1. Kiến thức:
- Học sinh nêu được một số môi trường truyền âm như môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- Học sinh nêu được âm không truyền được qua môi trường chân không.
2. Kỹ năng:
Học sinh giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.
3. Thái độ:
Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm.
Ngày soạn: 16-11-09 Ngày giảng: 7A1: 19-11-09 7A2:....................... Tiết 14 – Bài 13: Môi trường truyền âm I - Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nêu được một số môi trường truyền âm như môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí. - Học sinh nêu được âm không truyền được qua môi trường chân không. 2. Kỹ năng: Học sinh giải thích được một số hiện tượng trong thực tế. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. II - Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ vận tốc truyền âm của các chất 2. Học sinh cả lớp: 2 cái trống, 2 giá đỡ, 2 con lắc bấc, 1 nguồn âm, 1 chậu nước. III – Phương pháp: Vấn đáp Hoạt động cá nhân Hoạt động cả lớp Hoạt động nhóm IV – Tổ chức giờ học: *, Khởi động – Mở bài (6’) HĐ của HS HĐ trợ giúp của GV *, Kiểm tra đầu giờ: Học sinh trả lời *,Giới thiệu bài: HĐ cá nhân, dự đoán: Vì áp tai xuống đất sẽ nghe được âm thanh truyền trong đất. B1: +Nêu khái niệm biên độ dao động, Mối quan hệ giữa âm to, âm nhỏ với biên độ dao động? + Tai ta nghe được âm có độ to là bao nhiêu đexiben? - Giáo viên nhận xét cho điểm. B2: Ngày xưa, để nghe được tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao lại làm như thế? Vậy để biết dự đoán của chúng ta có đúng không? Chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu các môi trường truyền âm (25’) - MT: HS nêu được các môi trường truyền âm - ĐDDH: 2 cái trống, 2 giá đỡ, 2 con lắc bấc, 1 nguồn âm, 1 chậu nước. - Cách tiến hành: I - Môi trường truyền âm Thí nghiệm 1. Sự truyền âm trong không khí Học sinh quan sát GV làm thí nghiệm và trả lời: C1 Quả cầu 2 dao động chứng tỏ âm đã truyền được trong không khí, âm truyền từ mặt trống 1 đến mặt trống 2. C2 Biên độ của quả cầu 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu 1. Chứng tỏ càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ. 2. Sự truyền âm trong chất rắn Học sinh làm thí nghiệm - Bạn B đứng không nghe thấy tiếng gõ của bạn A, bạn C áp tai xuống bàn thì nghe thấy tiếng gõ. C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường chất rắn (gỗ). 3. Sự truyền âm trong chất lỏng Âm có truyền được qua môi trường chất lỏng. C4: Âm truyền đến tai ta qua môi trường rắn, lỏng, khí. 4. Âm có truyền được trong chân không hay không? HĐ cả lớp, suy nghĩ trả lời: C5 Môi trường chân không không truyền được âm. * Kết luận .khí, rắn, lỏng, ..... môi trường chân không. .xa .nhỏ. B1: - Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. + Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm quan sát thí nghiệm và trả lời C1, C2(5’) + Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả +Yêu cầu học sinh nhận xét - Giáo viên thống nhất ý kiến. B2: - Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. + Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm + Yêu cầu học sinh phải thật sự giữ trật tự thì mới làm được thí nghiệm + Yêu cầu các nhóm nêu hiện tượng quan sát được, nghe thấy được của nhóm mình và trả lời C3 + Yêu cầu học sinh nhận xét - Giáo viên thống nhất ý kiến. B3: - Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. + Yêu cầu học sinh quan sát vào hình vẽ trong sách giáo khoa và trả lời: - Âm có truyền được qua môi trường chất lỏng không + Giáo viên làm thí nghiệm học sinh quan sát, lắng nghe và trả lời C4? + Yêu cầu học sinh nhận xét? - Giáo viên thống nhất ý kiến. B4: + Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa đọc và trả lời C5? + Yêu cầu học sinh nhận xét - Giáo viên thống nhất ý kiến. B5: + Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân tìm từ trong khung để điền vào chỗ trống trong phần kết luận + Yêu cầu học sinh nhận xét? - Giáo viên thống nhất ý kiến. Hoạt động 2: Tìm hiểu vận tốc truyền âm (5’) - MT: HS so sánh được tốc độ truyền âm trong các môi trường khác nhau - ĐDDH: Bảng phụ tốc độ truyền âm của một số chất. - Cách tiến hành: 5. Vận tốc truyền âm Học sinh đọc Học sinh trả lời C6 Thép > nước > không khí. B1: + Yêu cầu học sinh đọc thông báo sách giáo khoa + Trong các môi trường vật chất thì môi trường nào truyền âm nhanh nhất? + Yêu cầu học sinh giải thích ở thí nghiệm 2 tại sao bạn B không nghe thấy, làm C6 B2: + Yêu cầu học sinh nhận xét - Giáo viên thống nhất ý kiến. Hoạt động 3: Vận dụng(6’) MT: HS vận dụng được kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế. ĐDDH: Cách tiến hành: III - Vận dụng C7 Môi trường không khí. C8 Tuỳ học sinh. C9 Vì mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí. C10 Họ không thể nói truyện được. Vì giữa họ ngăn cách bởi môi trường chân không. B1: + Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành C7, C8, C9, C10 + Yêu cầu học sinh nhận xét B2: - Giáo viên cho học sinh thảo luận thống nhất ý kiến. *, Tổgn kết giờ học – Hướng dẫn học ở nhà (3’) + Âm truyền được trong những môi trường nào? Trong các môi trường đó thì môi trường nào truyền âm tốt nhất? + Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết? + Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập? + Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm?
Tài liệu đính kèm: