Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 6 - Bài 6: Lực – hai lực cân bằng

Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 6 - Bài 6: Lực – hai lực cân bằng

1. Kiến thức

 - Học sinh nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo. Và chỉ ra được phương, chiều của lực đó.

 - Học sinh lấy được ví dụ về hai lực cân bằng.

 2. Kỹ năng

 - Học sinh nêu được các nhận xét sau khi quan sát .

 - Học sinh sử dụng đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phuơng, chiều, lực cân bằng.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 6 - Bài 6: Lực – hai lực cân bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18-9-09
Ngày giảng: 6A1:.. 6A2: 21-9-09 6A3: 21-9-09
Tiết 6 - Bài 6: 
Lực – Hai lực cân bằng
I- Mục tiêu 
	1. Kiến thức
 - Học sinh nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo. Và chỉ ra được phương, chiều của lực đó. 
	 - Học sinh lấy được ví dụ về hai lực cân bằng.
	2. Kỹ năng 
	 - Học sinh nêu được các nhận xét sau khi quan sát .
	 - Học sinh sử dụng đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phuơng, chiều, lực cân bằng. 
	3. Thái độ 
	 Cẩn thận chính xác, tinh thần hợp tác nhóm.
II- Đồ dùng dạy học: 
	1. Giáo viên: Thước kẻ, phấn màu.
	2. Học sinh 
Mỗi nhóm: 1 lò xo, 1 lò xo lá, 1 giá đỡ, 1 nam châm, một quả nặng, 1 xe lăn
III- Phương pháp :
- Hoạt động cá nhân
- Vấn đáp
- Hoạt động nhóm
- Nêu và giải quyết vấn đề
IV- Tổ chức giờ học:
*, Khởi động- Mở bài (12’)
- MT: HS nêu được đơn vị khối lượng hợp pháp của Việt Nam và cách đo khối lượng bằng cân Rôbecvan
- ĐDDH:
- Cách tiến hành: Vấn đáp
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
* Kiểm tra 10 phút 
HS làm bài kiểm tra
* Giới thiệu bài (2 phút)
 - Học sinh quan sát trả lời.
B1 : Đề bài:
Câu 1: Nêu đơn vị đo khối lượng hợp pháp của hệ đo lường Việt Nam? Các đơn vi khối lượng khác thường dung?
Câu 2: Nêu cách dùng cân Rôbécvan?
Đáp án:
Câu 1 : - Kilôgam (kg) 1đ
- Các đơn vị đo khối lượng thường dùng: g, mg, t, tạ, yến. 3đ
Câu 2: Nêu đúng các bước đo khối lượng bằng cân Rôbecvan (6đ)
- Giáo viên thu bài và nhận xét ý thức làm bài của
B2: - Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ trang 21 và cho biết trong hai người ai tác dụng lực đẩy, ai tác dụng lực kéo lên cái tủ? 
 Giáo viên đặt vấn đề vào bài
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm lực (12phút)
- MT: HS lấy được ví dụ lực đẩy, lực kéo, lực hút và phân biệt lực đẩy, lực kéo, lực hút.
- ĐDDH: Lò xo lá tròn, giá đỡ, xe lăn, nam châm, quả nặng
- Cách tiên hành: Vấn đáp, hoạt động nhóm lớn.
 I. Lực 
1. Thí nghiệm
HĐ cá nhân tìm hiểu TT và trả lời :
C1
Lò xo đẩy xe, xe ép lò xo.
C2
Lò xo kéo xe, xe kéo lò xo.
C3
Nam châm hút quả nặng.
C4 
(1) lực đẩy (2) lực ép
(3) lực kéo (4) lực kéo
(5) lực hút 
2. Kết luận 
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
HĐ cá nhân : kéo xô nước dưới giếng lên, đẩy xe bò lên dốc, máy bơm hút nước vào ống
B1:
- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin Sgk : TN cần những dụng cụ gì ? Cách tiến hành TN và dự đoán câu trả lời
B2:
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng để rút ra nhận xét? Và hoàn thành C1, C2, C3?
- Giáo viên phát dụng cụ cho các nhóm.
- Giáo viên theo dõi các nhóm thực hiện.
B3:
+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả?
+ Yêu cầu nhóm khác nhận xét? 
- Giáo viên giải thích, thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân tìm từ điền vào chỗ trống câu C4?
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến.
B4:
- Giáo viên đa ra kết luận
- Lấy ví dụ về lực đẩy, lực kéo trong thực tế đời sống
- Nhận xét và thống nhất ý kiến
Hoạt động 2: Nhận xét về phương và chiều của lực (10phút)
- MT: HD xác định được phương và chiều của một lực bất kì
- ĐDDH: Lò xo lá tròn, giá đỡ, xe lăn, nam châm, quả nặng
- Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm nhỏ
II. Phương và chiều của lực 
- Học sinh thực hiện 
+ Vậy mỗi lực có phương và chiều xác định.
C5 :
- Lực do nam châm tác dụng lên quả nặng có:
+ Phương nằm ngang
+ Chiều hướng từ trái sang phải
B1:
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm đọc thông tin sách giáo khoa, làm lại thí nghiệmvà nhận xét về phương và chiều của lực? 
- Vậy mỗi lực có phương và chiều xác định.
B2:
+ Yêu cầu học sinh trả lời C5? 
B3:
- Yêu cầu học sinh khác nhận xét?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu hai lực cân bằng (6 phút)
- MT: HS nêu được khái niệm hai lực cân bằng và lấy được ví dụ về 2 lực cân bằng
- ĐDDH: 
- Cách tiến hành: Hoạt động nhóm nhỏ, hoạt động cá nhân
III . Hai lực cân bằng
- Học sinh quan sát và trả lời 
C6
Dây sẽ chuyển động về phía đội mạnh, dây sẽ không chuyển động nếu hai đội mạnh như nhau. 
C7
Phương dọc theo sợi dây, chiều ngược nhau.
C8 
cân bằng
đứng yên
chiều
phương 
chiều
+ Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
VD: 
B1:
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình 6.4 và trả lời C6, C7? 
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến và giới thiệu : Hai lực của hai đội khi mạnh bằng nhau là hai lực cân bằng
B2:
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm bàn thực hiện C8? 
+ Yêu cầu nhóm khác nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
B3:
+ Yêu cầu học sinh trả lời thế nào là hai lực cân bằng? Lấy ví dụ
- Giáo viên tổng kết lại.
Hoạt động 4: Vận dụng- Củng cố (4 phút)
- MT: Chỉ ra được lực đẩy, lực kéo, hệ thống được kiến thức của bài.
- ĐDDH:
- Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, vấn đáp.
IV. Vận dụng
C9
lực đẩy
lực 
C10 
- Kéo một vật nặng, vật không di chuyển khi đó kực kéo
- Học sinh lấy ví dụ 
B1 :
+ Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân thực hiện C9?
+ Yêu cầu học sinh khác nhận xét? 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
+ Yêu cầu học sinh trả lời C10?
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
B2: + Lực là gì?
+ Thế nào là hai lực cân bằng?
+ Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ sách giáo khoa, phần có thể em chưa biết
* Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT 6.1- 6.4
+ Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 6.doc