A MỤC TIÊU
1 Kiến thức : Giúp học sinh nắm vững:
- Thế nào là sự việc ? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự? Đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu: nhân vật chính và nhân vật phụ.
2 Thái độ :
Yêu văn học
3 Kỹ năng :
Kỹ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện.
B CHUẨN BỊ :
1 Giáo viên:
SGK ; Giáo án
2 Học sinh :
Soạn bài; Phiếu học tập
C TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
I Ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng :
II Kiểm tra bài cũ : ? Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào?
III Bài mới :
* Đặt vấn đề :
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu cách trình bày sự việc trong văn tự sự. Vậy nhân vật trong văn tự sự có nhiệm vụ gì chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay.
Tuần 3 Tiết12 Sự việc và nhân vật trong văn tự sự Ngày soạn 10/9/07 A Mục tiêu 1 Kiến thức : Giúp học sinh nắm vững: - Thế nào là sự việc ? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự? Đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu: nhân vật chính và nhân vật phụ. 2 Thái độ : Yêu văn học 3 Kỹ năng : Kỹ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện. B Chuẩn bị : 1 Giáo viên: SGK ; Giáo án 2 Học sinh : Soạn bài; Phiếu học tập C Tiến trình lên lớp : I ổn định tổ chức : 6A vắng : 6B vắng : 6C vắng : II Kiểm tra bài cũ : ? Sự việc trong văn tự sự được trình bày như thế nào? III Bài mới : * Đặt vấn đề : Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu cách trình bày sự việc trong văn tự sự. Vậy nhân vật trong văn tự sự có nhiệm vụ gì chúng ta cùng tìm hiểu ở tiết học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1 :Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự ? Nhân vật trong văn tự sự là ai? GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục a. ? Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào? I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự 1. Sự việc trong văn tự sự: 2. Nhân vật trong văn tự sự: a. Nhân vật trong văn tự sự vừa là kẻ thực hiện các sự việc vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án. b. Cách kể nhân vật trong văn tự sự: - Được gọi tên, đặt tên - Giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng. - Kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói. - Miêu tả chân dung, trang phục, dáng điệu... HS: Tìm và phân tích các điểm trên qua truyện ST, TT. GV: Gọi HS đọc ghi nhớ ý 2 SGK Tr38 Hoạt động 2: Luyện tập GV: Hướng dẫn HS làm BT 1b,c; BT 2 II. Luyện tập BT 1: a. ( đã làm tiết trước) b. Tóm tắt truyện theo sự việc của các nhân vật chính:( như mục 1a) c. Tác phẩm được đặt tên là ST, TT vì: - Tên hai thần, hai nhân vật chính của truyện. - Có thể đổi thành các tên khác như: Vua hùng kén rể; Chuyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh; Bài ca chiến công của Sơn Tinh; Bài ca thắng lũ bão...nhưng không nên đổi. Vì tên thứ nhất chưa nói rõ nội dung, tên thứ hai lại thừa. BT 2: HS tự kể IV Củng cố - Dặn dò: Nhắc lại đặc điểm của nhân vật trong văn tự sự Về nhà học bài, soạn bài: “ Sự tích Hồ Gươm”
Tài liệu đính kèm: