Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 29 – Bài 23: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)

Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 29 – Bài 23: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)

. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 Học sinh phát biểu được sự đông đặc là quá trình ngược lại của sự nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này.

 2. Kỹ năng:

 Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế liên quan đến sự nóng chảy và sự đông đặc.

 3. Thái độ:

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1063Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lý lớp 6 - Tiết 29 – Bài 23: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/3/10
Ngày giảng: 6A1: 20/3/10 6A2: 24/3/10 6A3: 25/3/10
Tiết 29 – Bài 23:
Sự nóng chảy và sự đông đặc
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 Học sinh phát biểu được sự đông đặc là quá trình ngược lại của sự nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này.
 2. Kỹ năng: 
	Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế liên 	quan đến sự nóng chảy và sự đông đặc.
 3. Thái độ: 
	Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm
II. Đồ dùng dạy học:
	1. Giáo viên: Bảng phụ bảng 25.1 và mặt phẳng toạ độ
	2. Học sinh: Giấy kẻ ô vuông.
III. Phương pháp:
Nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở.
IV. Tổ chức giờ học:
*, Khởi động – Mở bài (7’)
- MT: HS nêu được khái niệm sự nóng chảy và đặc điểm của sự nóng chảy, có hứng thú tìm hiểu bài mới
- ĐDDH:
- Cách tiến hành:
HĐ của HS 
Trợ giúp của GV
B1:Kiểm tra đầu giờ 
Học sinh trả lời
B2: Giới thiệu bài
Hs lắng nghe
+ Thế nào là sự nóng chảy? Trong suốt thời gian nóng chảy thì nhiệt độ của băng phiến có thay đổi không?
- Giáo viên sửa sai cho điểm.
- Trong thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến, khi băng phiến được đun nóng, nó nóng dần lên rồi nóng chảy. Khi băng phiến không được đun nóng nữa và để băng phiến nguội dần thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra? Nhiệt độ băng phiến thay đổi như thế nào? Thể của băng phiến sẽ ở dạng nào? 
 Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu
	Hoạt động 1: Giới thiệu thí nghiệm về sự đông đặc (5’)
- MT: HS nêu được dụng cụ thí nghiệm và cách tiến hành TN
- ĐDDH: Bảng 25.1
- Cách tiến hành:
II. Sự đông đặc 
1. Dự đoán
HĐ cá nhân trả lời:
HS quan sát bảng kết quả
B1:
- Tìm hiểu thống tin nêu: dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm. 
B2:
- Trong phòng thí nghiệm người ta đã tiến hành làm thí nghiệm và thu được bảng 25.1, chúng ta dựa vào bảng kết quả để phân tích.
Hoạt động 2: Phân tích kết quả thí nghiệm (15’)
- MT: HS vẽ được đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ của băng phiến theo thời gian và nêu được nhận xét về đường biễu diễn đó.
- ĐDDH: Bảng phụ bảng 25.1 và mặt phẳng toạ độ, giấy kẻ ô vuông
- Cách tiến hành:
2. Phân tích kết quả thí nghiệm
- Học sinh vẽ đường biểu diễn theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C1
Tới 800C thì băng phiến bắt đầu đông đặc.
C2
- Từ phút thứ 0 đến phút thứ 4 đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng.
- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang.
- Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng.
C3
- Từ phút thứ 0 đến phút thứ 4 giảm.
- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 ko thay đổi.
- Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15 giảm.
Học sinh trả lời
Chất có nhiệt động nóng chảy cao nhất là vônfram, thấp nhất là rượu
- Nhiệt độ đông đặc của thép, đồng, vàng là 1300 0C, 1083 0C, 1064 0C
B1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến.
- Giáo viên treo bảng phụ có kẻ ô vuông và hướng dẫn học sinh vẽ một cách tỉ mỉ.
+ Yêu cầu học sinh vẽ tiếp đường biểu diễn như sự hướng dẫn?
- Giáo viên theo dõi học sinh thực hiện.
B2:
+ Yêu cầu học sinh dựa vào đường biểu diễn trả lời các câu hỏi C1, C2, C3?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét 
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
B3:
+ Yêu cầu học sinh quan sát bảng 25.2 và đưa ra nhận xét:
+ Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
+ Hãy cho biết nhiệt độ đông đặc của thép, đồng, vàng?
+ Yêu cầu học sinh nhận xét
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
Hoạt động 3: Rút ra kết luận (5’)
- MT: HS rút ra nhận xét về sự đông đặc của băng phiến và đặc điểm nhiệt độ đông đặc của băng phiến
- ĐDDH: 
- Cách tiến hành:
3. Rút ra kết luận
C4
 (1) 800C
 (2) bằng
 (3) không thay đổi
B1:
+ Yêu cầu học sinh tìm từ trong khung để đièn vào chỗ trống trong câu C4?
B2:
+ Yêu cầu học sinh nhận xét
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
B3: Tích hợp môi trường:
- Do sự nóng lwn của Trái Đất mà băng ở hai đầu cực tan ra làm mực nước biển dâng cao (5cm/10 năm). Mực nước biển dâng làm ngập nhiều đồng bằng ven biển, trong đó có đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long.
- Để giảm thiểu tác hại của việc mực nước biển dâng cao, các nước trên thế giới cần có biện pháp cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Hoạt động 4: Vận dụng (8’)
- MT: HS vận dụng đặc điểm của sự nóng chảy và đông đặc của các chất để giải thích một số hiện tượng thực tế
- ĐDDH:
- Cách tiến hành:
III. Vận dụng 
C5
Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước đá.
- Từ phút thứ 0 đến phút thứ 1 quá trình tăng nhiệt độ (đường biểu diễn nằm nghiêng).
- Từ phút thứ 1 đến phút thứ 4 quá trình nóng chảy (đường biểu diễn nằm ngang).
- Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 quá trình tăng nhiệt độ (đường biểu diễn nằm nghiêng).
C6
Xảy ra 2 quá trình:
- Đồng nóng chảy
- Đồng đông đặc trong khuôn đúc
C7
Tại vì trong quá trình nóng chảy nhiệt độ của nước đá không thay đổi (luôn ở 00C).
B1:
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời các câu hỏi C5, C6, C7?
B2:
+ Yêu cầu học sinh nhận xét
- Giáo viên thống nhất ý kiến. 
*, Tổng kết giờ học – Hướng dẫn học ở nhà (5’)
+ Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc?
+ Trong suốt thời gian nóng chảy, đông đặc nhiệt độ có thay đổi không?
+ Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết:
 Tích hợp môi trường: Nước có tính chất đặc biệt: Khối lượng riêng của nước đá (băng) thấp hơn khối lượng riêng của nước ở thể lỏng (ở 40C nước có khối lượng riêng lớn nhất): Vào mùa đông, ở các xứ lạnh khi lớp nước trên mặt đã đóng băng có khối lượng riêng nhỏ hơn lớp nước phía dưới, vì vậy lớp băng ở phía trên tạo thành lớp cách nhiệt, cá và các sinh vật khác có thể sống được ở lớp nước phía dưới lớp băng.
- Hướng dẫn các hoạt động về nhà 
+ Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong sách bài tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29.doc