Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 3: Chuyển động đều chuyển động không đều

Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 3: Chuyển động đều chuyển động không đều

A- MỤC TIÊU :

* Kiến thức:

 - Hs phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về chuyển động đều.

 - Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp. Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian.

* Kỹ năng:

 - Có kỹ năng tính vận tốc trung bình trên 1 đoạn đường.

 - Vận dụng được vào giải các bài toán tính vận tốc trung bình, tính quãng đường đi được.

 - Liên hệ trong thực tế những chuyển động đều và chuyển động không đều.

* Thái độ: Tập trung, nghiêm túc khi thực hiện TN.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí lớp 8 - Tiết 3: Chuyển động đều chuyển động không đều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 chuyển động đều 
 chuyển động không đều
S : 07/ 09/ 2008
G : 08- 09- 10/ 09/ 2008 
A- Mục tiêu :
* Kiến thức:
	- Hs phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ về 	 chuyển động đều.
	- Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp. Xác định được 	 dấu hiệu đặc trưng của chuyển động này là vận tốc thay đổi theo thời gian.
* Kỹ năng:
	- Có kỹ năng tính vận tốc trung bình trên 1 đoạn đường.
	- Vận dụng được vào giải các bài toán tính vận tốc trung bình, tính quãng đường đi 	 được.
	- Liên hệ trong thực tế những chuyển động đều và chuyển động không đều.
* Thái độ: Tập trung, nghiêm túc khi thực hiện TN.
B- Chuẩn bị :
	- Đồ dùng :
	Gv: Trang vẽ hình 3.1; bảng 3.1
HS: 1 bánh xe, đồng hồ điện tử.
	- Những điểm cần lưu ý :
	+ Chuyển động không đều là chuyển động thường gặp hàng ngày của các 	 vật. Đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động không đều phải 	 dùng vận tốc tức thời. Ôtô, xe máy chuyển động trên đường, vận tốc liên 	 tục thay đổi thể hiện ở số chỉ của tốc kế.
	+ Đề cập đến chuyển động không đều - đưa ra khái niệm vận tốc trung bình.
	+ Vận tốc trung bình trên những đoạn đường khác nhau có giá trị khác nhau 	 vì vậy phải nêu rõ vận tốc trung bình trên đoạn đường cụ thể.
	- Kiến thức bổ xung :
C- Các hoạt động trên lớp :
	I- ổn định tổ chức :
 Sĩ số : 8A: 8B: 8C:
	II- Kiểm tra bài cũ :
	Hs1 : Chữa bài tập 2.3 (5 – SBT). (Kết quả: v = 50 Km/h = 13,8 m/s)
	Hs2 : Độ lớn của vận tốc cho biết gì? và được xác định như thế nào?
	- Công thức tính vận tốc? Đơn vị vận tốc?
	ĐVĐ:
	Xét chuyển động của 2 người đi xe đạp trong thời gian 3h
	 Thời gian: S người A đi được S người B đi được 
	 Giờ thứ 1: 11 Km 12 Km
	 Giờ thứ 2: 11 Km 11 Km
	 Giờ thứ 3: 11 Km 9 Km
	- Em có nhận xét gì về chuyển động của mỗi người?
	Gv: Để hiểu rõ hơn về chuyển động đều, chuyển động không đều -> 	vào bài.
	III- Bài mới :
Phương pháp
Nội dung
Hs: Nghiên cứu SGK - phát biểu định nghĩa chuyển động đều và chuyển động không đều
Gv: Treo hình vẽ 3.1; bảng 3.1
Hs: Đọc C1, quan sát hình 3.1; bảng 3.1 chuyển động của trục bánh xe và bảng ghi các quãng đường nó lăn được sau những khoảng thời gian 3s liên tiếp trên mặt phẳng nghiêng.
- Trên quãng đường nào chuyển động của trục bánh xe là chuyển động đều, chuyển động không đều?
- HS: Tìm VD về chuyển động đều, chuyển động không đều?
- Hs: Đọc – liên hệ thực tế trả lời C2
- Gv: Với chuyển động không đều, vận tốc chuyển động trên cả quãng đường được tính như thế nào? -> II, 
- Hs: Đọc nghiên cứu – trả lời C3 : Tính độ lớn của vận tốc trung bình của trục bánh xe trên mỗi quãng đường từ A -> D?
- Từ A -> D chuyển động của trục bánh xe là nhanh dần hay chậm dần?
- Từ đó cho biết tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều?
- Ký hiệu của vận tốc trung bình: vTB
- Gv lưu ý cách tính vận tốc TB của cả 2 hoặc 3 đoạn đường
- Hs: Phát biểu nội dung cần nắm trong bài.
- Hs: Đọc phần ghi nhớ.
- Gv: Chốt lại: vTB của chuyển động không đều trên các quãng đường thường khác nhau. vTB trên cả quãng đường thường khác trung bình cộng các vận tốc trung bình trên các quãng đường liên tiếp của cả đoạn đường đó. 
- Hs: Đọc – trả lời C4 
- Hs: Đọc – trả lời C5
- Yêu cầu Hs tóm tắt đầu bài – Trình bày lời giải.
- Hs: Lên bảng thực hiện
- Tính vận tốc trung bình của chuyển động trên mỗi đoạn đường?
- Tính vận tốc trung bình của chuyển động trên cả quãng đường?
- Lưu ý: không tính vTB = (v1 + v2)/2
- Hs: Đọc – tóm tắt 
- Bài toán cho biết gì? Đại lượng cần tính?
- Hs: Đứng tại chỗ trình bày lời giải.
I- Định nghĩa
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
C1 : 
 - Chuyển động của trục bánh xe trên cả quãng đường AF; trên các quãng đường AB, BC, CD là chuyển động không đều.
 - Còn trên các quãng đường DE, EF là chuyển động đều vì trong khoảng tjhời gian 3s trục lăn được những quãng đường bằng nhau.
C2 :
 a, Là chuyển động đều.
 b, c, d là chuyển động không đều.
II- Vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
* Khái niệm:
 Trong chuyển động không đều trung bình mỗi giây vật chuyển động được bao nhiêu mét thì ta nói vận tốc trung bình của chuyển động là bấy nhiêu mét trên giây.
C3 :
 vAB = 0,017 m/s ; vBC = 0,05 m/s
 vCD = 0,08 m/s
- Từ A -> D chuyển động của trục bánh xe là nhanh dần.
- Công thức tính: vTB= s/t
III- Ghi nhớ và vận dụng
* Ghi nhớ: SGK (13)
* Vận dụng:
C4 : Chuyển động của ôtô từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều.
 50 Km/h là vận tốc trung bình.
C5 :
 Tóm tắt: S1 = 120 m Tính: vTB1 = ?
 t1 = 30s vTB2 = ?
 S2 = 60 m vTB = ?
 t2 = 24s
 Giải
- Vận tốc trung bình của chuyển động trên mỗi đoạn đường là:
 vTB1 = S1/t1 = 120 m/30s = 4 m/s
 vTB2 = S2/t2 = 60 m/ 24s = 2,5 m/s
- Vận tốc trung bình trên cả 2 quãng đường là:
 vTB = (S1 + S2)/(t1 + t2)
 =(120 + 60)/(30 + 24) 
 = 180/54 = 3,3 m/s
C6 :
 Tóm tắt: t = 5 h
 vTB = 30 Km/h
 S = ?
 Giải
Quãng đường đoàn tàu đi được là:
 S = vTB.t = 30.5 = 150 Km
	IV- Củng cố :
	- Khái quát nội dung bài dạy.
- Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
- Trả lời bài tập:
+ Bài 3.1- Phần 1- câu C ; Phần 2- câu A
- Đọc mục “Có thể em chưa biết”.
+ Bài tập 3.2 – câu C
	V- Hướng dẫn học ở nhà :
	- Học thuộc phần ghi nhớ.
	- Tìm hiểu trong thực tế những chuyển động đều, chuyển động không đều.
	- Làm bài tập: 3.3 -> 3.7 (6;7 – SBT).
	- Ôn lại khái niệm lực, phép đo lực ở lớp 6, kết quả tác dụng của lực
	- Đọc trước bài “Biểu diễn lực”.
D- Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docT3.doc