Tiết: 5 Ngày soạn
TÊN BÀI: THÁNH GIÓNG.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nghe, đọc diễn cảm, kể chuyện, kể tóm tắt.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về tổ tiên, dân tộc.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn bài, tranh Thánh Gióng.
2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:
GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung ý nghĩa, của truyện Con Rồng cháu Tiên là gì ?
- Vì sao Lang Liêu được truyền ngôi ?
Tiết: 5 Ngày soạn TÊN BÀI: THÁNH GIÓNG. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nghe, đọc diễn cảm, kể chuyện, kể tóm tắt. 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về tổ tiên, dân tộc. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Soạn bài, tranh Thánh Gióng. 2. Học sinh: Soạn câu hỏi ở sgk. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số. HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi. II. Kiểm tra bài cũ: - Nội dung ý nghĩa, của truyện Con Rồng cháu Tiên là gì ? - Vì sao Lang Liêu được truyền ngôi ? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: Chủ đề đánh giặc cứu nước thắng lợi là chủ đề lớn, cơm bản, xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học dân gian nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này 2. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: GV: Gọi 1 học sinh đọc phần chú thích ở sách giáo khoa. GV: Giảng như sgk. HS: Lắng nghe. GV: Hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn. HS: Đọc văn bản. GV: Nhận xét. GV: Kiểm tra một số chú thích ở sgk. GV: Em hãy xác định bố cục của bài thơ? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét và bổ sung. Hoạt động 2: HS: Đọc đoạn 1. GV: Gióng do ai sinh ra? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét. GV: Sự ra đời của Gióng có gì lạ? HS: Dựa vào văn bản trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. HS: Ghi bài. GV: Ai đã nuôi Gióng khôn lớn? HS: Kiếm tìm, phát hiện. GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. HS: Ghi bài. GV: Vì sao bà con nuôi Gióng? HS: Thảo luận, trình bày. GV: Nhận xét và kết luận. GV: Việc bà con góp gạo nuôi Gióng còn thể hiện điều gì? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. HS: Ghi bài. GV: Em hãy nêu những câu tục ngữ, ca dao nói lên tinh thần đoàn kết của dân tộc ta ? HS: Trả lời. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung HS: Đọc đoạn 2. GV: Chi tiết nào thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước và khí thế người anh hùng? HS: Thảo luận, trình bày. GV: Nhận xét và kết luận. GV: Qua chi tiết Gióng vươn vai thành tráng sĩ, em hiểu người xưa quan niệm như thế nào về người anh hùng ? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Gióng đánh giặc bằng vũ khí gì? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Vì sao Gióng đánh tan giặc ? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. HS: Đọc đoạn còn lại. GV: Vì sao sau khi đánh tan giặc, Gióng bay về trời ? HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Em hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng? HS: Thảo luận nhóm. Các nhóm trình bày. GV: Nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: GV: Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản Thánh Gióng? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, kết luận. GV: Yêu cầu 2- 3 HS đọc phần ghi nhớ ở sgk. HS: Đọc ghi nhớ ở sgk. Hoạt động 4 : GV: Giao bài tập cho HS về nhà làm. I.Tìm hiểu chung: 1.Giới thiệu về thể loại: Truyền thuyết ( sgk.) 2.Đọc – tìm hiểu chú thích: a. Đọc: b. Chú thích: 3. Bố cục: - Đoạn 1: Từ đầu - > cứu nước: Nhân dân sinh thành và nuôi dưỡng người anh hùng. - Đoạn 2: Tiếp - > lên trời: Sức mạnh của lòng yêu nước và khí thế người anh hùng. - Đoạn 3: Còn lại: Người anh hùng sống mãi trong niềm tôn kính của nhân dân. II. Phân tích: 1. Nhân dân sinh thành và nuôi dưỡng người anh hùng. - Gióng do hai vợ chồng người nông dân nghèo sinh ra. - Uớm thử chân, mang thai 12 tháng... - Bố mẹ Gióng và bà con. - Gióng lớn lên bằng thức ăn đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường giản dị. Gióng mang sức mạnh của nhân dân. - Bà con rất yêu nước, mong Gióng lớn nhanh để đi đánh giặc. - Tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. 2. Sức mạnh của lòng yêu nước và khí thế người anh hùng. - Gióng vươn vai thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. - Gióng ra trận đánh tan giặc ngoại xâm - Người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. - Gióng đánh giặc bằng vũ khí vua ban và bằng cây cỏ của quê hương. - Gióng mang sức mạnh của lòng yêu nước, mang sức mạnh của nhân dân. 3. Người anh hùng sống mãi trong niềm tôn kính của nhân dân. - Gióng là con trời nên phải về trời. - Gióng là người anh hùng tự nguyện cứu nước không đòi hỏi công danh. - Nhân dân yêu mến trân trọng Gióng Gióng sống mãi trong lòng nhân dân. 4. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng. - Biểu tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. - Mang trong mình sức mạnh của cộng đồng. - Hình tượng đẹp, không lồ - > sức mạnh quật khởi của dân tộc ta. III.Tổng kết: 1. Nội dung: Ghi nhớ sgk. 2. Nghệ thuật: IV. Luyện tập: IV. Củng cố: 1. GV củng cố lại kiến thức của bài học. 2. HS đọc ghi nhớ ở sgk. V. Dặn dò: Về nhà: Học bài cũ và nội dung phần ghi nhớ. Làm bài tập phần luyện tập ở sgk và xem phần đọc thêm trang 24. Soạn: Từ mượn. &
Tài liệu đính kèm: