Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế

Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 HS hiểu được những chuyển biến về kinh tế có ý nghĩa lịch sử quan trọng của người nguyên thuỷ:

 - Nâng cao kĩ thuật mài đá.

 - Phát minh thuật luyện kim.

 - Phát minh nghề trồng lúa nước.

 2. Kĩ năng:

 - Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh và liên hệ thực tế.

 

doc 4 trang Người đăng ducthinh Lượt xem 3961Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Môn Lịch sử 6 - Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Tiết: 11
NS: 02/10/2010
ND: 18/10,19/10,23/10
 CHƯƠNG II: THỜI KÌ DỰNG NƯỚC VĂN LANG
 Bài 10: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG
 KINH TẾ
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 HS hiểu được những chuyển biến về kinh tế có ý nghĩa lịch sử quan trọng của người nguyên thuỷ:
 - Nâng cao kĩ thuật mài đá.
 - Phát minh thuật luyện kim.
 - Phát minh nghề trồng lúa nước.
 2. Kĩ năng:
 - Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh và liên hệ thực tế.
 3. Thái độ:
 - Nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động
II. Thiết bị đồ dùng dạy học:
 1. Thầy: Tranh ảnh, hiện vật phục chế.
 2. Trò : Đọc trước bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học:
 1. Ổn định: (1’)
 2. kiểm tra bài cũ: (4’)
 - Những điểm mới trong đời sống vật chất, xã hội, tinh thần của thời Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long
 *Đáp án:
 - Đời sống vật chất: Người nguyên thuỷ luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động, công cụ chủ yếu bằng đá. Thời Sơn Vi : Rìu ghè đẽo.Thời Hoà Bình Bắc Sơn: Rìu mài, bôn , chày. Ngoài ra họ còn dùng tre, gỗ, xương sừng và đồ gốm .Họ còn biết trồng trọt, chăn nuôi.Sống trong hang động, nhà làm bằng cỏ.
 - Xã hội: Người nguyên thuỷ sống thành từng nhóm, định cư lâu dài. Quan hệ XH được hình thành, những người cùng họ hàng sống với nhau tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ. Gọi là chế độ thị tộc Mẫu hệ.
 - Đời sống tinh thần: Họ có khiếu thẩm mĩ . Có quan niệm tín ngưỡng chôn người chết kèm theo công cụ.
 3. Bài mới:
 Giới thiệu: ở bài 8 các em đã được làm quen với địa hình VN (điều kiện tự nhiên) địa bàn sinh sống chủ yếu của người nguyên thuỷ. Đây là địa hình rừng núi rậm rạp, nhiều sông suối, có chiều dài giáp biển Đôngngười nguyên thuỷ sống chủ yếu trong các hang động mái đáNhư vậy từ miền rừng núi này con người đã từng bước di cư và đây là thời điểm hình thành những chuyển biến lớn về kinh tế. Đó là những chuyển biến gì .Chúng.ta tìm hiểu bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt Động 1: Cá nhân (10’)
- Người nguyên thủy đã di chuyển xuống những nơi nào?
- Vì sao họ lại di chuyển xuống những nơi đó?
GV: Hướng dẫn quan sát H28, 29,30.
- Công cụ SX của họ gồm những gì?
- So sánh với công cụ thời trước đó ( Hòa Bình, Bắc Sơn)
- Những công cụ đồ dùng này được tìm thấy ở đâu và trong khoảng thời gian nào?
- Ngoài CCLĐ bằng đá gốm họ còn sử dụng CC gì?
- Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất công cụ của người thời đó.
GVKL: Trong đời sống kinh tế, người nguyên thuỷ đã biết cải tiến công cụ với trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt là làm đồ gốm. Từ đây con người đã tiến thêm 1 bước, căn bản phát minh ra kỹ thuật luyện kim.
Hoạt Động 2: Cá nhân (15’)
- Cuộc sống của người Việt cổ lúc này như thế nào?
GV: Như vậy người nguyên thuỷ cải tiến hàng loạt các công cụ: công cụ đá, xương, sừng, nhất là làm đồ gốm.
- Theo em làm đồ gốm cần những gì?
- Đồ gốm thường thấy là những vật dụng gì và tác dụng của nó?
GVKL: nhờ có sự phát triển của nghề làm gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra kỹ thuật luyện kim, người ta lọc từ quặng ra kim loại đồng, dùng đất làm khuôn đúc ( theo phương thức làm bình, vại, gốm ) nung chảy đồng và rót vào khuân nhờ kinh nghiệm làm gốm => đồ đồng xuất hiện.
- Sau đồ đá kim loại được dùng đầu tiên là gì. 
GV: Hướng dẫn HS đọc SGK
- Thuật luyện kim được phát minh có ý nghĩa như thế nào?
GV liên hệ: Không chỉ ở thời đó, mà ngày nay đồ đồng cũng có tác dụng
GVKL: Sau công cụ bằng đá, con người tìm ra 1 thứ nguyên liệu mới để làm công cụ theo nhu cầu của mình. Đó là đồng.
Hoạt Động 3: Cá nhân.( 10’)
GV: Cho HS đọc phần 3 SGK.
- Em biết gì về nguồn góc của nghề nông trồng lúa?
- Những dấu tích nào chứng tỏ người thời bấy gìơ phát minh ra nghề trồng lúa ?
- Họ trồng lúa ở đâu?
GV giải thích: Nghề nông nguyên thuỷ gồm 2 nghành chính chăn nuôi, trồng trọt.
+ Chăn nuôi: trâu, bò, chó, lợn
+ Trồng trọt: rau, củ.. đặc biệt là cây lúa => cây lương thực chính của nước ta.
- So sánh cuộc sống của con người trước và sau khi có nghề trồng lúa nước.
- Vậy theo em hiểu, vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng các con sông lớn?
- Việc phát minh ra nghề nông có tầm quan trọng như thế nào?
GV củng cố toàn bài: trên bước đường phát triển sản xuất, để nâng cao đời sống con người đã biết sử dụng ưu thế của đất đai và tạo ra 2 phát minh lớn: thuật luyện kim và bghề trồng lúa nước. Cuộc sống ổn định hơn, một c/sống mới bắt đầu chuẩn bị cho con người bước sang thời đại mới - thời đại dựng nước.
HS: Dựa vào SGK để trả lời.
HS: Dễ làm ăn, thuận lợi chăn nuôi, trồng trọt.
HS: Quan sát H28, 29,30 và kênh chữ.
HS: Rìu đá có vai, mài nhẵn 2 mặt lưỡi đục những bàn mài, những mảnh của đá, sừng, xương, gốm, bình lò
HS: + Kỹ thuật mài tinh sảo (đá ).
 + Nhiều loại hình.
 + Đồ gốm kỹ thuật cao, văn hoa tinh sảo, đa dạng.
HS: Phú Thọ, Thanh Hoá.
HS: Xương sừng làm chì lưới bằng đất nung.
HS: cải tiến ngày một tiến bộ, kỹ thuật cao, đa dạng, phong phú, có nhiều loại hình, nhiều chủng loại
HS: Ổn định hơn xuất hiện làng bản ven sông Hồng, Mã, cả, sông Đồng Nai.( lược đồ VN)
HS: Đất sét nặn, hình, khô cứng
HS: Bình, vò, vại, bát, đĩa, cốcdùng để đựng.
HS: Đồng.
HS: Đọc SGK " ở Phùng Nguyên . được phát minh."
HS: Chế tạo ra những công cụ theo ý muốn, năng xuất lao động cao, công cụ dồi dào, cuộc sống ổn định )
HS: Đọc phần 3 SGK.
HS: Từ cây lúa hoang con người cải tạo thành cây lúa nhà.
HS: Công cụ bằng đá, đồng, đồ đựng, dấu vết gạo cháy, dấu vết thóc lúa..
HS: ở vùng đồng bằng ven sông và các thung lũng ven suối.
HS: Cuộc sống ổn định hơn, năng xuất lao động cao hơn, của cải vật chất nhiều hơn
HS: Đất phù xa màu mỡ, đủ nước tưới cho cây lúa, thuận lợi cho cuộc sống.)
HS: Con người không những có đũ lương thực để ăn mà con dư để dự trử lâu dài, cuộc sống ổn định điều kiện hình thành nhà nước sau này.
1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?
- Người nguyên thuỷ mở rộng 
vùng cư trú xuống ven sông.
- Công cụ:
+ Kỹ thuật mài tinh sảo (đá ).
+ Nhiều loại hình.
+ Đồ gốm kỹ thuật cao, văn hoa tinh sảo, đa dạng.
- Địa điểm: Phú Thọ, Thanh Hoá.
- Thời gian: cách đây 4000 3500 năm
2. Thuật luyện kim đượcphát minh như thế nào?
- Nhờ có sự phát triển của nghề làm gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc phát minh ra thuật luyện kim từ quặng, đồng đồ đồng xuất hiện.
3. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
- Từ cây lúa hoang con người cải tạo thành cây lúa nhà.
- Họ trồng ở vùng đồng bằng ven sông và các thung lũng ven suối.
- Ý nghĩa tạo ra nguồn lương thực lớn.
4. Sơ kết bài học: (4’)
- Thuật luyện kim được phát minh như thế nào?
- Bài tập: Điền dấu đúng sai vào ô trống.
 1. Thuật luyện kim được phát minh nhờ đâu và ở địa điểm nào?
 Nhờ sự phát triển của công cụ bằng đá, thuật luyện kim ra đời.	S
 Nhờ sự phát triển của nghề gốm, thuật luyện kim ra đời.	Đ
 Thuật luyện kim được phát minh ở hoà Bình, Bắc sơn.	S
 Thuật luyện kim được phát minh ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc.	Đ
 2. Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu?
	 Ven sông. Đ
	 Ven biển. S
	 Cả 2 ý trên. S
5. Dặn Dò: (1’)
- Học bài cũ.
 - Làm các bài tập trong sách thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10.doc