Giáo án môn học Vật lý lớp 7 - Tiết 30 – Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện

Giáo án môn học Vật lý lớp 7 - Tiết 30 – Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện

1. Kiến thức:

 - Học sinh phát biểu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng diện chạy qua

 - Học sinh nhận biết được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện có cường độ càng lớn

 2. Kỹ năng:

 Học sinh làm thành thạo được thí nghiệm, vận dụng các kiến thức đã học vào làm các bài tập

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1329Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lý lớp 7 - Tiết 30 – Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 02/4/10
Ngày giảng: 7A1: 5/3/10 7A2: 5/3/10
Tiết 30 – Bài 26:
Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: 
	- Học sinh phát biểu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng diện chạy qua
	- Học sinh nhận biết được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện có cường độ càng lớn
	2. Kỹ năng: 
	Học sinh làm thành thạo được thí nghiệm, vận dụng các kiến thức đã học vào làm các bài tập
	3. Thái độ: 
	Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm
II. Đồ dụng dạy học:
	1. Giáo viên: Hình 26.3
	2. Học sinh 
	Mỗi nhóm: 2 pin, 1 ampe kế, 1 công tắc, 1 vôn kế, 1 bóng đèn, bảng 1
 Kết quả đo
Loại mạch điện
Số chỉ của Vôn kế
(V)
Số chỉ của Ampe kế
(A)
Nguồn điện 1pin
Mạch hở
U0=
I0=
Mạch kín
U1=
I1=
Nguồn điện 2 pin
Mạch kín
U2=
I2=
III. Phương pháp: 
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, gợi mở và hoạt động nhóm
IV. Tổ chức giờ học:
*, Khởi động – Mở bài (7’)
- MT: HS phát biểu được nguyên nhân gây ra hiệu điện thế và đơn vị hiệu điện thế, ý nghĩa của số Vôn ghi trên nguồn điện, có hứng thú tìm hiểu bài mới
- ĐDDH: Bóng đèn dây tóc
- Cách tiến hành:
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Học sinh trả lời 
HS quan sát và đọc số vôn: ........V
B1: Kiểm tra đầu giờ
+ Do đâu mà giữa hai cực của một nguồn điện có một hiệu điện thế? Nêu đơn vị đo và dụng cụ đo hiệu điện thế?
+ Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết ý nghĩa gì?
- Giáo viên nhận xét cho điểm. 
B2: Giới thiệu bài
 Cho học sinh quan sát bóng đèn dây tóc và nêu số Vôn trên bóng đèn? 
 Liệu số vôn trên các dụng cụ này có giống ý nghĩa của số vôn ghi trên các nguồn điện hay không?
 Bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này.
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn (20’)
- MT: HS rút ra được nhận xét khi bóng đèn chưa mắc vào nguồn điện thì hiệu điện thế giữa 2 đầu dụng cụ điện bằng 0 và hiệu điện thế của bóng đèn càng tăng thì cường độ dòng điện càng tăng.
- ĐDDH: 2 pin, 1 ampe kế, 1 công tắc, 1 vôn kế, 1 bóng đèn, bảng 1
- Cách tiến hành:
I. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn
1. Bóng đèn chưa mắc vào mạch điện
Thí nghiệm 1
Học sinh làm thí nghiệm
C1
Giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch điện có hiệu điện thế bằng 0.
2. Bóng đèn được mắc vào mạch
Thí nghiệm 2
Học sinh làm thí nghiệm
C2
(Bảng phụ)
HS hoạt động cá nhân hoàn thành:
C3
..không có ..
..lớn (nhỏ) ..lớn (nhỏ).
Không. Vì có thể làm cho dụng cụ điện bị cháy, hỏng
C4
Có thể mắc đèn này voà hiệu điện thế 2.5V.
B1:
- Tìm hiểu thí nghiệm và nêu dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. 
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm và trả lời C1 (4’)
- Giáo viên theo dõi gúp đỡ các nhóm làm thí nghiệm.
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
+ Yêu cầu học sinh nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
B2:
- Tìm hiểu thí nghiệm và thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. 
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm và hoàn thành bảng 1 (7’)
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm thí nghiệm.
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
+ Yêu cầu học sinh nhận xét 
B3:
+ Yêu cầu học sinh trả lời C3
+ Yêu cầu học sinh nhận xét
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Có thể tăng mãi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn được không? Tại sao?
- Giáo viên thông báo ý nghĩa của số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện. 
+ Yêu cầu học sinh trả lời C4
+ Yêu cầu học sinh nhận xét
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tương tự giữa hiệu điện thế 
và sự chênh lệch mức nước (8’)
- MT: HS phát biểu được sự tương tự giữa nguồn điện và sự chênh lệch mức nước, phát biểu được nguồn điện tạo ra hiệu điện thế và dòng điện giữa 2 đầu dụng cụ điện
- ĐDDH: Hình 26.3
- Cách tiến hành:
II. Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước 
C5
Chênh lệch mức nước dòng nước 
Hiệu điện thế ..dòng điện .
Chênh lệch mức nước ..nguồn điện hiệu điện thế.
B1:
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình 26.3 và trả lời C5
+ Yêu cầu học sinh nhận xét
B2:
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 3: Vận dụng (5’)
- MT: HS vận dụng được kiến thức để giải thích một số hiện tượng và bài tập có liên quan.
- Cách tiến hành:
III. Vận dụng 
C6: C
C7: A
C8: C
B1:
+ Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi C6, C7, C8
B2:
+ Yêu cầu học sinh nhận xét
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
*, Tổng kết giờ học – Hướng dẫn học ở nhà (5’)
- Củng cố:
+ Nêu hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch và khi đã mắc vào mạch?
+ Nêu mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện? Nêu ý nghĩa của số vôn ghi trên mỗi nguồn điện?
+ Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết? 
- Hướng dẫn các hoạt động về nhà 
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập
+ Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, mẫu báo cáo thực hành bài 27

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 30.doc