1. Kiến thức:
- Học sinh lấy được những ví dụ sử dụng đòn bẩy trong thực tế.
- Học sinh xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O1, O2 và lực F1, F2), khi OO2 > OO1 thì F2 <>
2. Kỹ năng:
Học sinh biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp, biết thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2, cho phù hợp với yêu cầu sư dụng.
3. Thái độ:
Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm.
(Tiết 18: Kiểm tra theo đề của nhà trường – Ngày 21-12-09) Ngày soạn: 25-12-09 Ngày giảng: 6A1: 29-12-09 6A2: ....................... 6A3: 28-12-09 Tiết 19 – Bài 15: Đòn bẩy I - Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh lấy được những ví dụ sử dụng đòn bẩy trong thực tế. - Học sinh xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O1, O2 và lực F1, F2), khi OO2 > OO1 thì F2 < F1. 2. Kỹ năng: Học sinh biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp, biết thay đổi vị trí của các điểm O, O1, O2, cho phù hợp với yêu cầu sư dụng. 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tinh thần hợp tác nhóm. II - Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên : Thước thẳng, bảng phụ, 1 vật nặng, 1 gậy, 1 vật kê. 2. Học sinh Mỗi nhóm: 1 lực kế, 1 giá đỡ có thanh ngang, 1 quả nặng. III – phương pháp: Sử dụng phương pháp dạy học tích cực IV – Tổ chức giờ học: *, Khởi động – Mở bài (5’) - MT: HS nhắc lại tác dụng của mặt phẳng nghiêng và có hứng thú tìm hiểu bài - ĐDDH: - Cách tiến hành: Vấn đáp, hoạt động cả lớp *, Kiểm tra đầu giờ: Học sinh trả lời *, Giới thiệu bài HS lắng nghe và dự đoán: Có B1: + Dùng mạt phẳng nghiêng có lợi gì về lực, dùng mặt phẳng nghiêng như thế nào thì có lợi về lực hơn? - Giáo viên nhận xét cho điểm. B2: Cũng trường hợp cái ống cống bị rơi xuống rãnh, nhưng một số người dùng cần vọt để nâng lên. Vậy làm như vậy có dễ dàng hơn không? Để kiểm tra dự đoán đó, chúng ta sẽ đi tìm hiểu nội dung bài hôm nay. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy (8’) - MT: HS nêu được cấu tạo của đòn bẩy, chỉ rõ các bộ phận của đòn bẩy - ĐDDH: Đòn bẩy - Cách tiến hành: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp. I. Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy HĐ cá nhân, quan sát hình và nêu cấu tạo của đòn bẩy: * Cấu tạo của một đòn bẩy Các đòn bẩy đều có một điểm xác định, gọi là điểm tựa. Đòn bẩy quay quanh điểm tựa (O). Trọng lượng của vật cần nâng (F1) tác dụng vào một điểm của đòn bẩy (O1). Lực nâng vật (F2) tác dụng vào một điểm khác của đòn bẩy (O2). HS thực hiện theo kĩ thuật mảnh ghép: C1 - Hình 15.2 : 1 - O1 ; 2 – O ; 3 – O2. - Hình 15.3 : 4 – O1 ; 5 – O ; 6 – O2. B1: - Giáo viên giới thiệu hình vẽ 15.1, 15.2, 15.3. + Yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo khoa: Nêu cấu tạo của đòn bẩy? - Chỉ rõ điểm tác dụng của lực, của trọng lực, điểm tựa trên đòn bẩy + Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trả lời C1? + Yêu cầu học sinh nhận xét B2: - Giáo viên thống nhất ý kiến. - Giáo viên đặt vấn đề vào phần II. Hoạt động 2: Tìm hiểu xem đòn bẩy giúp con người hoạt động dễ dàng hơn như thế nào? (20’) - MT: HS tiến hành được thí nghiệm và rút ra kết luận về lực kéo vật lên trong các trường hợp - ĐDDH: 1 lực kế, 1 giá đỡ có thanh ngang, 1 quả nặng, bảng 15.1 - Cách tiến hành: Vấn đáp, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm II. Đòn bẩy giúp con người hoạt động dễ dàng hơn như thế nào? 1. Đặt vấn đề HĐ cả lớp dự đoán: OO1 < OO2 2. Thí nghiệm HĐ cá nhân, trả lời Bảng 15.1 ( bảng phụ ) C2 So sánh OO2 với OO1 Trọng lượng của vật: P=F1 Cường độ của lực kéo vật F2 OO2 > OO1 F1=N F2=N OO2 = OO1 F2=N OO2 < OO1 F2=N 3. Rút ra kết luận C3 nhỏ hơn lớn hơn B1: + Yêu cầu học sinh quan sát hình 15.4? - Giáo viên đặt vấn đề vào thí nghiệm. B2: - Tìm hiểu Tn: Nêu dụng cụ, cách tiến hành Tn + Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm, hoàn thành C2 (7’) - Giáo viên theo dõi hướng dẫn. + Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả - Giáo viên thống nhất ý kiến. + Từ bảng kết quả yêu cầu học sinh đưa ra nhận xét? + Yêu cầu học sinh so sánh cường độ của lực kéo vật F2 với trọng lượng của vật? - Giáo viên thống nhất ý kiến. B3: + Yêu cầu học sinh tìm từ điền vào chỗ trống trong phần kết luận? + Yêu cầu học sinh nhận xét? - Giáo viên thống nhất ý kiến. Hoạt động 5: Vận dụng (7’) - MT: HS vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế - ĐDDH: - Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp C4 Tuỳ học sinh C5 Học sinh quan sát trên hình vẽ và chỉ. C6 Đặt điểm tựa gần cống bê tông hơn, buộc dây kéo xa điểm tựa hơn. B1: + Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành C4, C5, C6 + Yêu cầu học sinh nhận xét B2: - Giáo viên sửa sai thống nhất ý kiến. *, Tổng kết giờ học – Hướng dẫn học ở nhà (5’) + Nêu cấu tạo của đòn bẩy, dùng đòn bẩy như thế nào thí có lợi về lực? -Giáo viên thống nhất ý kiến. + Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ, phần có thể em chưa biết? + Yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT + Yêu cầu học sinh xem trước bài mới, chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm
Tài liệu đính kèm: