A.Mục tiêu bài học:
I.Kiến thức
-HS hiểu rõ tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.
-HS cần phân biệt được các khái niệm dương lịch,âm lịch& công lịch.
-Biết cách đọc, ghi & tính năm tháng theo công lịch chính xác.
II.Tư tưởng:
-Giúp Hs biết quý thời gian,tiết kiệm thời gian.
-Bồi dưỡng cho hs ý thức về tính thời gian chính xác,tác phong khoa học trong mọi việc.
III.Kĩ năng:Bồi dưỡng cho hs cách ghi,tính năm,tính khoảng cách giữa các thế kỷ chính xác.
B.Phương pháp: Phân tích,giải thích,kích thích tư duy,trực quan, thảo luận.
C.Chuẩn bị của giáo viên &học sinh:
I.Chuẩn bị của GV: Sgk,sgv,giáo án, quả địa cầu,tranh ảnh,quyển lịch.
II.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, tìm hiểu bài mới,vở ghi sgk, sách bài tập.
D.Tiến trìnhlên định lớp:
I. ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
Lịch sử là gì? Tại sao chúng ta phải học lịch sử?
III.Bài mới :
1/ Giới thiệu bài mới: Lịch sử loài người với muôn vàn các sự kiện đã xảy ra vào những khoảng thời gian khác nhau, theo dòng thời gian, xã hội loài người đều thay đổi không ngừng.Chúng ta muốn hiểu được & dựng lại lịch sử cần phải trả lời câu hỏi: tại sao cần phải xác định thời gian ? Người xưa đã tính thời gian như thế nào?Đó là nội dungchúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2Triển khai các hoạt động:
Ngày soạn:..../..../200.... Ngày dạy: ..../..../200... Tiết1: Bài 1: SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ A. Mục tiêu bài học 1:Kiến thức - Hoc sinh cần hiểu rõ lịch sử là nhứng sự kiện cụ thể sát thực có căn cứ khoa học .Học lịch sử làm gì? để hiểu rõ quá khứ rút kinh nghiệm của quá khứ để sống và hướng tới tướng tương lai tốt đẹp hơn - Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử học sinh cần có phương pháp học tập khoa học thích hợp 2.Tư tưởng -Trên cơ sở những kiến thức khoa học bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn lịch sử và phương pháp học tập khắc phục quan niệm sai lâm lệch lạc trước đây là học lịch sửchỉ cần học thuộc lòng. 3.Kỹ năng: -Giúp hs có khả năng trình bày và lí giải các sự kiện lịch sử khoa học rõ ràng, chuẩn xác và xác định phương pháp học tập tốt. Có thể trả lời những câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất. B Phương pháp: kích thích tư duy ,phân tích, đàm thoại ,thảo luận... C Chuẩn bị của GV & HS: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: -Sgk ,sgv,giáo án, tranh ảnh. -Sơ đồ minh hoạ. 2/ Chuẩn bị của học sinh : -Vở ghi ,sgk ,SBT,1 số kiến thức về lịch sử . D Tiến trình lên lớp: I.ổn định lớp: kiểm tra sĩ số,ổn định tổ chức lớp. II Kiểm tra bài cũ: Gv kết hợp ở bài mới. III Bài mới: 1/ Giới thiệu bài mới: Gv giới thiệu qua chương trình lịch sử lớp 6 . Học tập lịch sử nhằm tìm hiểu sự hình thành phát triển của con người & xã hội loài người.Vì vậy cần phải hiểu rõ lịch sử là gì ? Học LS để làm gì? căn cứ vào đâu để biết & khôi phục hình ảnh quá trong LS thế giới & dân tộc.Đây là nội dung bài học hôm nay. 2/Triển khai các hoạt động: Hoạt động của GV & HS Nội dung bài học: Hoạt động 1: -Gv: Gọi hs đọc mục 1 SGK& hỏi: Con người cây cỏ & mọi vật, có phải ngay từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay chưa? -Hs: Chưa, mà biến đổi theo thời gian. --Gv:Nêu các mốc thời gian trong cuộc đời từ lúc sinh ra đến lúc vào học lớp 6? -Hs:dựa vào hiểu biết của mình & SGK để trả lời. -Gv: Cho hs xem tranh bầy người nguyên thuỷ ,nhận xét gì về lịch sử loài người từ trước đến nay? -Gv: Kết luận: Tất cả mọi vật sinh ra đều có quá trình phát triển khách quan ngoài ý muốn của con người theo trình tự thời gian của tự nhiên & xã hội.Đó chính là lịch sử.Vậy lịch sử là gì? -Hs: Trả lời gv chốt lại & ghi bảng. -Gv: Bộ môn lịch sử nghiên cứu vấn đề gì ? Sự khác nhau giữa lịch sử con người & lịch sử loài người? -Gv: Gợi ý hs trả lời. -Gv: Kết luận. Hoạt động 2: -Gv: H/d hs xem hình 1 SGK & hỏi: so sánh lớp học trường làng thời xưa & lớp học hiện nay có gì khác?Vì sao có sự khác nhau đó? -Hs: +Khung cảnh lớp học thầy trò, bàn ghế. + Sự khác nhau đó là do xã hội ngày càng tiến bộ,con người tạo ra. -Gv: Kết luận. -Gv: Các em nghe nói về lịch sử, đã học lịch sử. Vậy học lịch sử để làm gì?(HsThảo luận) -Hs: Trình bày học lịch sử để hiểu được cội nguồn tổ tiên... -Gv: Nhấn mạnh các em phải biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người làm ra nó & xác định cần phải làm gì cho đất nước. -Hs: Liên hệ đến truyền thống của gia đình & quê hương. Hoạt động 3: -Gv: Nói về đặc điểm của bộ môn lịch sử. -Gv:Em hãy cho biết dấu tích mà loài người để lại đến ngày nay? -Hs:Sách vở, những câu chuyện kể, di tích cònlại... -Gv: H/d Hs xem hình 2 SGK & hỏi: Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám làm bằng gì? Trên bia ghi gì? -Hs: Đó là bia đá, trên bia ghi tên, tuổi, địa chỉ, năm sinh & năm đỗ tiến sĩ. -Gv: Khẳng định đó là hiện vật người xưa để lại. Dựa vào những ghi chép trên bia chúng ta biết được tên tuổi, địa chỉ & công trạng của các tiến sĩ. -Gv: Yêu cầu Hs kể chuyện:Sơn Tinh- Thuỷ Tinh & Thánh Gióng. -Gv: Qua câu chuyện đó khẳng định trong lịch sử cha ông ta phải đấu tranh với thiên nhiên & giặc ngoại xâm để duy trì Sx & đảm bảo cuộc sống giữ gìn độc lập dân tộc. -Gv: Khẳng định những câu chuyện này là truyền thuyết, được truyền từ đời này sang đời khác.Từ khi con người chưa có chữ viết. -Gvđặt câu hỏi: căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sửlịch sử? -Gv: H/d hs trả lời & ghi bảng. -Gv: Hình 1 &2 SGK theo em đó là những tài liệu nào? Giúp em hiểu thêm điều gì? -Gv:Hãy kể tên 1 số quyển sách lịch sử mà em biết?)Đại việt sử ký toàn thư... Gv: Giải thích danh ngôn: Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống . ( Xi xê rông nhà chính trị Rô ma cổ) 1. Lịch sử là gì? - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. -Lịch sử là khoa học tìm hiểu & dựng lại toàn bộ hoạt động của con người & xã hội loài trong quá khứ. 2. Học lịch sử để làm gì? - Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên,ông cha, làng xóm, biết được tổ tiên, cha ông ta sống, lao động như thế nào để tạo dựng ngày nay. -Biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những người làm ra nó cũng như thấy trách nhiệm của mình phải làm gì cho đất nước. 3. Dựa vào đâu để biết & dựng lại lịch sử: - Tư liệu truyền miệng ( Truyền thuyết). -Tư liệu hiện vật ( Trống đồng, bia đá). -Tư liệu chữ viết (Văn bia, tư liệu thành văn). IV Củng cố bài học: - Lịch sử là gì? - Lịch sử giúp em hiểu biết những gì? Tại sao chúng ta phải học lịch sử ? -Hs:Làm bài tâp: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Con người dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử: A.Tư liệu truyền miệng. B.Tư liệu hiện vật. C.Tư liệu chữ viết. D.Cả 3 ý trên. V: Dặn dò,hướng dẫn : Bài cũ: -Dựa vào SGK để học bài cũ. -Làm bài tập:Sưu tầm, tìm hiểu ở quê hương em có những tư liệu hiện vật , tư liệu truyền miệng, tư liệu chữ viết? -Làm BT ở sách bài tập. Bài mới: -Tìm hiểu về bài mới: Cách tính thời gian trong lịch sử. -Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi ở SGK. - Quan sát quyển lịch ở nhà. Tiết 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ. Ngày:3/9 A.Mục tiêu bài học: I.Kiến thức -HS hiểu rõ tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử. -HS cần phân biệt được các khái niệm dương lịch,âm lịch& công lịch. -Biết cách đọc, ghi & tính năm tháng theo công lịch chính xác. II.Tư tưởng: -Giúp Hs biết quý thời gian,tiết kiệm thời gian. -Bồi dưỡng cho hs ý thức về tính thời gian chính xác,tác phong khoa học trong mọi việc. III.Kĩ năng:Bồi dưỡng cho hs cách ghi,tính năm,tính khoảng cách giữa các thế kỷ chính xác. B.Phương pháp: Phân tích,giải thích,kích thích tư duy,trực quan, thảo luận... C.Chuẩn bị của giáo viên &học sinh: I.Chuẩn bị của GV: Sgk,sgv,giáo án, quả địa cầu,tranh ảnh,quyển lịch. II.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, tìm hiểu bài mới,vở ghi sgk, sách bài tập. D.Tiến trìnhlên định lớp: I. ổn định lớp: II.Kiểm tra bài cũ: Lịch sử là gì? Tại sao chúng ta phải học lịch sử? III.Bài mới : 1/ Giới thiệu bài mới: Lịch sử loài người với muôn vàn các sự kiện đã xảy ra vào những khoảng thời gian khác nhau, theo dòng thời gian, xã hội loài người đều thay đổi không ngừng.Chúng ta muốn hiểu được & dựng lại lịch sử cần phải trả lời câu hỏi: tại sao cần phải xác định thời gian ? Người xưa đã tính thời gian như thế nào?Đó là nội dungchúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 2Triển khai các hoạt động: Hoạt động GV & HS Nội dung bài học: Hoạt động1: Gv:Trình bày cho Hs thấy rõ lịch sử loài người với muôn vàn các sự kiện xảy ra vào những thời gian khác nhau. Con người, nhà cửa, làng mạc...đều đổi thay, xã hội loài người cũng vậy. -Gv:Làm thế nào để hiểu & dựng lại lịch sử? -Hs:Dựa vào hiểu biét của mình để trả lời. -Gv:Việc xác định thời gian có cần thiết không? -Hs:xác định thời gian rất cần thiết . -Gv:H/d hs xem h2sgk & hỏi:Có phải các bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc tử giám được lập cùng 1 năm không? -Hs trả lời:không. -Gv: Không phải bia tiến sĩ được lập cùng 1 năm.Có người đỗ trước, người đỗ sau cho nên có người được dựng bia trước khá lâu. Như vậy người xưa đã có cách tính thời gian & ghi thời gian nó giúp chúng ta hiểu được nhiều điều. -Gv: Vạy dựa vào đâu, bằng cách nào con người sáng tạo ra thời gian? -Hs:trả lời,gv nhận xét bổ sung & kết luận. Hoạt động2: -Gv:Gọi hs đọc đoạn đầu trong SGK & Hỏi:Người xưa đã tính thời gian như thế nào? -Hs:Trả lời, hs khác bổ sung. -Gv nhận xét,kết luận. -Gv:Người xưa chia thời gian như thế nào? -Gv:Bổ sung & kết luận.Đồng thời gv nhấn mạnh mỗi quốc gia,dân tộc, khu vực có cách tính lịch riêng nhưng nhìn chung có 2 cách tính đó là âm lịch & dương lịch. -Gv:Em cho biết cách tính của âm lịch và dương lịch? -Hs:Dựa vào sgk trả lời. +Âm lịch:Dựa vào sự di chuyển của mặt trăng xung quanh trái đất1vòng là 1 năm(360ngày) +Dương lịch:Dựa vào sự di chuyển của trái đất xung quanh mặt trời 1vòng là1 năm(365 ngày). -Gv: Các em nhìn vào bảng ghi ở trang 6sgk xác định trong bảng có đưn vị thời gian nào & những loại lịch nào? -Hs:Đơnvị thời gian ngày,tháng, năm. Các loại lịch:âm lịch & dương lịch -Gv:Gọi hs xác định đâu là dương lịch đâu là âm lịch? Hoạt động3: -Gv:Gọi hs đọc SGK& nêu câu hỏi Hs thảo luậnThế giới cần có 1 thứ lịch thống nhất không? Vì sao? -Hs:Trả lời, nhận xét, bổ sung. -Gv:Dương lịch được hoàn chỉnh để các dân tộc sử dụng,đó là công lịch. -Gv:Công lịch được tính như thế nào? -Hs:Trả lời. -Gv:Giải thích thêm trong công lịch năm tương truyền chúa Giê Su ra đời được lấy làm năm đầu tiên của công nguyên ,những năm trước gọi là trước công nguyên (TCN) .Công lịch 1năm có 12 tháng (365 ngày) năm nhuận thêm 1ngày vào tháng 2. +Cứ 1000 năm là 1 thiên niên kỷ. +Cứ 100 năm là 1thế kỷ. +Cứ 10 năm là 1 thập kỷ. -GV:Cho Hs quan sát & hướng dẫn cách tính thời gian theo hình vẽ trong SGK. -Gv: H/dẫn hs làm bài tập tại lớp. Em hãy xác định thế kỷ XXI bắt đầu từ năm nào& kết thúc năm nào? -Hs:Trả lời -Gv nhận xét. -Gv:Gọi 1số hs đọc 1số năm bất kỳ để xác định thế kỷ tương ứng: -Ví dụ: Năm 938,1418,1954... 1.Tại sao phải xác định thời gian? -Muốn hiểu & dựng lại lịch sử phải sắp xếp sự kiện theo thời gian. -Việc xác định thời gian là cần thiết. -Con người đã ghi lại những việc làm của mình, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian. -Dựa vào các hiện tượng tự nhiên , được lặp đi lặp lại thường xuyên:hết sáng đến tối, hết mùa nóng đến lạnh... 2.Người xưa đã tính thời gian như thế nào? -Dựa vào quan sát & tính toán, người xưa đã tính được thời gian mọc, lặn, di chuyển của mặt trời, mặt trăng & làm ra lịch. -Chia thời gian theo ngày, tháng, năm & sau đó chia thành giờ, phút. . -Âm lịch: Căn cứ vào sự di chuyển của mặt trăng xung quanh trái đất(1vòng) là 1 năm ( 360- 365 ngày). 1tháng 29 -> 30 ngày. -Dương lịch:Căn cứ vào sự di chuyển của trái đất xung quanh mặt trời(1vòng là 1năm(365 ngày +1/4 ngày) nên 1 tháng có 30 hoặc 31 ngày riêng tháng 2 có28 ngày. 3.Thế giới cần có 1 thứ lịch chung hay không? -Thế giới cần thiết có1loại lịch th ... g khuôn đúc đồng(bằng đất sét) rót vào khuôn để tạo ra công cụ hay đồ dùng theo ý muốn : rìu đồng,cuốc đồng,liềm đồng -Gv:Cho Hs xem 1số hiện vật cổ bằng đồng. -Gv: thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của người Việt cổ?( Thảo luận). -Gv: chuyển tiếp Công cụ kim lọai ra đời con người không ngừng mở rộng Sx, nâng cao năng suất lao động& ngành trồng trọt được xuất hiện với nghề nông trồng lúa. Hoạt động3: -Gv: Gọi Hs đọc mục 3 Sgk &hỏi: Những dấu tích nào chứng tỏ người thời bấy giờ đã biết trồng lúa ? -Hs: Dấu vết gạo cháy, dấu vết thóc trên các bình, vò. -Gv:Nghề nông trồng lúa ra đời ở đâu? -Hs:Đồng bằng ven sông, ven biển. -Gvsơ kết :Cây lúa trở thành cây lương thực chính ở nước ta. Nghề nông nguyên thủy ra đời ,gồm 2 ngành chính: trồng trọt & chăn nuôi. -Gv Qua sự tích Bánh Chưng bánh giầy em rút ra được kiến thức gì về lịch sử? -Hs nhận xét. -Gv:đặt câu hỏi tiếp: Theo em,vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông lớn? -Hs:Dựa vào sgk trả lời. -Gv:công cụ Sx được cải tiến (đồ đồng), đất phù sa màu mỡ đủ nước tưới, thuận lợi cho sinh hoạt,của cải vật chất ngày càng nhiều hơn,điều kiện sống tốt hơn.Cho nên họ có thể định cư lâu dài. -Gv: sơ kết toàn bài: 1/ Công cụ sản xuất được cải tiiến như thế nào? -Công cụ được cải tiến mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng. -Đồ gốm với kĩ thuật cao hơn. 2/Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào? -Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm, con người đã phát minh ra thuật luyện kim . -Kim loại đầu tiên là đồng. -Mở ra 1 thời đại mới trong việc chế tạo công cụ lao động,năng suất lao động tăng. 3/ Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và thời gian nào? -Nước ta là quê hương của nghề trồng lúa nước. - Địa điểm trồng lúa ở đồng bằng ven sông, ven biển. -Đất phù sa màu mỡ .Đủ nước tưới, thuận lợi cho sinh hoạt. IV/ Củng cố bài: Gv gọi Hs trả lời các câu hỏi cuối bài: - Hãy điểm lại những nét mới về công cụ Sx& ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim? - Theo em sự ra đời nghề nông trồng lúa có tầm quan trọng như thế nào? Sự đổi thay trong đời sống của con người thời kỳ Phùng Nguyên so với thời kỳ Hòa Bình- Bắc Sơn? V/ Dặn dò , hướng dẫn: Học bài cũ dựa vào những câu hỏi cuối bài. - Làm bài tập (Sách bài tập)& bài 2 Sgk trang 32. -Ôn tập phần LSTG( Bài ôn tập,làm bài tập),bài 8,9 10 của LSVN để kiểm tra. - Nắm kĩ những kiến thức đã học ở các phần để kiểm tra cho tốt. Tiêt 12: KIỂM TRA 1 TIẾT. Ngày 20/10 A/ Mục tiêu: -Giúp HS khái quát ,kiểm tra lại những kiến thức đã học. -Giúp HS nâng cao tư duy,phát triển tính tích cực ,độc lập sáng tạo trong học tập. - Rèn luyện ý thức tự giác , sự vươn lên trong học tập. B Phương pháp: Viết (Lý thuyết) bài tập ( trắc nghiệm) C/ Chuẩn bị của GV & HS: 1/ Chuẩn bị của GV: Ra đề& đáp án. 2/ Chuẩn bị của HS: Ôn tập, học kỷ các phần GV đã hướng dẫn. D/ Tiến trình lên lớp: I/ Câu hỏi: * Trắc nghiệm: Câu1: (1đ)Hãy nối tên nước ứng với tên thành tựu văn hóa Cổ đại dưới đây(2 điểm) Kim tự tháp. 1.Hy lạp. Thành Ba bi lon. 2. Rô ma. Tượng lực sĩ ném đĩa. 3. Ai cập. Đấu trường Cô li dê. 4. Lưỡng hà. . Câu2: (2đ) Hãy điền các dữ liệu vào bảng sau: Các G/đoạn Thời gian Điạ điểm Công cụ Người tối cổ Người tinh khôn G/đoạn đầu Người tinh khôn G/đoạn p/triển. Câu 3: (1đ) Khoanh tròn vào ý kiến mà em cho là đúng nhất. Trong các quốc gia cổ đại phương Tây,các tầng lớp xã hội chính là: a. Quý tộc, nô lệ. b. Chủ nô, nô lệ. c. Chủ nô, nông dân công xã. d. Không phân chia rõ. *Tự luận: Câu 1: Hãy điểm lại những nét mới về công cụ sản xuất và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim? ( 4 điểm) Câu 2 : Theo em 2 phát minh lớn góp phần tạo ra chuỷên biến trong đời sống con người trong thời kỳ này là gì? ( 3 điểm) II/ Đáp án: *Trắc nghiệm: Câu 1 a-3 ,b-4 ,c-1, d-2 . Câu 2: Các G/đoạn Thời gian Điạ điểm Công cụ Người tối cổ 40-30 vạn năm LS,TH,Đn Đá ghè đẽo thô sơ Người tinh khôn G/đoạn đầu 3-2 vạn năm TN,SVi (PT) Đá ghè đẽo có hìnhthù rõ ràng Người tinh khôn G/đoạn p/triển. 10000 - 4000 năm. LS,NA,QB,HL.. Đá mài sắc nhọn,xương sừng Câu3:Đáp án b Tự luận: Câu 1:+ Những nét mới về công cụ sản xuất : -Công cụ được cải tiến, mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng. - Đồ gốmvới kĩ thuật cao, nhiều hình loại,hoa văn phong phú. - Đồ trang sức (vòng tay,vòng cổ...) - Kim loại đồng ra đời. + ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim: Con người tự tìm ra nguyên liệu mới, đúc được những công cụ theo ý muốn, năng suất lao động cao hơn, của cải dồi dào.Cuộc sống của con người ốn định hơn. Câu 2: 2 phát minh quan trọng là: - Thuật luyện kim . - Nghề nông trồng lúa nước. III/ Thu bài : Kiểm tra số lượng bài . IV/ Dặn dò: Tìm hiểu bài mới: Những chuyển biến về xã hội. Suy nghĩ & trả lời các câu hỏi SGK: Kinh tế, xã hôị có gì mới? Trình độ SX của nền văn hóa Đông Sơn? Ngày 18/10. ChươngII. THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG ÂU LẠC. Tiết 11. NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG A/ Mục tiêu bài hoc: KINH TẾ. I/Kĩ năng: Học sinh hiểu được: -Những chuyển biến lớn,có ý nghĩa của nền kinh tế nước ta. + Công cụ cải tiến (Kĩ thuật chế tác đá tinh xão hơn.) + Nghề luyện kim xuất hiện (công cụ bằng đồng), năng suất lao động tăng nhanh. + Nghề nông trồng lúa nước ra đời làm cho cuộc sống con người ổn định hơn. II/ Tư tưởng: Giáo dục các em tinh thần sáng tạo trong lao động. III/ Kĩ năng: Tiếp tục bồi dưỡng cho HS kĩ năng nhận xét,so sánh,giải thích. B/ Phương pháp: Trực quan, kích thích tư duy,so sánh,giải thích. C/ Chuẩn bị của GV&HS: 1/ Chuẩn bị của GV: -Bài soạn, tranh ảnh,bản đồ Việt nam,tài liệu,mẫu vật phục chế... 2/ Chuẩn bị của HS: - Học bài cũ, tìm hiểu bài mới dựa vào các câu hỏi Sgk suy nghĩ & trả lời. Tìm đọc LSVN bằng tranh tập1,2. D/ Tiến trình lên lớp: I/ ổn định lớp: II/ Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu những điểm mới trong đời sống vật chất, xã hội của người nguyên thủy thời kỳ văn hóa Hòa Bình-Bắc Sơn? III/ Bài mới: 1 Giới thiệu bài mới: Trong buổi đầu lịch sử nước ta, người Việt cổ không ngừng cải tiến công cụ để nâng cao năng suất lao động. Trong quá trình phát triển đó họ đã từng bước mở rộng vùng cư trú, tìm nơi thuận lợi để định cư lâu dài. Đó là thời điểm hình thành những chuyển biến lớn về kinh tế. để biết được điều đó hôm nay chúng ta tìm hiểu. 2/ Triển khai bài học: Hoạt động của GV&HS: Nội dung bài học: Hoạt động1: -Gv: gọi Hs đọc mục 1Sgk ( trang 30) -Gv: Đặt câu hỏi: Địa bàn cư trú của người Việt cổ trước đây ở đâu? Sau đó mở rộng ra sao? -Hs:Trước đâylà ở vùng chân núi, thung lũng, ven sông,suối.Sau đó 1số người chuyển xuống đồng bằng, lưu vực những con sông lớn để sinh sống với nghề nông nghiệp. -Gv: H/dãn Hs xem H28,29,30 hs thảo luận:Cuối thời nguyên thuỷ công cụ sx của người Việt cổ đã được cải tiến như thế nào? -Hs: 1 nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung. -Gv:nhận xét & kết luận. -Gv: Những công cụ trên đã được các nhà khảo cổ tìm thấy ở đâu? Thời gian xuất hiện? - Hs: Dựa vào Sgk (trang31) trả lời. - Gv: Chuyển tiếp:Thời đó người Việt cổ không chỉ biết mài đá cho sắc, nâng cao chất lượng đồ gốm, mà họ còn biết sử dụng kim loại để tạo ra những hợp chất của đồng, cứng hơn đồng nguyên chất. Hoạt động2: -Gv:Thế nào là thuật luyện kim? -Hs:Trả lời. -Gv:nhận xét bổ sung cách nấu kim loại để chế tác công cụ lao động & đồ dùng. -Gv: Gọi Hs đọc mục 2Sgk & hỏi: Cuộc sống của người Việt cổ ra sao? -Hs: Cuộc sống của người Việt cổ ngày càng ổn định hơn, xuất hiện những làng bản ở ven các con sông lớn với nhiều thị tộc khác nhau. -Gv: để định cư lâu dài, con người cần làm gì? -Hs:Phải cải tiến công cụ lao động. -Gv: vậy công cụ được cải tiến sau đồ đá là gì? -Hs:Đồ đồng. -GvNhững bằng chứng nào chứng tỏ người Phùng Nguyên-Hoa Lộc đã biết thuật luyện kim? -Hs:Tìm thấy những cục đồng, xĩ đồng,dây đồng, dùi đồng. -Gv: Giải thích thêm: Đồng được lọc từ quặng, khi phát hiện ra kim loại đồng,người ta nung đồng nóng chảy ở nhiệt độ từ 800- 1000 độ C, sau đó dùng khuôn đúc đồng(bằng đất sét) rót vào khuôn để tạo ra công cụ hay đồ dùng theo ý muốn : rìu đồng,cuốc đồng,liềm đồng -Gv:Cho Hs xem 1số hiện vật cổ bằng đồng. -Gv: thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của người Việt cổ?( Thảo luận). -Gv: chuyển tiếp Công cụ kim lọai ra đời con người không ngừng mở rộng Sx, nâng cao năng suất lao động& ngành trồng trọt được xuất hiện với nghề nông trồng lúa. Hoạt động3: -Gv: Gọi Hs đọc mục 3 Sgk &hỏi: Những dấu tích nào chứng tỏ người thời bấy giờ đã biết trồng lúa ? -Hs: Dấu vết gạo cháy, dấu vết thóc trên các bình, vò. -Gv:Nghề nông trồng lúa ra đời ở đâu? -Hs:Đồng bằng ven sông, ven biển. -Gvsơ kết :Cây lúa trở thành cây lương thực chính ở nước ta. Nghề nông nguyên thủy ra đời ,gồm 2 ngành chính: trồng trọt & chăn nuôi. -Gv Qua sự tích Bánh Chưng bánh giầy em rút ra được kiến thức gì về lịch sử? -Hs nhận xét. -Gv:đặt câu hỏi tiếp: Theo em,vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông lớn? -Hs:Dựa vào sgk trả lời. -Gv:công cụ Sx được cải tiến (đồ đồng), đất phù sa màu mỡ đủ nước tưới, thuận lợi cho sinh hoạt,của cải vật chất ngày càng nhiều hơn,điều kiện sống tốt hơn.Cho nên họ có thể định cư lâu dài. -Gv: sơ kết toàn bài: 1/ Công cụ sản xuất được cải tiiến như thế nào? -Công cụ được cải tiến mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng. -Đồ gốm với kĩ thuật cao hơn. 2/Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào? -Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm, con người đã phát minh ra thuật luyện kim . -Kim loại đầu tiên là đồng. -Mở ra 1 thời đại mới trong việc chế tạo công cụ lao động,năng suất lao động tăng. 3/ Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và thời gian nào? -Nước ta là quê hương của nghề trồng lúa nước. - Địa điểm trồng lúa ở đồng bằng ven sông, ven biển. -Đất phù sa màu mỡ .Đủ nước tưới, thuận lợi cho sinh hoạt. IV/ Củng cố bài: Gv gọi Hs trả lời các câu hỏi cuối bài: - Hãy điểm lại những nét mới về công cụ Sx& ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim? - Theo em sự ra đời nghề nông trồng lúa có tầm quan trọng như thế nào? Sự đổi thay trong đời sống của con người thời kỳ Phùng Nguyên so với thời kỳ Hòa Bình- Bắc Sơn? V/ Dặn dò , hướng dẫn: Học bài cũ dựa vào những câu hỏi cuối bài. - Làm bài tập (Sách bài tập)& bài 2 Sgk trang 32. -Ôn tập phần LSTG( Bài ôn tập,làm bài tập),bài 8,9 10 của LSVN để kiểm tra. - Nắm kĩ những kiến thức đã học ở các phần để kiểm tra cho tốt.
Tài liệu đính kèm: