Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 10: Nghĩa của từ

Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 10: Nghĩa của từ

 Tiết: 10 Ngày soạn

TÊN BÀI: NGHĨA CỦA TỪ.

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được thế nào là nghĩa của từ và một số cách giải thích nghĩa của từ.

 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận dụng vào cách giải nghĩa của từ.

 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh ý thức sử dụng đúng từ ngữ và biết giữ gìn tiếng nói của dân tộc.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Từ điển.

 2. Học sinh: Tập tra từ điển.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định tổ chức:

 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.

 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.

 II. Kiểm tra bài cũ:

 Em hãy nêu nguyên tắc mượn từ ?

III. Bài mới:

 1. Đặt vấn đề: Nghĩa của từ là gì ? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6, kì I - Tiết 10: Nghĩa của từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết: 10 Ngày soạn
TÊN BÀI: NGHĨA CỦA TỪ.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được thế nào là nghĩa của từ và một số cách giải thích nghĩa của từ.
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận dụng vào cách giải nghĩa của từ. 
 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh ý thức sử dụng đúng từ ngữ và biết giữ gìn tiếng nói của dân tộc.
B. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Từ điển.
 2. Học sinh: Tập tra từ điển.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định tổ chức:
 GV: Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 HS: Trật tự,ổn định chỗ ngồi.
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 Em hãy nêu nguyên tắc mượn từ ?
III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Nghĩa của từ là gì ? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ ? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 2. Triển khai bài dạy.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
 Hoạt động 1:
GV: Gọi đọc ví dụ ở sgk.
HS: Đọc ví dụ và trả lời.
GV: Nhận xét và ghi bảng.
GV: Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
GV: Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới đây?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Thế nào là nghĩa của từ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung.
HS: Đọc ghi nhớ ở sgk.
 Hoạt động 2:
HS: Đọc lại VD ở sgk.
GV: Trong các chú thích trên, nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào?
HS: Suy nghĩ, phát hiện.
GV: Nhận xét.
 HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:
GV: Cho HS đọc bài tập.
HS: Thảo luận nhóm
Các nhóm trình bày.
GV: Nhận xét.
HS: Suy nghĩ, làm việc cá nhân.
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. 
GV: Kết luận, cho điểm.	
HS: Suy nghĩ, làm việc cá nhân.
GV: Gọi 1HS lên bảng làm bài tập. 
GV: Kết luận, cho điểm.	
 I. Nghĩa của từ là gì?
 1. Ví dụ.
 Tập quán, lẫm liệt, nao núng.
2. Nhận xét.
- Mỗi chú thích trên gồm hai bộ phận.
- Bộ phận sau nêu lên nghĩa của từ.
- Nghĩa của từ ứng với phần nội dung.
 HÌNH THỨC
 NỘI DUNG
* Ghi nhớ : SGK.
 II. Cách giải thích nghĩa của từ.
1. Đọc lại các chú thích phần I.
2. Nhận xét.
- Tập quán: giải thích bằng cách trình bày khái niệm.
- Lẫm liệt, nao núng: giải thích bằng cách đưa ra các từ trái nghĩa, đồng nghĩa.
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
Bài tập 2:
Học tập, học lỏm, học hỏi, học hành.
Bài tập 3 :
Trung bình, trung gian, trung niên.
Bài tập 4: Giải thích các từ:
- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, lấy nước.
- Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp.
- Hèn nhát: thiếu can đảm.
Bài tập 5: 
- Mất ( theo nhân vật Nụ): không biết ở đâu.
- Mất ( theo nghĩa thường): không còn sở hữu, không thuộc về mình.
IV. Củng cố: 
 1. GV củng cố lại kiến thức của bài học. 
 2. HS đọc ghi nhớ ở sgk.
 V. Dặn dò: 
Về nhà: Học bài cũ và nội dung phần ghi nhớ. 
 Làm bài tập còn lại ở sgk.
 Soạn: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
 —–—–&—–—–—

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 10.doc