Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 103, 104

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 103, 104

Tiết 103

Cô tô

Nguyễn Tuân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học này học sinh có được

1. Kiến thức:

- Thấy được hình ảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão

- Thấy được vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão và cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô

- Thấy được nghệ thuật miêu tả và khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả

2. Kỹ năng :

- Có khả năng cảm thụ về cái hay, cái đẹp của thể loại ký

- Tích hợp và phân môn tiếng Việt với cách sử dụng các tính từ ,so sánh, ẩn dụ ,nhân hoá và phân môn tập làm văn ở điểm nhìn và trình tự miêu tả thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt.

 

doc 11 trang Người đăng thu10 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 103, 104", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 103
Cô tô
Nguyễn Tuân
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học này học sinh có được
1. Kiến thức:
- Thấy được hình ảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão
- Thấy được vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão và cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô
- Thấy được nghệ thuật miêu tả và khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả
2. Kỹ năng :
- Có khả năng cảm thụ về cái hay, cái đẹp của thể loại ký 
- Tích hợp và phân môn tiếng Việt với cách sử dụng các tính từ ,so sánh, ẩn dụ ,nhân hoá và phân môn tập làm văn ở điểm nhìn và trình tự miêu tả thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt.
3. Thái độ:
- Biết trân trọng ,yêu quý, giữ gìn vẻ đẹp quê hương đất nước 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên :
- Sách giáo khoa ,sách giáo viên ,sách thiết kế ,giáo án ,đồ dùng trực quan (tranh ảnh minh hoạ)
2. Học sinh :
- Đọc kỹ tác phẩm và soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức : có mặt 
 Vắng mặt
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc thuộc một đoạn thơ trong bài Mưa của Trần Đăng Khoa mà em thích nhất và nêu cảm nhận của en về đoạn thơ đó
3. Vào bài mới
- Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thi ca, đến với đề tài đó thì mỗi nhà văn nhà thơ lại có những cảm nhận riêng , và tác giả Nguyễn Tuân cũng thể hiện đề tài đó qua tác phẩm Cô Tô với niềm Tự hào yêu quý hùng vĩ của mộy vùng biển đảo
Hoạt động của thấy và trò 
Nội dung
(?) Qua việ chuẩn bị bài ở nhà ,em hãy nêu hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Tuân ?
Học sinh : Nguyễn Tuân (1910 - 1987)
 Quê : Hà Nội 
 Là nhà văn nổi tiếng sở trường về thể tuỳ bút và ký
=>GV : Nói thêm về tác giả Nguyễn Tuân 
Nguyễn Tuân là vua của tuỳ bút Việt Nam, là nhà thợ chữ tài hoa , là nhà văn của chủ nghĩa xê dịch một tâm hồn đi lang thang nay đây mai đó , đi du ngoại non thanh thuỷ tú của đất nước là nhà văn của những trang viết hết sức tài hoa và hết sức sáng tạo 
(?) GV: Em hãy nêu xuất xứ của tác phẩm Cô Tô?
HS: Văn bản Cô Tô là phần cuối của bài ký cùng tên 
=> Bài ký "Cô Tô" được viết vào tháng 4 năm 1976.Đoạn trích Cô Tô là phần cuối của bài ký in trong cuốn Nguyễn Tuân toàn tập . Đoạn trích ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên ,con người vùng biển đảo
(?) GV: Một em cho cô biết văn bản Cô Tô thuộc thể loại nào ?
HS : Thể ký 
GV: Khái niệm về thể ký 
Ký là những cảm nhận , sự đánh giá nhận xét về một vấn đề nào đó tại những thời điểm nhất định của người viết 
GV: Hướng dẫn đọc 
Đây là bài ký tả phong cảnh và sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô , khi đoc các em chú ý giọng ở các động từ , tính từ ,cách so sánh .ẩn dụ.
GV: Đọc mẫu một đoạn 
HS : Lắng nghe 
GV: Gọi 1 học sinh đọc tiếp 
HS: Đọc bài 
GV: Nhận xét cách đọc của học sinh,gọi 1 học sinh đọc tiếp đến hêt bài
(?)GV: Giải thích từ khó
 (?)GV: Em hiểu thế nào là từ "Khố Xanh"
HS: Khố xanh là sắc lính trong quân đội thuộc địa dưới chế độ thực dân Pháp , lính khố xanh canh giữ công sở , địa phương chân có quấn xà cạp màu xanh để phân biệt với các sắc lính khác 
(?)GV: Em hiểu thế nào về "đá đầu ông sư'
HS : Đá đầu sưlà có đầu tròn nhẵn như đầu ông sư, thường quần tụ thành bãi 
(?)GV: Em hiểu thế nào là " đường bộ"
HS :Đường bộ là dáng vẻ to lớn vững vàng uy nghi
(?)GV: Một em hãy cho cô biết văn bản Cô Tô được chia làm mấy phần? 
- Phần 1 : Từ đầu đên "theo mùa sóng ở đây
Nội dung : Cảnh Cô Tô sau cơn bão 
Phần 2 : Mặt trời đến đất liền 
Nội dung : Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô
Phần 3 : Đoạn còn lại 
Nội dung : Cảnh sinh hoạt và lao đông trên đảo
(?)GV: Một em hãy cho cô biết đoạn 1 nói về điều gì?
HS: Cảnh Cô Tô sau cơn bão
=> GV: Cảnh Cô Tô sau cơn bão được tác giả miêu tả qua những hình ảnh ,những từ ngữ nào ?
HS: Bầu trời trong trẻo ,sáng sủa
 Cây : xanh mượt 
 Nước biển : lam biếc 
 Cát : Vàng giòn
(?)GV: Những từ ngữ đó thuộc loại từ nào 
HS : Tính từ 
GV : Tính từ chỉ màu sắc và hình ảnh chọn lọc 
GV : Nêu tác dụng của những hình ảnh và loại từ đó?
HS : Để làm nổi bật lên cảnh Cô Tô sau cơn bão
* Củng cố : Em có nhận xét gì về cảnh Cô Tô sau cơn bão 
HS: Một bức tranh thiên nhiên tươi sáng 
Gv nhắc lại nội dung vừa giảng 
* Dăn dò :Về nhà các em học bài và soạn bài đầy đủ ,giờ sau chúng ta sẽ học tiếp văn bản Cô Tô 
I. Tìm hiểu chung văn bản 
1. Tác giả:
- Nguyễn Tuân (1910 - 1987)
- Quê :Hà Nội 
- Là nhà văn nổi tiếng ,sở trường về thể tuỳ bút và kí
2. Tác phẩm
- Văn bản Cô Tô là phần cuối của bài kí cùng tên
3 . Thể loại
- Thể kí
4. Đọc và giải thích từ khó
5. Bố cục
- 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến theo mùa sóng ở đây
+ Phần 2: Mặt trời.. đất liền
+ Phần 3: Đoạn còn lại
II. Phân tích
1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão
- Tính từ chỉ màu sắc, hình ảnh chọn lọc
- Một bức tranh thiên nhiên tươi sáng
Tiết 104
Cô tô
Nguyễn Tuân
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học này học sinh có được
1. Kiến thức:
- Thấy được hình ảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão
- Thấy được vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão và cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô
- Thấy được nghệ thuật miêu tả và khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả
2. Kỹ năng :
- Có khả năng cảm thụ về cái hay, cái đẹp của thể loại ký 
- Tích hợp và phân môn tiếng Việt với cách sử dụng các tính từ ,so sánh, ẩn dụ ,nhân hoá và phân môn tập làm văn ở điểm nhìn và trình tự miêu tả thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt.
3. Thái độ:
- Biết trân trọng ,yêu quý, giữ gìn vẻ đẹp quê hương đất nước 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên :
- Sách giáo khoa ,sách giáo viên ,sách thiết kế ,giáo án ,đồ dùng trực quan (tranh ảnh minh hoạ)
2. Học sinh :
- Đọc kỹ tác phẩm và soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức : có mặt 
 Vắng mặt
2. Kiểm tra bài cũ 
- Em hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Tuân, và nêu xuất xứ của văn bản Cô Tô
Trả lời :
+ Tác giả : - Nguyễn Tuân (1910 - 1987)
- Quê :Hà Nội 
- Là nhà văn nổi tiếng ,sở trường về thể tuỳ bút và kí
+ Tác giả: Văn bản Cô Tôlà phần cuố của bài kí cùng tên, đoạn trích ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người ở vùng biển đảo mà tác giả đã quan sát và ghi lại được trong chuyến ra thăm đảo.
- Vào bài mới:
Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu chung về văn bản và phân tích xong đoạn 1 của văn bản Cô Tô , giờ hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu và phân tích 2 đoạn còn lại để thấy được vẻ đẹp của vùng biển đảovà cảnh sinh hoạt lao động của con người trên đảo
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: gọi một học sinh đọc đoạn 2 của
 văn bản Cô Tô
HS : Đọc bài 
GV : treo tranhcho học sinh quan sát 
(?) GV: theo em bức tranh là cảnh nào trong văn bản Cô Tô
(?) GV:Tác giả quan sát cảnh ở vị trí nào?
HS: Trên những hòn đá đầu sư , ra thấu dàu mũi đảo
(?) GV: Tại sao tác giả lại chọn vị trí đó để quan sát?
HS : Vì đó là vị trí rất thuận lợi để quan sát toàn cảnh Cô Tô
(?) GV: Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô được tác giả miêu tả ở những thời điểm nào ?
HS: 
+ Trước khi mặt trời mọc : Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hêt mây bụi 
+ Trong lúc mặt trời mọc: Mặt trời nhú đần lên , rồi lên cho kì hết 
+ Sau khi mặt trời mọc 
(?) GV: Em hãy tìm những hình ảnh , những từ ngữ miêu tả cảnh trước khi mặt trời mọc ?
HS : Chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hêt mây bụi 
(?) GV: Em hãy tìm những hình ảnh , những từ ngữ miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển
HS :Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ
(?) GV:Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cảnh mặt trời mọc 
HS : So sánh , tưởng tượng 
(?) GV: Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì?
HS : Làm nổi bật lên cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, rực rỡ và tráng lệ 
GV : Gọi học sinh đọc lại đoạn 3
(?) GV: Để miêu tả cảnh sinh hoạt của con người trên đảo tác giả tập trung miêu tả địa điểm nào? Vì sao ? 
HS : Cái giếng
Vì đó là nơi sinh hoạt của con người sau một ngày lao động 
GV : Cho học sinh quan sát tranh 
(?) GV:Bức tranh vẽ cảnh gì ?
Nêu những hình ảnh trong bức tranh ?
HS: Bức tranh vẽ cảnh sinh hoạt của con người trên biển 
- Những hình ảnh trong bức tranh : người dân đi múc , mang ,gánh,múc nươc lên thuyề
(?) GV: Em có nhận xét gì về cảnh sinh hoạt đó 
HS : Đông vui , tấp nập 
(?) GV:Gọi một học sinh miêu tả hình ảnh vợ chồng Châu Hoà Mã
(?) GV:Hình ảnh vợ chồng Châu Hoà Mã được miêu tả ở đay gợi cho em cảm nghĩ gì về cuộc sống của con người nơi đây?
HS : Đó là cuộc sống ấm no hạnh phúc trong sự giản dị thanh bình và niềm vui của con người lao động 
(?) GV: Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong văn bản Cô Tô?
HS : So Sánh ,ẩn dụ ,hoán dụ , nhân hoá , tưởng tượng 
(?) GV: Em co nhận xét gì về biên pháp nghẹ thuật đó 
HS: ngôn ngữ điêu luyện , hình ảnh tinh tế gợi cảm 
(?) GV:Một em hãy nêu nọi dung của văn bản Cô Tô
HS : Cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người trên biển đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp
(?) GV: Em hãy viết một đoạn văn dài từ 3 đến 5 câu miêu tả cảnh mặt trời mọc hoặc cảnh hoàng hôn nơi em ở?
I. Tìm hiểu chung văn bản
1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão
2. Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô
- Trước khi mặt trời mọc
- Trong lúc mặt trời mọc
- Sau khi mặt trời mọc 
- So sánh , tưởng tượng 
-Là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, rực rỡ và tráng lệ 
=> Một cuộc sống ấm no hạnh phúc trong sự giản dị thanh bình và niềm vui của người lao động 
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật 
2. Nội dung
IV. Luyện tập 
V. Củng cố, dặn dò
* Củng cố: 
- Quan sát tranh và nêu nhận xét của em về cảnh mặt trời mọc trên bieenr đảo Cô Tô
* Dặn dò:
- Hôm nay chúng ta đã học xong toàn bộ văn bản Cô Tô về nhà các em soạn bài và soạn trước cho cô bài "Cây tre Việt Nam"

Tài liệu đính kèm:

  • docCo to(3).doc