Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 31 – Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiết 2)

Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 31 – Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiết 2)

 1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được sự ngưng tụ là quá trình ngược của sự bay hơi.

- Biết cách tiến hành thí nghiệm kiểm ta dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.

 2. Kỹ năng:

- Học sinh tìm được các thí dụ về hiện tượng ngưng tụ.

- Học sinh làm được thí nghiệm trong bài và rút ra được nhận xét

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1467Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 31 – Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/4/10 
Ngày giảng: 6A1: 10/4/10 6A2: 7/4/10 6A3: 8/4/10
Tiết 31 – Bài 27:
 Sự bay hơi và sự ngưng tụ 
(tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được sự ngưng tụ là quá trình ngược của sự bay hơi.
- Biết cách tiến hành thí nghiệm kiểm ta dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ. 
 2. Kỹ năng: 
- Học sinh tìm được các thí dụ về hiện tượng ngưng tụ.
- Học sinh làm được thí nghiệm trong bài và rút ra được nhận xét
 3. Thái độ: 
	Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: 
	2. Học sinh 
	Mỗi nhóm: 2 cốc thuỷ tinh, nước pha màu, nước đá đập nhỏ, 2 nhiệt 	 kế, khăn lau.
III. Phương pháp:
Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
IV. Tổ chức giờ học:
*, Khởi động – Mở bài (7’)
- MT: HS phát biểu được khái niệm sự bay hơi và các yếu tố tác động đến tốc độ bay hơi của chất lỏng
- Cách tiến hành:
HĐ của HS
Trợ giúp của GV
HS trả lời
HS lắng nghe
B1: Kiểm tra đầu giờ
+ Thế nào là sự bay hơi? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
B2: Giới thiệu bài mới
 Quá trình nước biến thành hơi gọi là sự bay hơi. Vậy quá trình hơi biến thành nước gọi là gì? Làm thế nào để quan sát được hiện tượng đó? Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
	 Hoạt động 1: Trình bày dự đoán về sự ngưng tụ (5’)
- MT: HS dự đoán được quá trình ngưng tụ là quá trình ngược với sự bay hơi và làm giảm nhiệt độ để hiện tượng ngưng tụ diễn ra nhanh hơn
- Cách tiến hành:
II. Sự ngưng tụ 
1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ
 a. Dự đoán 
Học sinh dự đoán: Làm giảm nhiệt độ
B1:
- Giáo viên giới thiệu sự ngưng tụ.
+ Để dễ quan sát hiện tượng bay hơi, ta có thể cho chất lỏng bay hơi nhanh bằng cách tăng nhiệt độ chất lỏng. Vậy muốn dễ quan sát hiện tượng ngưng tụ, ta làm tăng hay giảm nhiệt độ?
+ Yêu cầu học sinh dự đoán
B2:
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm kiểm tra đự đoán (25’)
- MT: HS tiến hành được thí nghiệm và rút ra kết luận: Khi giảm nhiệt độ thì hiện tượng ngưng tụ xảy ra nhanh hơn
- ĐDDH: 2 cốc thuỷ tinh, nước pha màu, nước đá đập nhỏ, 2 nhiệt kế, khăn lau.
- Cách tiến hành:
 b. Thí nghiệm kiểm tra
HS tìm hiểu và nêu như Sgk
Học sinh làm thí nghiệm
c. Rút ra kết luận
C1
Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng.
C2
Có nước đọng ở ngoài cốc thí nghiệm, không có nước đọng ở mặt ngoài cốc đối chứng.
C3
Không phải là nước ở trong cốc thấm ra. Nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài và nước không có màu giống trong cốc
C4
Do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại.
C5 
Dự đoán của chúng ta là đúng.
B1:
- Tìm hiểu thí nghiệm và nêu dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. 
+ Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi C1 đến C5 (8’)
- Giáo viên theo dõi các nhóm làm thí nghiệm.
+ Yêu cầu các nhóm quan sát hiện tượng để trả lời các câu hỏi
B2:
+ Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5?
- Giáo viên cho học sinh thảo luận thống nhất ý kiến
- Giáo viên gợi ý nếu các nhóm thấy khó khăn.
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 3: Vận dụng (10’)
- MT: HS nêu được thí dụ về hiện tượng ngưng tụ và giải thích được một số hiện tượng thực tế
- Cách tiến hành:
2. Vận dụng
C6
Tuỳ học sinh
C7
Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành những giọt sương đọng trên lá.
C8
Trong chai rượu đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ. Nhưng sự bay hơi ở chai không nút chặt xảy ra mạnh hơn, ở chai nút chặt sự bay hơi và ngưng tụ là cân bằng nhau.
B1:
+ Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi C6, C7, C8
- Nhiệt độ ban đêm cao hay thấp? Có hiện tượng gì với hơi nước trong không khí khi đó? 
- ở trên mặt chai rượu xảy ra những hiện tượng nào? Các quá trình đó diễn ra như thế nào khi mở chai và khi đóng kín nút chai?
B2:
+ Yêu cầu học sinh nhận xét
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
*, Tổng kết giờ học – Hướng dẫn học ở nhà (5’)
- Củng cố:
+ Thế nào là sự bay hơi, ngưng tụ của một chất lỏng? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
+ Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết 
- Hướng dẫn học ở nhà 
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập? 
+ Yêu cầu học sinh xem trước bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 31.doc