Giáo án môn học Vật lý lớp 7 - Tiết 31 – Bài 27: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp

Giáo án môn học Vật lý lớp 7 - Tiết 31 – Bài 27: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp

 1. Kiến thức:

 - Học sinh mắc được mạch điện nối tiếp hai bóng đèn

 - Học sinh nhận biết mối quan hệ giữa cường độ dòng điện, hiệu điện thế giữa mạch chính và mạch rẽ.

 2. Kỹ năng:

 Học sinh mắc được sơ đồ mạch điện tìm ra được công thức liên hệ, vận dụng vào làm các bài tập.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1737Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lý lớp 7 - Tiết 31 – Bài 27: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/04/10 
Ngày giảng: 7A1: 12/04/10 
 7 A2: 12/04/10
Tiết 31 – Bài 27: Thực hành 
Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế 
đối với đoạn mạch mắc nối tiếp
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: 
	- Học sinh mắc được mạch điện nối tiếp hai bóng đèn
	- Học sinh nhận biết mối quan hệ giữa cường độ dòng điện, hiệu điện thế giữa mạch chính và mạch rẽ.
	2. Kỹ năng:
	Học sinh mắc được sơ đồ mạch điện tìm ra được công thức liên hệ, vận dụng vào làm các bài tập.
	3. Thái độ 
	Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. 
II. Đồ dùng dạy học: 
	1. Giáo viên: 
	2. Học sinh: Chuẩn bị mẫu báo cáo.
	Mỗi nhóm: 1 nguồn điện, 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 công tắc, 2 bóng đèn.
III. Phương pháp:
Thực hành, thực nghiệm và hoạt động nhóm
IV. Tổ chức giờ học:
*, Khởi động – Mở bài (5’)
- MT: Nêu được giá trị của hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ sử dụng điện khi chưa mắc vào mạch điện và khi đã mắc vào mạch điện, ý nghĩa của số vôn ghi trên dụng cụ điện.
- Cách tiến hành:
HĐ của HS
Trợ giúp của GV
HS lên bảng trả lời
HS lắng nghe
B1: Kiểm tra đầu giờ
+ Nêu hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch và khi mắc vào mạch?
+ Cho biết ý nghĩa của số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện?
B2: Giới thiệu bài mới
 Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp có quan hệ với nhau như thế nào? Giữa cường độ dòng điện hoặc hiệu điện thế trong mạch chính và các mạch rẽ có liên hệ với nhau không? Bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức và giới thiệu mục tiêu thí nghiệm (7’)
- MT: HS nêu phát biểu được đơn vị của cường độ dòng điện và hiệu điện thế, cách sử dụng ampe kế và vôn kế
- Cách tiến hành:
HS hoạt động cá nhân trả lời 
1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống
a, -.....ampe kế
- .... Ampe...A
- ... nối tiếp... dương ....
b, .........vôn kế
- ...vôn........V
- ...song song... dương...
I. Chuẩn bị:
HS nêu các dụng cụ như phần chuẩn bị
B1: 
- Yêu cầu HS trả lời phần 1 của mẫu báo cáo bằng cách điền từ vào chỗ trống.
+ GV nêu lần lượt các câu hỏi yêu cầu HS trả lời
B2:
- Giáo viên giới thiệu mục tiêu của bài là sử dụng ampe kế và vôn kế để đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp. 
- Vậy để thực hiện được những điều đó ta cần sử dụng những dụng cụ gì?
 GV nhận xét và chốt lại 
Hoạt động 2: Mắc nối tiếp hai bóng đèn (10’)
- MT: HS nêu được cách mắc và mắc được mạch điện gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp
- ĐDDH: 1 nguồn điện, 1 công tắc, 2 bóng đèn, 5 dây nối 
- Cách tiến hành:
II. Nội dung thực hành:
1. Mắc nối tiếp hai bóng đèn
HS quan sát hình và nêu dụng cụ TN 
Học sinh làm thí nghiệm
C1:
Ame kế, công tắc trong mạch điện này được mắc nối tiếp với các bộ phận khác.
C2: 
B1:
- Quan sát hình 27.1a, b: Chúng ta cần sử dụng những dụng cụ gì?
B2:
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi C1, C2 (5’)
- Giáo viên theo dỗi các nhóm thực hiện.
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
+ Yêu cầu học sinh nhận xét
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
- Giáo viên kiểm tra mạch điện của các nhóm đảm bảo mạch kín.
+ Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ mạch điện này vào bản báo cáo
Hoạt động 3: Đo cường độ dòng điện với đoạn mạch mắc nối tiếp (7’)
- MT: Đo được cường độ của theo từng vị trí trong mạch điện và rút ra nhận xét: Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp bằng nhau tại mọi điểm
- ĐDDH: 1 nguồn điện, 1 công tắc, 2 bóng đèn, 5 dây nối, ampe kế
- Cách tiến hành:
2. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch mắc nối tiếp
Học sinh làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn và ghi lại kết quả
C3:
- Rút ra NX: ... bằng nhau...
I1=I2=I3
B1:
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành mắc thêm vào mạch điện vừa mắc ở trên ampe kế và đóng mạch điện ghi lại chỉ số của ampe kế mắc ở vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3? (5’)
- Giáo viên theo dõi các nhóm làm thí nghiệm.
B2:
+ Yêu cầu học sinh hoàn thành nhận xét 2 trong mẫu báo cáo?
Hoạt động 4: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp (7’)
- MT: Vẽ được sơ đồ và tiến hành thí nghiệm đo được hiệu điện thế và rút ra nhận xét: Hiệu điện thế giữa 2 đầu mạch điện bằng tổng hiệu điện thế các mạch điện
- ĐDDH: 1 nguồn điện, 1 công tắc, 2 bóng đèn, 7 dây nối, vôn kế
3. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp
Học sinh làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viện.
C4: ... tổng....U13=U12+U13
B1:
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành mắc vôn kế vào các vị trí 1-2, 2–3, 1–3 đọc chỉ số của vôn kế? (6’)
- Giáo viên giúp đỡ nếu các nhóm gặp khó khăn.
- Giáo viên theo dõi các nhóm làm thí nghiệm.
B2:
+ Yêu cầu học sinh ghi kết quả vào bảng báo cáo và hoàn thành phần nhận xét
Hoạt động 5: Hoàn thành mẫu báo cáo (5’)
- MT: HS hoàn thành được mẫu báo cáo dữa trên kết quả TN của nhóm mình
- Cách tiến hành:
Học sinh thực hiện
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thiện mẫu báo cáo?
+ Yêu cầu học sinh thu dọn đồ thí nghiệm
- Giáo viên nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm.
*, Tổng kết giờ học – Hướng dẫn học ở nhà (5’)
+ Yêu cầu học sinh nêu quy luật của cường độ dòng, hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp?
- Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 31.doc