Giáo án môn học Vật lý lớp 7 - Tiết 23 – Bài 21: Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện

Giáo án môn học Vật lý lớp 7 - Tiết 23 – Bài 21: Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện

1. Kiến thức:

 - Học sinh biết một số kí hiệu biểu thị các bộ phận trên mạch điện.

 - Học sinh biết cách biểu diễn chiều của dòng điện trên sơ đồ mạch điện bằng mũi tên.

 2. Kỹ năng:

 Học sinh vẽ thành thạo các kí hiệu, vẽ đúng chiều dòng điện.

 3. Thái độ:

 Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lý lớp 7 - Tiết 23 – Bài 21: Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22-01-10
Ngày giảng: 7A1: 25-01-10 7A2: 25-01-10
Tiết 23 – Bài 21:
Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện
I - Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Học sinh biết một số kí hiệu biểu thị các bộ phận trên mạch điện.
	- Học sinh biết cách biểu diễn chiều của dòng điện trên sơ đồ mạch điện bằng mũi tên.
	2. Kỹ năng: 
	Học sinh vẽ thành thạo các kí hiệu, vẽ đúng chiều dòng điện.
	3. Thái độ: 
	Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. 
II - Đồ dụng dạy học:
	1. Giáo viên: bảng phụ kí hiệu sơ đồ mạch điện
	2. Học sinh: 
	Mỗi nhóm: 1 pin, 1 công tắc, 1 nguồn điện, 1 đèn pin.
III – Phương pháp:
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực
IV – Tổ chức giờ học:
*, Khởi động – Mở bài (6’)
- MT: HS nêu được khái niệm chất dẫn điện, chất cách điện, lấy được ví dụ và dòng điện trong kim loại, có hứng thú học tập
- ĐDDH:
- Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, kĩ thuật “động não”
B1: Kiểm tra đầu giờ
Học sinh trả lời 
B2: Giới thiệu bài
HS dự đoán theo hiểu biết của mình
+ Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Lấy 4 ví dụ?
+ Dòng điện trong kim loại là gì?
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
- Với những mạch điện phức tạp như mạch điện trong gia đình, mạch điện trong xe máy, trong ô tô hay mạch điện ti vi. Các thợ điện phải căn cứ vào đâu để mắc các mạch điện đúng như yêu cầu 
 Để trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ nghiên cứu bài hôm nay
Hoạt động 1: Sử dụng các kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện
và mắc mạch điện theo sơ đồ (15’)
- MT: HS nhận biết được các kí hiệu của một số bộ phận của mạch điện và biết cách mắc mạch điện theo sơ đồ cho trước
- ĐDDH: Bảng phụ kí hiệu sơ đồ mạch điện, 1 pin, 1 công tắc, 1 nguồn điện, 1 đèn pin.
- Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
I - Sơ đồ mạch điện: 
1. Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện
Bảng phụ
2. Sơ đồ mạch điện
HĐ cá nhân, 1HS lên bảng thực hiện:
C1
C2
C3
Học sinh mắc sơ đồ như đã vẽ
B1:
- Giáo viên treo bảng phụ và giới thiệu: Nhằm mô tả đơn giản các bộ phận của mạch điện và mạch điện người ta sử dụng các kí hiệu.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh những lưu ý khi vẽ, cần vẽ chính xác.
B2:
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân thực hiện C1, 
+ Yêu cầu học sinh nhận xét 
- Giáo viên sửa sai thống nhất ý kiến.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện C2, C3 (6’)
- Giáo viên theo dõi các nhóm thực hiện.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo và kiểm tra lại sự chính xác của mạch điện
Hoạt động 2: Xác định và biểu diễn chiều dòng điện theo quy ước (10’)
- MT: HS nêu được quy ước dòng điện, xác định được chiều của dòng điện
- ĐDDH: Bảng phụ hình 21.1
- Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp
II - Chiều dòng điện:
* Quy ước về chiều dòng điện (Sgk)
HĐ cả lớp trả lời:
C4
Chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại là ngược chiều nhau.
HĐ cá nhân, HS lên bảng xác đinh chiều dòng điện trên bảng phụ:
C5
Bảng phụ
B1:
- Giáo viên thông báo quy ước chièu dòng điện, minh hoạ cho cả lớp theo như hình 21.1a.
- Giáo viên giới thiệu dòng điện một chiều.
B2:
+ Yêu cầu học sinh xem hình 20.4 và so sánh chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh dựa vào quy ước chiều dòng điện thực hiện C5
+ Yêu cầu học sinh nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đèn pin (7’)
- MT: HS vận dụng kiến thức giải thích được một số hiện tượng thực tế
- ĐDDH: Đèn pin
- Cách tiến hành: Kĩ thuật mảnh ghép, hoạt động cả lớp
III - Vận dụng:
C6 
Gồm hai chiếc pin, thông thường cực dương của nguồn điện này được lắp về phía đầu của đèn pin.
 b. 
B1:
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cả lớp quan sát cấu tạo của chiếc đèn pin, vẽ sơ đồ mạch điện của chiếc đèn pin?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét?
B2: 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
*, Tổng kết giờ học – Hướng dẫn học ở nhà (5’)
- Củng cố:
+ Nêu quy ước về chiều dòng điện? 
+ Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết? 
- Hướng dẫn học ở nhà:
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập?
+ Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm?

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 23.doc