Giáo án môn học Vật lý lớp 7 - Tiết 7 – Bài 7: Gương cầu lồi

Giáo án môn học Vật lý lớp 7 - Tiết 7 – Bài 7: Gương cầu lồi

1. Kiến thức

 - Nêu được những tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.

 - Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhín thấy

 của gương phẳng có cùng kích thước.

 2. Kỹ năng

 - Quan sát, nhận xét. Giải thích được ứng dụng của gương cầu nồi.

 3. Thái độ

 Cẩn thận, tinh thần hợp tác nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1159Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lý lớp 7 - Tiết 7 – Bài 7: Gương cầu lồi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/09/10
Ngày giảng: 7A1: /10/10 
7A2: 28/09/10
	Tiết 7 – Bài 7: Gương cầu lồi 
I- Mục tiêu 
	1. Kiến thức 
	- Nêu được những tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
	- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhín thấy 
	của gương phẳng có cùng kích thước. 
	2. Kỹ năng 
	- Quan sát, nhận xét. Giải thích được ứng dụng của gương cầu nồi.
	3. Thái độ 
	Cẩn thận, tinh thần hợp tác nhóm.
II- Đồ dùng dạy học: 
	1. Giáo viên :	
2. Học sinh 
	Mỗi nhóm: 1 gương cầu lồi, 1 gương phẳng có cùng kích thước, 1 cây nến, 1 bao diêm.
III- Phương pháp:
- Vấn đáp
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm
IV- Tổ chức giờ học:
*, Khởi động- Mở bài(5’)
- MT: HS từ tình huống thực tế có hứng thú tìm hiểu bài mới
- Cách tiến hành:
HĐ của HS
Trợ giúp của GV
HS quan sát
HS trả lời:
- Có nhìn thấy ảnh tạo bởi gương cầu lồi, ảnh đó nhỏ hơn vật
*, Đặt vấn đề:
- GV: Cho HS quan sát một gương chiếu hậu của xe máy(gương cầu lồi)
 - Chúng ta có nhìn thấy ảnh của mình trong gương cầu lồi không? 
- ảnh đó có tính chất gì? ảnh đó có giống ảnh của gương phẳng không?
 Vậy ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất gì? Nó có giống ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng hay không? Chúng ta đi nghiên cứư bài hôm nay
Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi (12’)
- MT: HS nêu được những tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi : Là ảnh ảo, không hứng được ở trên màn, ảnh nhỏ hơn vật
- ĐDDH: Gương cầu lồi, 1 cây nến, 1gương phẳng
- Cách tiến hành:
I- ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi 
-Học sinh hoạt độnh theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm
C1
- Là ảnh ảo 
- ảnh nhỏ hơn vật 
- Nhóm báo cáo kết quả 
*, Thí nghiệm kiểm tra:
HĐ cá nhân trả lời như TT- SGK
Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét chéo
* Kết luận 
1.. ảo.
2..ảnh nhỏ hơn vật
B1: ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất gì?
B2:
+Yêu cầu học sinh hoạt độnh nhóm tiến hành làm thí nghiệm? Trả lời các câu hỏi sau(3’)
+ ảnh đó có là ảnh ảo không? Vì sao? 
+ Nhìn thấy ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật?
B3:
- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra:
+ Dụng cụ TN, cách bố trí TN và tiến hành như thế nào? Cần trả lời câu hỏi nào?
+ Yêu cầu học sinh tiến hành TN và so sánh ảnh của cây nến tạo bởi hai gương?
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả? 
- Nhận xét chốt lại
B4:
+ Yêu cầu học sinh học sinh tìm từ điền vào chỗ trống trong phần kết luận?
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi (15’)
- MT: HS xác định được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi, so sánh được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước, tích hợp môi trường vào môn học.
- ĐDDH: 1 gương cầu lồi, 1gương phẳng
- Cách tiến hành: 
II- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi 
- HS dự đoán: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn
- Học sinh hoạt động theo nhóm 
C2
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
- Nhóm khác nhận xét 
* Kết luận 
.. rộng.
B1: Dự đoán xem vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng, vùng nhìn thấy của gương nào lớn hơn?
B2:
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm và trả lời C2(5’)
+ Yêu cầu học sinh xác định vùng nhìn thấy của 
gương cầu lồi và gương phẳng
+ Yêu cầu học sinh so sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và vùng nhìn thấy của gương phẳng?
+ Yêu cầu học sinh nhóm khác nhận xét bổ sung?
B3:
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân tìm từ điền vào chỗ trống trong phần kết luận?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại
*, Tích hợp môi trường vào môn học:
 ở vùng núi cao, đường hẹp và uốn lượn, tại các khúc quanh người ta đặt các gương cầu lồi nhằm làm cho lái xe dễ dáng quan sát đường và các phương tiện khác và các súc vật qua đường. Việc làm này đã làm giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông và bảo vệ tính mạng con người và các sinh vật.
Hoạt động 4: Vận dụng (10’)
- MT: Vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế
- Cách tiến hành:
III. Vận dụng 
C3 
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. Vì vậy giúp cho người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn đằng sau.
C4
Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người, các vạt cản ở bên kia đường bị che khuất. Tránh được tai nạn.
B1
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành C3 trong 3’?
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
B2
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành C4 trong 3’?
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà (3’)
+ Yêu cầu học sinh nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi? 
+ Yêu cầu học sinh nêu những ứng dụng của gương cầu lồi?
+ Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết? 
+ Làm các bài tập 7.1, 7.2, 7.3, 7.4?
+ Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7.doc