Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 9: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 9: Sơn Tinh, Thủy Tinh

Tiết: 9 Ngày soạn

TÊN BÀI: SƠN TINH, THỦY TINH.

 ( Truyền thuyết)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện.

 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nghe, đọc diễn cảm, kể chuyện, kể tóm tắt.

 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức, tinh thần chống thiên tai.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Soạn bài, tranh ảnh.

 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.

 1. Ổn định tổ chức:

 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.

 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức:

 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.

 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.

 II. Kiểm tra bài cũ:

 Nêu nội dung ý nghĩa, nghệ thuật của truyện Thánh Gióng ?

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 9: Sơn Tinh, Thủy Tinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 9 Ngày soạn
TÊN BÀI: SƠN TINH, THỦY TINH.
 ( Truyền thuyết)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện.
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nghe, đọc diễn cảm, kể chuyện, kể tóm tắt.
 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức, tinh thần chống thiên tai. 
B. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Soạn bài, tranh ảnh.
 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
 1. Ổn định tổ chức:
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 I. Ổn định tổ chức:
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.
 II. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu nội dung ý nghĩa, nghệ thuật của truyện Thánh Gióng ?
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Sơn Tinh, Thủy Tinh là thần thoại cổ đã được lịch sử hóa, trở thành một truyền thuyết tiêu biểu, nổi tiếng trong chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng
 2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
GV: Gọi 1 học sinh đọc phần chú thích ở sách giáo khoa.
GV: Giảng như sgk.
HS: Lắng nghe. 
 GV: Hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn.
Đoạn đầu, cuối đọc chậm.
Đoạn giữa đọc nhanh.
HS: Đọc văn bản.
GV: Nhận xét.
GV: Kiểm tra một số chú thích ở sgk. 
GV: Em hãy xác định bố cục của văn bản?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 2:
HS: Đọc đoạn văn 1.
GV: Truyện có bao nhiêu nhân vật? Ai là nhân vật chính? Vì sao?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét.
GV: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được giới thiệu như thế nào?
HS: Dựa vào văn bản trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
HS: Ghi bài.
GV: Nhận xét về hai vị thần này?
HS: Kiếm tìm, phát hiện.
GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.
HS: Ghi bài.
HS: Đọc đoạn văn 2.
GV: Nhận xét về điều kiện chọn rể của nhà vua?
HS: Thảo luận, trình bày.
GV: Nhận xét và kết luận.
GV: Qua lễ vật vua đòi, ta biết vua muốn chọn ai?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Sự thiên vị của vua đã phản ánh thái độ gì của người Việt cổ đối với lũ lụt ?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung. 
GV: Vì sao Thủy Tinh chủ dộng dâng nước đánh Sơn Tinh ?
HS: Thảo luận, trình bày.
GV: Nhận xét và kết luận.
GV: Cảnh Thủy Tinh gây lũ lụt cho em hình dung ra cảnh gì mà nhân dân ta thường gặp hằng năm?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Sơn Tinh đã đối phó như thế nào? Kết quả ra sao?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Câu: “ Nước dâng cao bao nhiêu đồi núi dâng lên cao bấy nhiêu” hàm ý gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Thể hiện cuộc chiến đấu giằng co bất phân thắng bại, còn thể hiện quyết tâm bền bỉ, sẵn sàng đối phó kịp thời và nhất định chiến thắng lũ lụt của nhân dân ta.
HS: Đọc đoạn còn lại.
GV: Kết thúc truyện như thế phản ánh sự thật gì?
HS: Thảo luận nhóm.
Các nhóm trình bày.
GV: Nhận xét, kết luận.
 Hoạt động 3:
 GV: Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Yêu cầu 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ ở sgk.
HS: Đọc ghi nhớ ở sgk.
 Hoạt động 4 :
GV: Giao bài tập cho HS về nhà làm.
I.Tìm hiểu chung: 
1.Giới thiệu về thể loại:
Truyền thuyết ( sgk.)
2.Đọc – tìm hiểu chú thích: 
a. Đọc: 
b. Chú thích:
3. Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu - > mỗi thứ một đôi: Vua Hùng thứ mười tám kén rễ.
- Đoạn 2: Tiếp - > rút quân: Sơn Tinh – Thủy Tinh đến cầu hôn và cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.
- Đoạn 3: Còn lại: Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn hằng năm.
II. Phân tích:
 1. Giới thiệu hoàn cảnh truyện và các nhân vât.
 - Truyện có hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh vì hai nhân vật này được nói nhiều trong truyện.
- Sơn Tinh là một vị thần ở vùng núi Tản Viên, có tài vẫy tay tạo ra cồn bãi, núi đồi .
- Thuỷ Tinh là một vị thần ở vùng nước thẳm có tài hô mưa gọi gió. 
- Sơn Tinh,Thủy Tinh là hai vị thần ở hai miền khác nhau, có nhiều tài lạ, đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
2. Vua Hùng thứ mười tám kén rễ.
- Vua Hùng chọn rễ bằng cách thi tài dâng lễ vật.
- Vua đã có ý chọn Sơn Tinh vì lễ vật vua đòi thuộc vùng cai quản của Sơn Tinh.
- Nhân dân coi lũ lụt là kẻ thù còn núi rừng là bè bạn.
3. Cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.
- Thủy Tinh đến chậm không lấy được Mị Nương, nên giận dữ, nổi ghen, quyết đánh Sơn Tinh cướp Mị Nương.
- Hiện tượng lũ lụt thường xảy ra ở đồng bằng sông Hồng hằng năm.
- Sơn Tinh không hề run sợ, chống cự kiên cường, quyết liệt, cuối cùng đã thắng.
4. Cuộc chiến vẫn tiếp tục hàng năm.
 - Giải thích hiện tượng lũ lụt ở miền Bắc nước ta mang tính chu kì/năm/lần.
- Vì vậy con người nơi đây phải bền bỉ chống lũ để tồn tại và phát triển.
 III.Tổng kết: 
1. Nội dung: Ghi nhớ sgk.
2. Nghệ thuật:
IV. Luyện tập:
Câu 2: Củng cố đê điều, cấm chặt cây, phá rừng để hạn chế lũ lụt.
IV. Củng cố: 
 1. GV củng cố lại kiến thức của bài học. 
 2. HS đọc ghi nhớ ở sgk.
 V. Dặn dò: 
Về nhà: Học bài cũ và nội dung phần ghi nhớ. 
 Làm bài tập phần luyện tập ở sgk và xem phần đọc thêm trang 24.
 Soạn: Nghĩa của từ.( trả lời câu hỏi, làm bài tập)
 —–—–&—–—–—

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 9.doc