng tâm trạng của lão Hạc như thế nào ?
- Qua đó, em hiểu gì về lão ?
 V. Dặn dò: 
- Về đọc kĩ, tóm tắt nội dung văn bản. Phân tích cái chết của lão Hạc ?
********************************************
 Ngày soạn :................................................
 Ngày dạy :..................................................
Tiết 14
 	LãO HạC
( Nam Cao)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS biết yêu thương, cảm thông quý trọng con người nghèo khổ bất hạnh có tâm hồn cao cả.
 B. Phương pháp: nêu vấn đề, thảo luận, phân tích
 C. Chuẩn bị: 
 - GV: Bài soạn, hệ thống câu hỏi, tư liệu tham khảo.
 - HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn
 D. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định lớp: (1')
 II. Kiểm tra bài cũ: (3')
 III. Bài mới: 
 1. Đặt vấn đề: (1') GV giới thiệu bài
 2. Triển khai bài dạy: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* GV giúp HS hiểu ý nghĩa cái chết của lão Hạc.
 HS đọc đoạn còn lại.
? Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của lão Hạc ?
 - HS trả lời
 ? Hãy kể vắn tắt cái chết của lão Hạc ?
 ? Nhân xét về cái chết của lão Hạc ?
 ? Cái chết đó có ý nghĩa gì ?
 - HS thảo luận rút ra nội dung - GV chốt
 * GV hướng dẫn HS tìm hiểu tình cảm, thái độ của Tôi đối với lão Hạc.
? Nhân vật Tôi đối xử với lão Hạc như thế nào?
 - Thương, thông cảm
* GV hướng dẫn Hs tìm bút pháp nghệ thuật trong văn bản
 Nhận xét nghệ thuật tác giả sử dụng trong văn bản?
Hoạt động 2
Hướng dẫn HS rút ghi nhớ
 ? Học xong VB, em rút ra ghi nhớ gì?
 - HS đọc ghi nhớ - GV chốt nội dung
II. Tìm hiểu văn bản 
2. Cái chết của lão Hạc:
- Cái chết dữ dội, thương tâm
 - Tự giải thoát
* Chết: - Giữ toàn vốn liếng cho con
 - Giữ được lòng tự trọng
 -> Để lại nổi ám ảnh cho mọi người => Phê phán, tố cáo XHTDPK
3. Thái độ của nhân vật Tôi:
- Thương yêu, thông cảm và qúy trọng.
4. Nghệ thuật:
 - Khắc hoạ thành công đặc điểm, tính cách nhân vật
 - Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc.
III. Tổng kết 
* Ghi nhớ : SGK
 IV. Củng cố:
- Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc, ông Giáo? qua NV Lão Hạc em biết thêm đc điều gì về số phận, phẩm chất của người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến? nhân vật ông giáo có phải là hiện thân của Nam Cao ko?
 V. Dặn dò:
 - Nắm kĩ nội dung bài học: Giá trị nhân đạo và giá trị tố cáo của tác phẩm, nghệ thuật của tác phẩm.
	 - Tóm tắt lại truyện.
 - Xem trước bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh.
*******************************************
 Ngày soạn :...........................................
 	 Ngày dạy :................................................
Tiết 15:
Từ tượng hình, từ tượng thanh
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Công dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
- Lựa chọn, sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong giao tiếp.
B. Phương pháp:
	- Trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
1/ GV: Nghiên cứu và soạn giáo án.
2/ HS:Học bài c, xem trước bài mới.
D. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định:
II. Bài cũ:
Em hãy tìm những từ thuộc trường từ vựng chỉ tính cách con người?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: 
2. Triễn khai bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
 Hoạt động 1
GV yêu cầu HS đọc các đoạn trích trong SGK?
Trong các từ ngữ in đậm trên, những từ ngữ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ , trạng thái của sự vật, những từ ngữ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người?
- Từ ngữ gợi tả h/a, dáng vẻ: Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.
- Từ ngữ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người: hu hu, ư ử.
? Những từ ngữ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái...gọi là từ tượng hình, những từ mô phỏng âm thanh....gọi là từ tượng thanh 
?Vậy từ tượng hình là gì? Từ tượng thanh là gì?
.
? Việc sử dụng những từ ngữ trên có tác dụng gì trong văn tự sự, miêu tả?
HS đọc to ghi nhớ.
 I/ - Đặc điểm và công dụng: 
1. Ví dụ. 
2. Nhận xét :
Những từ ngữ gợi hình ảnh, dáng vẻ,trạng thái...gọi là từ tượng hình, những từ mô phỏng âm thanh....gọi là từ tượng thanh
+ Tác dụng : Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
3 Kết luận : Ghi nhớ : SGK
Hoạt động 2
HS đọc kĩ các câu văn trích tác phẩm " Tắt đèn " tìm những từ tượng hình, tương thanh
GV chia lớp thành 2 nhóm. Trong thời gian 2 phút, các nhóm thi nhau tìm từ từ dáng đi của người?
Phân tích ý nghĩa các từ tượng thanh tả tiếng người?
GV cho HS đặt câu với những từ ở SGK?
II/ - Luyện tập
Bài tập 1: 
- Từ tượng hình: Rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
- Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp.
Bài tập 2:
- Lò dò, khất khưỡng, ngật ngưỡng, lom khom, dò dẩm, liêu xiêu.
Bài tập 3:
- Ha hả: to, sảng khoái, đắc ý.
- Hì hì: Vừa phải, thích thú, hồn nhiên.
- Hô hố: to, vô ý, thô.
- Hơ hớ: to, hơi vô duyên.
Bài tập 4:
 IV. Củng cố:
- Thế nào là từ tượng hình? thế nào là từ tượng thanh? Công dụng của chúng trong văn tự sự, miêu tả
 V. Dặn dò:
- Nắm kĩ nội dung ghi nhớ: đặc điểm và công dụng.
- Làm bài tập 4, 6 ( SGK). ( Sưu tầm từ những bài thơ em được học hoặc những bài thơ em biết)
- Chuẩn bị bài " Liên kết các đoạn văn trong văn bản "
*******************************************
 Ngày soạn :...........................................
 	 Ngày dạy :...............................................
Tiết 16
Liên kết đoạn văn trong văn bản
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn ( từ liên kết và câu nối).
- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: 
Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản.
3. Thái độ: Giáo dục HS thấy đựơc vai trò quan trọng của phượng tiện liên kết đoạn văn trong văn bản và có ý thức vận dụng khi viết tập làm văn.
B. Phương pháp:
	- Vấn đáp, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
1/ GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
2/ HS: Học bài cũ, xem trước bài mới
D. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định:
II. Bài cũ : Thế nào là từ ngữ chủ đề, câu chủ đề? Em hãy trình bày các cách trình bày nội dung đoạn văn?
III. Bài mới: 
 1. ĐVĐ: Lâu nay, các em đã từng viết những bài tập làm văn, các em cũng đã biết cách sử dụng các phương tiện liên kết trong văn bản để liên kết các đoạn văn với nhau. Phương tiện liên kết có tác dụng như thế nào ta sẽ tìm hiểu.
 2. Triễn khai bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
	Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
HS đọc đoạn văn 1.
Hai đoạn văn có mối liên hệ gì không? Tại sao?
( Ko liên hệ, cùng miêu tả và phát biểu cảm nghĩ về cùng m ...  lộ tình cảm của người viết trước những sự việc và nhân vật thì đòi hỏi văn tự sự phải có kết hợp của yếu tố miêu tả và biểu cảm?
 2. Triễn khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 Hoạt động 1:(20') 
Theo em thế nào là miêu tả, biểu cảm và kể?
- Kể: Tập trung nêu sự việc, hành động, n.vật
- Tả: Chỉ ra tính chất, màu sắc và mức độ của sự việc, nhân vật hành động.
- Biểu cảm: Bày tỏ cảm xúc thái độ của người viết.
Cho HS đọc đoạn văn ở SGK.
? Em hãy xác định các yếu tố tự sự ( Sự việc lớn và sự việc nhỏ) trong đoạn văn?
+ Sự việc lớn: Kể lại cuộc gặp gỡ cảm động giữa nhân vật tôi với người mẹ lâu ngày xa cách.
+ Sự việc nhỏ: Mẹ tôi vẫy tôi, tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ, mẹ kéo tôi lên xe tôi oà khóc, mẹ khóc theo, tôi ngồi bên mẹ ngã đầu...quan sát mẹ.
? Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn? 
+ Yếu tố miêu tả: Thở hồng hộc, trán đẩm mồ hôi, ríu cả chân lại, mẹ không còm cõi, mặt tươi sáng, mắt trong, da mịn.
+ Yếu tố biểu cảm: Hay tại sự sung sướng... sung túc? Tôi thấy những cảm giác lạ thường, phải bé lại ... êm dịu vô cùng.
Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen vào nhau?
Em thử bỏ hết các yếu tố miêu tả, biểu cảm sau đó chép các câu kể người, sự việc thành 1 đoạn Em có nhận xét gì về đoạn văn đó?
- Khô khan không gây xúc động cho người đọc. Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?
Nếu chỉ có các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì đoạn văn như thế nào? Đoạn văn không còn các sự việc, nhân vật, không còn chuyện và trở nên vu vơ, khó hiểu.
Người ta sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự như thế nào? Vai trò của những yếu tố đó? Học sinh đọc ghi nhớ.
I/ -Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn tự sự:
1. Tìm hiểu:
a. Đọc đoạn văn:
b. Nhận xét:
Các yếu tố tự sự miêu tả biểu cảm không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau 1 cách hài hoà để tạo nên mạch văn nhất quán
- Vai trò: Miêu tả, biểu cảm làm cho đoạn văn hấp dẫn, sinh động, khiến người đọc phải suy nghĩ, liên tưởng
*Ghi nhớ: SGK
 Hoạt động 2:(15') II/ - Luyện tập:
GV cho HS thảo luận nhóm, sau đó gọi 1 HS đại diện trình bày?
 GV hướng dẫn HS làm vào giấy nháp, sau đó trình bày trước lớp.
Bài tập 1:
Bài tập 2:
3. Củng cố
Người ta có sử dụng 1 cách độc lập các yếu tố miêu tả và biểu cảm hay ko? Vậy thì trong những văn bản nào, mỗi yếu tố đó đóng vai trò chủ đạo?
Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
4.Hướng dẫn học bài: (3') 
 Bài cũ: - Nắm nội dung bài học.
Bài mới: Đọc văn bản đánh nhau với cối xay gió.
	 Soạn bài theo câu hỏi giáo khoa.
5. Rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
 *********************************************
Tuần 7:
Ngày soạn :.................................................... 	 Ngày dạy :......................................................
Tiết 25, 26:
Văn bản:	
Đánh nhau với cối xay gió
(eXéc-Van-tét)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp HS: - Thấy được tài nghệ cảu Xec-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-tê, Xanchôpanxa tương phản về mọi mặt, đánh gia đúng đắn các mặt tốt xấu của 2 nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học.
2. Kĩ năng:
- Đọc, kể và tóm tắt truyện, kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh các nhân vật trong tác phẩm văn học.
3. Thái độ:
	-ý thức sống đúng đắn, có lý tưởng sống cao đẹp.
B. Phương pháp:
	- Vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm.
C. Chuẩn bị:
1/ GV: Nghiên cứu tài liệu liên quan, soạn giáo án.
2/ HS: Học bài cũ, soạn bài mới.
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
I. ổn định:
II. Bài Cũ: - Theo em, tại sao trong bốn lần đầu em bé chỉ đánh 1 que diêm và ở lần cuối cùng em lại đánh hết cả những que diêm còn lại trong bao? Tác giả đã bày tỏ thái độ, tình cảm gì qua tác phẩm?
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Trong sách hiện nay, chúng ta vẫn thấy xuất hiện rất nhiều loại truyện kiếm hiệp khiến không biết bao nhiêu người mất ăn, mất ngũ vì nó. Song đó chỉ là nội dung xa vời hiện thực, đầy những ảo tưởng viễn vong. Nhà văn Xec- van téc của TBN cũng đã sáng tạo nên tác phẩm “ Đôn -ki- hô- tê “viết về một hiệp sĩ. Trong tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản “ Đánh nhau với cối xay gió “ trích trong tác phẩm đó. Chúng ta sẽ cùng xem nhân vật hiệp sĩ ở đây có khác với những nhân vật hiệp sĩ trong các tiểu thuyết kiếm hiệp ta thường thấy hay kkông?
 2. Triễn khai bài dạy:
 Hoạt động 1:(20') I. Tìm hiểu chung
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
?Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm?
 H/ dẫn HS đọc diễn cảm văn bản. Chú ý đọc phù hợp tính cách từng nhân vật
1. Tác giả, tác phẩm:
 a. Tác giả: Người Tây Ban Nha
 b. Tác phẩm: VB trích trong tiểu thuết Đôn-ki-hô-tê.
H/ dẫn HS đọc, tóm tắt văn bản 
Yêu cầu HS đọc đoạn trích, chú ý ngôn ngữ đối thoại , giọng vừa tự tin vừa hài hước .
 GV gọi những HS khác nhận xét 
? Hãy tóm tắt ngắn gọn đoạn trích?
HS đọc chú ý(*) SGK 
HS hiểu các từ khó SGK
 Theo em, đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn?
Nội dung từng đoạn? -3 đoạn
a. Đầu ... Không cân sức
b. Tiếp ... ngã văng ra xa
c. Còn lại
2. Đọc, tóm tắt:
3. Hiểu từ khó:
4. Bố cục:
 Hoạt động 2:(10') Tìm hiểu nội dung văn bản
GV hướng dẫn HS Tìm hiểu nội dung văn bản.
Theo em, nhân vật ttrong văn bản " Đánh nhau với cối xay gió " được xây dựng bằng nghệ thuật gì ? 
 - Tương phản
? ấn tượng ban đầu của em về hai nhân vật này như thế nào?
- Không bình thường, có những biểu hiện đáng cười
? Qua phần giới thiệu ở phần tiểu dẫn, em hãy cho biết nguồn gốc xuất thân và ngoại hình của nhân vật Đôn- ki-hô-tê ?
1. Nhân vật Đôn- ki -hô- tê:
- Nguồn gốc: Quí tộc
- Ngoại hình: Cao, gầy gò
 IV. Đánh giá kết quả: (2')
 Hãy nêu nguồn gốc xuất thân của Đôn- ki- hô- tê?
 V. Hướng dẫn, dặn dò:(3')
 Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu tính cách của nhân vật Đôn- ki- hô- tê
 Tìm hiểu tính cách, đặc điểm của nhân vật Xan- chô- pan- xa.
Tiết 2:
 A. Mục tiêu:
 1. Kĩ năng: Hiểu về tính cách hai nhân vật trong văn bản: Đô- ki- hô- tê và Xan- chô- pan- xa.
 - Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, tìm hiểu tác phẩm tự sự
 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức trong việc đọc sách, hiểu được mặt lợi và hại của viêc đọc sách.
B.Phương pháp:
 Vấn đáp, đàm thoại, gợi tìm
C. Chuẩn bị:
 Giáo viên: Bài soạn, nghiên cứu tài liệu
 HS: Soạn theo hướng dẫn của GV 
D. Tiến trình hoạt động của thầy và trò:
Khi gặp cối xay gió, Đôn- ki- hô- tê đã liên tưởng đến cái gì?
- Những gã khổng lồ
? Tâm trạng của Đôn- ki- hô- tê trước cuộc đối mặt với cối xay gió như thế nào?
- Vui, cho là vân may
? Sau đó Đôn- ki- hô- tê hành động như thế nào? 
- Thúc ngựa thét lớn và xông vào
? Trận đánh kết thúc ra sao?
- Thất bại thảm hại
? Vì sao thất bại? - Không cân sức
? Sau thất bại, Đôn- ki- hô- tê có cách giải thích như thế nào?
- Giải thích mê muội mù quáng
?Sau đó Đôn- ki- hô- tê có suy nghĩ và hành động gì?
- Bẻ cành củi khô làm giáo, thức suốt đêm không ăn không ngủ
? Qua tất cả những biểu hiện đó, em thấy Đôn- ki- hô- tê có bình thường không?
?Điều đó cho em thấy Đôn- ki- hô- tê là người như thế nào?
? Em có suy nghĩ gì trước những biểu hiện mê muội hoang tưởng đó?
- Hài hước, buồn cười.
 Bên cạnh những nhược điểm thì Đôn- ki- hô- tê vẫn có những biểu hiện bình thường khác của con người rất đáng trân trọng.
? Đôn- ki- hô- tê đã có một ý tưởng chiến đấu như thế nào?
- 
1. Nhân vật Đôn- ki- hô- tê:
* Nhược điểm:
- Mê muội hoang tưởng, thiếu thực tế, hành động điên rồ
* ưu điểm:
 - Dũng cảm, kiên cường
 - Lí tưởng cao cả, sống hết mình vì lí tưởng
- Quét sạch cái giống xấu xa
? Mặc dù Xan- chô- pan- xa cố khuyên ngăn nhưng Đôn- ki- hô- tê quyết tâm hành động, thất bại bẻ cành cây sữa lại giáo chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới, bị đau không rên la
? Những chi tiết đó cho ta thấy những ưu điểm gì của Đôn- ki- hô- tê?
?Qua những ưu, nhược của nhân vật, em hãy đánh giá về nhân vật?
Qua tìm hiểu hãy cho biết tất cả những ưư điểm, nhược điểm của Đôn- ki- hô- tê xuất phát từ nguyên nhân nào?
? Từ những ưu nhược của nhân vật em rút ra bài học gì cho bản thân?
- Con người phải có những ước mơ, hoài bão nhưng không viễn vong hảo huyền
- Chọn sách tốt để đọc
- Không quá say mê các trò chơi điện tử 
 Về việc Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, Xan chô có những lời can ngăn như thế nào? Vì sao Xan chô có những lời can ngăn đó?
 - Biết rõ sự thật đó là những cối xay gió
Xan- chô có những quan niệm như thế nào khi bị đau? Nếu như Đôn-ki-hô-tê không lấy làm thích thú vì chuyện ăn ngủ thì Xan chô lại phải như thế nào?
?Qua những biểu hịên đó, đặc điểm tính cách nào của Xan chô được bộc lộ?
 Trong cuộc chiến đấu với cối xay gió của chủ, Xan- chô luôn là người đứng ngoài cuộc, điều đó cho ta thấy đặc điểm nào khác của Xan- chô-pan-xa?
? Đến đây, em hiểu gì về toàn bộ tính cách của Xan- chô?
- Tỉnh táo, thực dụng, tầm thường
? Vậy qua 2 n/vật em thấy nếu trở thành con người hoàn thiện thì cần hội đủ những yếu tố nào? (Kết hợp ưu, nhược của 2 n/ vật)
=> Vừa đáng trách vừa đáng thương, vừa đáng khâm phục, vừa đáng chê cười.
Nguyên nhân: Say mê, bắt chước các hiệp sĩ trong truyện
 2. Nhân vật Xan- chô- pan- xa:
- Luôn tỉnh táo thực tế và thưc dụng
- ích kĩ, hèn nhát
 Hoạt động 3: III. ý nghĩa của văn bản
 Đọc văn bản này em hiểu như thế nào về hai nhân vật Đôn - ki- hô- tê và Xan- chô- pan- xa.?
 Với em bài học kinh nghiệm rút ra từ hai nhân vật này là gì?
 Nghệ thuật nổi bật được sử dụng ở văn bản này là gì ?
 * Ghi nhớ: ( SGK )
 IV. Đánh giá kết quả: 
 - Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Đôn- ki- hô- tê và Xan chô- pan- xa ?
 V. Hướng dẫn, dặn dò: 
 Bài cũ: Đọc kĩ văn bản và tóm tắt nội dung.
 - Nắm nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản và tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
 Bài mới: Xem trước bài " Tình thái từ "
***********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docvăn 8 tiết 13-tiết 26 CKT mới.doc