Giáo án môn Ngữ văn 6 - Bài 12: Bếp lửa

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Bài 12: Bếp lửa

A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:Cảm nhận được những tình cảm cảm xúc chân thành của nhân vật trừ tình-người cháu-và hình ảnh người bà giàu tình thương, giau đức hy sinh trong bài thơ”Bếp lửa”.

-Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.

B/ Chuẩn bị:

- GV: Chân dung nhà thơ Bằng Việt-các tài liệu liên quan đến bài thơ.

- HS: Soạn bài.

C/ Bài cũ: +Giới thiệu vài nét về tác giả bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”?Phân tích cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.(Phần 1)

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1248Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Bài 12: Bếp lửa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Bài:12 
BẾP LỬA
Soạn:19/11
Tiết: 56-57
(BẰNG VIỆT)
Giảng:21/11
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:Cảm nhận được những tình cảm cảm xúc chân thành của nhân vật trừ tình-người cháu-và hình ảnh người bà giàu tình thương, giau đức hy sinh trong bài thơ”Bếp lửa”.
-Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
B/ Chuẩn bị: 
GV: Chân dung nhà thơ Bằng Việt-các tài liệu liên quan đến bài thơ.
HS: Soạn bài.
C/ Bài cũ: +Giới thiệu vài nét về tác giả bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”?Phân tích cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.(Phần 1)
D/ Tổ chức hoạt động:
 *HĐ1: GV giới thiệu dẫn dắt vào bàiàCó thể liên hệ bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
 *HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích.
H: Em hãy cho biết vài nét về tác giả?
H: Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào? Nội dung của bài thơ là gì?
H: Giải thích 2 từ khó SGK145. 
 *HĐ3:Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản.
-GV đọc trước một đoạn-Gọi học sinh đọc-Lưu ý giọng.
H: Em có nhận xét gì mạch cảm xúc của bài thơ? (HS trả lờiàGV chốtàGhi)
H: Bài thơ có bố cục như thế nào?
(4 phần: 1/Khổ 1: Hình ảnh Bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
2/4 khổ tiếp: Hồi tưởng những kĩ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
3/Khổ 6:Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
4/Khổ cuối: Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà)
*Hướng dẫn học sinh phân tích bài thơ.
H: Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm nào về bà và tình bà cháu đã được ghi lại?
(HS trả lời àHS khác bổ sungàGV nhận xét-sửa sai) 
H: Em hãy chỉ ra sự kếp hopự giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ và tác dụng của nó?
(HS trả lời –HS khác bổ sungàGV nhận xétàSửa saiàchốtàGhi)
H: Phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ?
(HS trả lời –HS khác bổ sungàGV nhận xétàChốt: Hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa)
H: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ được nhắc bào nhiêu lần?
H: Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến bếp lửa?
H: Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này?
H: Vì sao tác giả lại viết:”Ôi!Kỳ lạ và thiêng liêng-bếp lửa”
(HS trả lời từng câu-Hs khác bổ sungàNhận xét-sửa saiàchốt ý chínhàGhi)
H:Vì sao ở phần cuối bài thơ tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không dùng từ”bếp lửa”. “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì?
(HS trả lời àGV chốtàGhi)
*HĐ4: Hướng dẫn học sinh tổng kết (Dựa vào ghi nhớ)
*HĐ5: Hướng dẫn luyện tập(Theo SGK)
*HĐ6: Hướng dẫn đọc thêm bài”Khúc hát ru mẹ”àGợi ý học sinh trả lời câu hỏi SGK?(Dựa vào bài soạn SGV)
I/TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
1/Tác giả
2/Tác phẩm
II/ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1/Đọc:
2/Mạch cảm xúc và bố cục bài thơ:
*Mạch cảm xúc: Đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Bài thơ là lời của người cháu ở xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, lòng kính yêu và suy ngẫm về bà.
*Bố cục: 4 phần
3/Phân tích
a/Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.
-sự hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa:”Mộtnồng đượm”
àGọi lại cả một thời thơ ấu bên người bà.
-Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn nhọc nhằn”Năm ấy..gầy”
-Kỷ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa.
“Chỉ nhớcay””Rồibà nhen”
àBếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc của bà.
àBếp lửa còn gợi thêm một liên tưởng khác: Sự xuất hienẹ tiếng chim tu hú.
“Tiếng tu hú
 đồng xa”
-Tiếng chim quen thuộc như giục giã, như khắc khoải một điều gì đó da diết lắm, khiến long người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong.
-Tiếng chim còn goiự ra tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của hai bà cháu.
b/Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
-Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời của bà.
-Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa v: bà là người nhóm lửa, là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, và tỏa sáng trong mỗi gia đình, dẫn chứng (Người bà tần tảo)
-Trong bài thơ có tới 10 lần tác giả nhắc tới bếp lửa và hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh người bààNgười phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tần tảo, và đầy yêu thương.
-Bếp lửa được bà nhem lên không phải chỉ bằng nhiên liệu mà còn được nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà-ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin.
=>Từ bếp lửaàNgọn lửa với ý nghĩa trừu tượng và khái quát”Rồi sớmdai dẳng”
àHình ảnh người bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà cong truyền lửa-ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp
4/Tổng kết(Ghi nhớ/SGK)
III/LUYỆN TẬP:
Hướng dẫn học sinh viết đoạn theo SGK
	E/Dặn dò:
-Học thuộc lòng bài Bếp lửa-Học kĩ phần phân tích-Ghi nhớ.
-Xem kĩ phần trả lời bài”Khúc hátmẹ”
Soạn bài”Ánh trăng”
F/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc12 5.doc