Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 48: Luyện tập xây dựng bài văn tự sự - Kể chuyện đời thường

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 48: Luyện tập xây dựng bài văn tự sự - Kể chuyện đời thường

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

- Nắm được thế nào là tự sự kể chuyện đời thường: các bước tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý,

 phương hướng chuẩn bị viết bài.

- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn bài, chọn ngôi kể, thự tự phù hợp đề bài.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng

- Học sinh: Soạn bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức : (1) KT sĩ số HS

2. KTBC: (2)- KT vở soạn HS

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

Các em có thích nghe kể chuyện về người thân (quen) của mình không?Có thích kể về người thân (quen) của mình cho người khác nghe không?Vậy khi kể những gì và kể ntn?Bài học hôm nay giúp ta định hướng việc đó.

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết số 48: Luyện tập xây dựng bài văn tự sự - Kể chuyện đời thường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :3/11/2010 Tuần 12
Ngày dạy :5/11/2010 Tiết 48
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Nắm được thế nào là tự sự kể chuyện đời thường: các bước tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, 
 phương hướng chuẩn bị viết bài.
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn bài, chọn ngôi kể, thự tự phù hợp đề bài.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng 
- Học sinh: Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức : (1’) KT sĩ số HS
2. KTBC:	(2’)- KT vở soạn HS
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Các em có thích nghe kể chuyện về người thân (quen) của mình không?Có thích kể về người thân (quen) của mình cho người khác nghe không?Vậy khi kể những gì và kể ntn?Bài học hôm nay giúp ta định hướng việc đó.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
7’
15’
15’
5’
HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU CÁC ĐỀ TỰ SỰ
GV. Ghi một số đề tự sự lên bảng.
HS. Đọc các đề trên.
GV. Giải thích khái niệm: “Kể chuyện đời thường”: là kể về những câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng cặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nhất định nào đó. Một trong những yêu cầu hàng ngày của kể chuyện đời thường là nhân vật và sự việc cần phải hết sức chân thực, không nên bịa đặt, thêm thắt tùy ý.
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỘT ĐỀ TỰ SỰ.
GV.Yêu cầu HS tìm thêm 2 đề tự sự ghi vào vở.
H. Đề bài yêu cầu làm việc gì?
H. Kể chuyện về một nhân vật cần chú ý đạt được
 những gì?
(HS thảo luận, trả lời).
GV. Theo dõi, nhận xét, kết luận.
HS. Đọc dàn bài và đọc bài viết tham 
 khảo SGK/120-121
H. Bài làm đã sát với đề ra, với dàn bài đã xây
 dựng chưa? Vì sao?
HS. (Thảo luận, trả lời)
HOẠT ĐỘNG 3. HS LẬP DÀN BÀI:
GV. Gọi HS lên bảng lập dàn bài.
HS khác làm vào vở nháp.
GV. Nhận xét, bổ sung dàn bài của HS.
HOẠT ĐỘNG 4. HDHS LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3.
GV. Hướng dẫn một số đề bài phần 1 bài luyện tập: Xây dựng bài tự sự - kể chuyện đời thường.SGK/ 119
I. MỘT SỐ ĐỀ TỰ SỰ:
1. Kể về 1 kỷ niệm đáng nhớ.
2. Kể về 1 chuyện vui sinh hoạt
3. Kể về 1 người bạn mới quen.
4. Kể về 1 cuộc gặp gỡ
5. Kể về những đổi mới ở quê em.
6. Kể về thầy (cô giáo).
7. Kể về 1 người bạn thân.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 
 MỘT ĐỀ TỰ SỰ:
Đề bài: 
Kể chuyện về ông hay bà em.
1. Tìm hiểu đề bài:
- Đề kể chuyện đời thường, 
 người thực, việc thực.
- Kể về hình dáng, tính tình 
 phẩm chất của ông (bà) em.
- Biểu lộ tình cảm yêu mến, kính
 trọng của em.
2. Phương hướng làm bài:
- Kể về một số việc làm, tính nết, 
 tình cảm của ông (bà) đối với mọi 
 người trong nhà hay đối với em.
- Không nhất thiết phải xây dựng 
 thành truyện có tình tiết, diễn 
 biến, bất ngờ như truyện cổ tích.
- Chỉ kể những việc làm chi tiết 
 cụ thể.
- Chi tiết phải được lựa chọn để 
 thể hiện tập trung cho một chủ 
 đề nào đó gây ấn tượng.
- Không gặp đâu kể đó, nhớ gì ghi 
 nấy, làm cho bài văn rời rạc.
3. Tìm hiểu dàn bài và viết bài
 tham mưu:
- Bài làm sát với các ý trong dàn 
 bài.
-Tất cả các ý đều được phát triển 
 thành văn.
- Các sự việc kể trong bài có xoay 
 quanh chủ đề người ông hiền 
 từ, yêu hoa, yêu cháu.
III. LẬP DÀN BÀI:
Đề bài: Hãy kể về bố em.
1. Mở bài: Giới thiệu về bố 
 (nghề nghiệp, tuổi tác)
2. Thân bài: 
 - Kể về hình dáng, tính tình.
 - Kể về khả năng của bố.
 - Kể về sở thích của bố.
3. Kết bài: 
 -Ý nghĩ , tình cảm của em đối
 với bố.
 IV. HDHS LÀM BÀI 
 TẬP LÀM VĂN SỐ 3.
4. CỦNG CỐ: (3’)
 - Khi kể về một nhân vật ta cần chú ý đến điều gì?
5. DẶN DÒ: (2’)
 - Về nhà xem lại những đề bài trong SGK.
 - Đọc các bài tham khảo. Nắm được yêu cầu khi kể về 1 nhân vật.
 - Viết một bài kể về người ông của em. (Giới thiệu chung về người ông, sau đó kể về sở thích và tính 
 tình. Kể những việc làm nổi bật nhất, có ý nghĩa nhất).
 - Xem lại thể loại và các đề bài SGK để chuẩn bị LÀM BÀI VIẾT SỐ 3, về văn tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 48.DOC.doc