Giáo án môn học Vật lí 6 - Tuần 19 đến tuần 34

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tuần 19 đến tuần 34

1. Kiến thức :

- Nêu được thí dụ minh họa sử dụng các loại ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng

- Biết sử dụng ròng rọc trong những trường hợp thích hợp

2. Kỹ năng :

- Biết cách đo lực bằng lực kế

- Biết cách đo lực kéo bằng ròng rọc

3. Thái độ :

- Cẩn thận, trung thực trong thao tác thực hành

- Yêu thích môn nghiên cứu này

B. CHUẨN BỊ :

- Lực kế

 

doc 39 trang Người đăng levilevi Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tuần 19 đến tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	: 19 Ngày tháng năm 2006 
Tiết 	: 19	 
Bài 	: 16 
RÒNG RỌC
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 
- Nêu được thí dụ minh họa sử dụng các loại ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng 
- Biết sử dụng ròng rọc trong những trường hợp thích hợp 
2. Kỹ năng : 
- Biết cách đo lực bằng lực kế 
- Biết cách đo lực kéo bằng ròng rọc 
3. Thái độ : 
- Cẩn thận, trung thực trong thao tác thực hành 
- Yêu thích môn nghiên cứu này 
B. CHUẨN BỊ :
- Lực kế 
- Khối hình trụ tròn 
- Ròng rọc cố định và ròng rọc động 
- Dây vắt ròng rọc 
- Giá đỡ 
- Bảng báo cáo kết quả thực hành 
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Thời gian 
Hoạt động giáo viên 
Nội dung ghi 
Hoạt động học sinh 
Hoạt động 01 
Hoạt động 02 
Hoạt động 03 
Hoạt động 04 
Hoạt động 05 – 06 
Hoạt động 07 
1. Oån định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
a. Đặt vấn đề : 
- Muốn nâng vật lên một cách dễ dàng ta sử dụng các dụng cụ nào ? Kể tên ?
- Ngoài việc sử dụng các dụng cụ đó ta còn có thể đưa vật lên bằng cách nào 
- Nêu phương án cụ thể 
- Vào bài 
b. Phát triển vấn đề : 
- Quan sát kênh hình 16.1/ 50 – SGK cho biết người ta sử dụng cách nào để đưa vật lên cao 
- Liệu cách sử dụng cách này có giúp con người khắc phục những khó khăn và lực kéo trong trường hợp như thế nào so với trọng lượng của vật 
- Dụng cụ trong kênh hình người ta sử dụng để nâng vật lên gọi là gì ?
- Cấu tạo của ròng rọc như thế nào ? 
- Học sinh trực quan và mô tả cấu tạo của ròng rọc 
- Quan sát kênh hình 16.2/ 50 – SGK cho biết ròng rọc có bao nhiêu loại ? Kể tên 
- So sánh sự giống nhau và khác nhau của các loại ròng rọc trên 
* Tiến hành SBT 16.1/ 21 
- Khi sử dụng ròng rọc thì có giúp cho con người làm việc nhanh chóng và dễ dàng hơn khi nâng vật trực tiếp lên không 
- Quan sát kênh hình và mô tả dụng cụ thực hành 
- Nêu phương án nâng vật lên bằng ròng rọc cố định và ròng rọc động 
- So sánh hướng và độ lớn của lực kéo bằng ròng rọc cố định so với kéo trực tiếp 
- So sánh hướng và độ lớn lực kéo vật bằng ròng rọc động với lực kéo trực tiếp
* Tiến hành SBT 16.2/21 
- Học sinh thực hành 
- Qua thực hành muốn đổi hướng của lực kéo ta sử dụng ròng rọc nào ?
- Để thay đổi độ lớn của lực kéo ta sử dụng ròng rọc nào 
- Nêu tác dụng của từng loại ròng rọc 
- Rút ra kết luận 
* Tiến hành SBT 16.4 / 21 
- Tìm ví dụ trong thực tế cuộc sống việc sử dụng ròng rọc để nâng vật lên 
- Dùng ròng rọc có lợi như thế nào ?
- Giáo viên giới thiệu hệ thống ròng rọc được gọi là Palăng 
- Quan sát H16.7/52 – SGK 
- Tiến hành C7/ 52 – SGK 
c. Củng cố :
- Sử dụng ròng rọc cố định, ròng rọc động được lợi gì ? 
- Cho thí dụ minh họa 
- Cấu tạo về ròng rọc 
- Hệ thống ròng rọc khi được sử dụng được lợi gì ? Vì sao ?
* Tiến hành SBT 16.3/ 21 
4. Dặn dò :
Học bài cũ kết hợp vở ghi bài 
BTVN: 16.4,16.5 –SBT 
Chuẩn bị : 
“ Tổng kết chương I “
Bài 16 
RÒNG RỌC
I. Tìm hiểu về ròng rọc :
Hình 16.2/ 50 – SGK
II. Ròng rọc có giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ?
1. Thí nghiệm :
Hình 16.3/ 51- SGK
Hình 16.4/ 51 – SGK 
Hình 16.5 / 51 – SGK
2. Kết luận :
- Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp 
- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật 
3. Vận dụng :
C7/52 – SGK 
Sử dụng hệ thống ròng rọc trong hình 16.7/ 52 – SGK có lợi hơn vì khi sử dụng chúng thì lực kéo nhỏ hơn so với trọng lượng của vật và có thể thay đổi hướng của lực kéo
- Gọi học sinh lên trả lời 
- Học sinh nghiên cứu 
- Học sinh nêu phương án cụ thể 
- Học sinh quan sát kênh hình 
- Học sinh nêu cách nâng vật bằng ròng rọc 
- Những khó khăn khi nâng vật cách 1 được khắc phục 
- Học sinh nghiên cứu dụng cụ sử dụng trong kênh hình 
- Quan sát kênh hình 16.2/ 50 – SGK
- Mô tả cấu tạo của ròng rọc : Ròng rọc có cấu tạo gồm một bánh xe quay quanh một trục cố định vành bánh xe có rãnh để đặt dây kéo 
- Nêu sự giống nhau và khác nhau của hai loại ròng rọc : 
G : Đều là ròng rọc có một bánh xe quay quanh một trục cố định .
K : Ròng rọc cố định quay quanh một trục cố định , còn ròng rọc di động quay quanh một trục di động 
- Sử dụng ròng rọc thì có lợi gì cho con người 
- Học sinh quan sát kênh hình và mô tả dụng cụ thực hành 
- Kẻ bảng báo cáo thực hành 
- Thực hiện phương án thực hành 
- Hoàn thành báo cáo thực hành 
- So sánh hướng của lực và độ lớn của lực kéo vật so với trọng lượng của vật 
- Học sinh củng cố kiến thức mới 
- Học sinh nêu kết luận 
- Cho ví dụ minh họa 
- Quan sát kênh hình 16.7/ 52 - SGK
- Học sinh củng cố kiến thức mới 
Tuần 	: 20 Ngày tháng năm 2006
Tiết 	: 20 	
Bài 	: 17 
TỔNG KẾT CHƯƠNG I
 A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 
- Oân lại những kiến hức cơ bản về cơ học đã học trong chương 
- Vận dụng kiến thức đó trong thực tế giải thích một sô hiện tượng liên quan đến thực tế cuộc sống 
2. Thái độ : 
- Yêu thích môn học có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống 
- Tự giác rèn luyện khả năng vận dụng kíen thức vào thực tiễn cuộc sống 
B. CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ câu hỏi bài tập 
- Trò chơi ô chữ 
- Phiếu kiểm tra đánh giá kết quả học chương I 
- Báo cáo thực hành 
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
Oån định lớp :
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
I. Lý thuyết : 
a. Để xác định độ dài của vật ta dùng thước đo 
b. Để xác định thể tích của chất lỏng hay vật không thấm nước ta dùng bình chia độ, ca đong, các vật dụng đã biết sẵn thể tích và bình tràn
c. Để xác định độ lớn của lực tác dụng lên vật ta dùng lực kế 
d. Để xác định khối lượng của vật ta dùng cân Robecvan 
2. Tác dụng đẩy hay kéo của vật này lên vật khác gọi là lực 
3. Lực tác dụng lên vật có thể gây ra những kết quả :
- Vật biến đổi chuyển động 
- Vật bị biến dạng 
- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật đang đứng yên mà vật đó vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực cân bằng .	
4. Lực hút của các vật lên Trái Đất gọi là trọng lực 
5. Dùng tay ép mạnh hai đầu của lò xo bút bi. Lực tác dụng len tay chính là lực đàn hồi 
6. Trên vỏ một hộp kem giặt VISO có ghi 1kg con số đó chỉ khối lượng tịnh trong hộp kem giặt VISO 
7. 7800 kg/m3 là khối lượng riêng của sắt 
8. Điền thích hợp vào chỗ trống :
- Đơn vị đo độ dài là : mét. Kí hiệu là : m 
- Đơn vị đo thể tích là : mét khối. ( m3 )
- Đơn vị đo lực là : Niutơn, kí hiệu là : N
- Đơn vị đo khối lượng là kilôgam. Kí hiệu là : kg 
- Đơn vị đo khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối. Kí hiệu là : kg/m3
9. Công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng : P = 10. m
10. Công thức tính khối lượng riêng của vật : D = m / V 
11. Ba loại máy cơ đơn giản : Ròng rọc, đòn bẩy , mặt phẳng nghiêng 
12. Nêu các dụng cụ sử dụng trong công việc sau đây : 
- Kéo một thùng bêtông lên cao để đổ trần nhà dùng ròng rọc 
- Đưa một thùng phuy nặng từ mặt đường lên sàn xe tải dùng mặt phẳng nghiêng 
- Cái chắn ôtô tại những điểm bán vé trên đường cao tốc dùng đòn bẩy 
II. Vận dụng : SGK / 54-55 
BT6/ 55 – SGK : 
	Kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo vì : cái kéo là ứng dụng của đòn bẩy trong thực tế và lực tác dụng lên lưỡi kéo lớn cho nên muốn có lực tác dụng nhỏ hơn lực tác dụng của vật thì cánh tay đòn tỉ lệ nghịch với lực tác dụng lên chúng cho nên tay cầm chính là điểm đặt của lực tác dụng cần thiết nhỏ hơn lực tác dụng cần thiết nên người ta làm tay cầm dài hơn lưỡi kéo .
BT 7/ 55 – SGK : 
	Kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm lại ngắn hơn lưỡi kéo vì : lực tác dụng lên lưỡi kéo nhỏ nên chỉ cần lực nhỏ và nhẹ tác dụng lên nó cũng gây được tác dụng lực 
III. Trò chơi ô chữ :	
1. Làm gì để biết chính xác thể tích của một vật ( 9 ô )
2. Giá trị lớn nhất ghi trên dụng cụ đo ( 9 ô )
3. Phần không gian mà vật chiếm chỗ ( 7 ô ) 
4. Dụng cụ dùng để đo thể tích vật rắn không thấm nước ( 8ô )
5. Sức chứa của bình nước ( 8ô )
6. Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng ( 6ô )
7. Dụng cụ đo thể tích ( 10ô )
Đ
O
T
H
Ể
T
Í
C
H
G
I
Ớ
I
H
Ạ
N
Đ
O
T
H
Ể
T
Í
C
H
B
Ì
N
H
T
R
À
N
D
U
N
G
T
Í
C
H
C
A
Đ
O
N
G
B
Ì
N
H
C
H
I
A
Đ
Ộ
4. Dặn dò :
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học 
- Đơn vị của các đại lượng đã học 
- BTVN : SBT 
- Chuẩn bị : “ Sự nở vì nhiệt của chất rắn “
+ Các chất rán khi nóng lên thì như thế nào và khi lạnh di chúng sẽ ra sao 
+ Ứng dụng của chúng trong thực tiễn như thế nào 	
Tuần 	: 21 Ngày tháng năm 2006
Tiết 	: 21	
Bài 	: 18
CHƯƠNG II : NHIỆT HỌC
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
A. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : Học sinh nắm được :
- Thể tích, chiều dài của vật răùn tăng lên khi nóng lên, giảm khi lạnh đi .
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .
- Giải thích một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn .
2. Kỹ năng : 
- Biết đọc các biểu bảng để rút ra kết luận 
- Biết tiến hành những thao tác đơn giản 
3. Thái độ : 
- Rèn luyện tính cẩn thận trong thao tác 
- Ý thức làm thực hành theo nhóm, tập thể 
B. CHUẨN BỊ : 
- Một quả cầu kim loại và vòng kim loại 
- Một đèn cồn và một chậu nước .
- Khăn khô 
- Bảng báo cáo kết quả và vẽ biểu đồ tăng nhiệt độ .
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
Thời gian 
Hoạt động giáo viên 
Nội du ...  – Tại sao có hiện tượng nước đọng bên ngoài mặt cốc thí nghiệm ? 
* Làm SBT 26-27.5/ 32 
- Quá trình bay hơi và quá trình ngưng tụ là hai quá trình như thế nào với nhau 
- Sự phụ thuộc của sự bay hơi 
c. Củng cố :
- Thế nào là sự bay hơi , sự ngưng tụ . 
- Sự bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào ? 
- Tìm thí dụ minh họa mô tả hiện tượng bay hơi và hiện tượng ngưng tụ .
4. Dặn dò : 
- Học ghi nhớ 
-BTVN:26–27.9*/32– SBT 
-Chuẩn bị : “ Sự sôi “ 
+ Quan sát hiện tượng nước sôi 
+ Sự sôi là hiện tượng như thế nào ?	
Bài 27 
SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ ( tt )
IV. Sự ngưng tụ : 
1. Thí nghiệm : 
H 27.1 / 83 - SGK 
2. Kết luận : 
- Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng . 
3. Thí nghiệm kiểm chứng : 
Hình 27.1/ 83 – SGK
4. Vận dụng : 
C7/ 84 – SGK
Giải thích sự tạo thành giọt nước trên lá cây vào ban đêm vì : Vào ban đêm, nhiệt độ môi trường giảm dần và trong không khí có nhiều hơi nước cho nên khi nhiệt độ giảm dần thì hơi nước ngưng tụ lại thành những giọt nước dọng trên lá cây . 
C8/84 –SGK
Rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, nếu đậy kín nút thf sẽ không bị cạn là do : Nhiệt độ cao rượu bay hơi lên cho nên xảy ra hiện tượng trên .
-Học sinh trả lời 
-Học sinh nghiên cứu hiện tượng tự nhiên 
-Dự đoán hiện tượng 
-Rút ra kết luận qua thí nghiệm 
-Học sinh tiến hành thực hành 
-Học sinh tiến hành làm bài tập vận dụng 
Tuần 	: 32
Tiết 	: 32	Ngày tháng năm 200
Bài 	: 29 
SỰ SÔI
A. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức :
- Mô tả được sự sôi 
- Nêu được đặc điểm của sự sôi.
2. Kỹ năng : 
- Tiến hành thí nghiệm 
- Biết theo dõi bảng nhiệt độ của nước khi đun sôi 
- Thu thập số liệu từ bảng thực nghiệm 
3. Thái độ : 
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành 
- Trung thực với số liệu thu được 
B. CHUẨN BỊ : 
- Giá đỡ thí nghiệm 
- Đèn cồn + kiềng + lưới kim loại 
- Nhiệt kế thuỷ ngân 
- Đồng hồ 
- Bình đựng nước
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
Thời gian 
Hoạt động giáo viên 
Nội dung ghi 
Hoạt động học sinh 
Hoạt động 01 
( )
Hoạt động 02 
( )
Hoạt động 03 
( ) 
Hoạt động 
04 – 05 
( ) 
Hoạt động 06 
( ) 
1. Oån định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là sự bay hơi và sự ngưng tụ . Sự bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào ?	
3. Bài mới : 
a. Đặt vấn đề : 
- Đọc đối thoại đầu bài cho biết ai đúng ai sai ? Vì sao 
- Để biết được điều này chúng ta nghiên cứu bài mới 
b. Phát triển vấn đề : 
- Thế nào là sự sôi ? 
- Quan sát hình 28.1/ 85 – SGK cho biết dụng cụ trong hình 
- Cách bố trí thí nghiệm trong hình 
- Mục đích thí nghiệm 
- Dự đoán thí nghiệm 
- Tiến hành thí nghiệm
- Hoàn thành báo cáo số liệu báo cáo SGK/ 86 và cho biết hiện tượng xảy ra trên mặt thoáng chất lỏng 
* Hoàn thành bảng 28.1/ 86 – SGK 
- Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước khi đun sôi 
- Nhận xét về đường biểu diễn 
- Hoàn thành đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ khi đun nước 
- Nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu 
-Trong quá trình sôi nhiệt độ của nó ra sao ?	
* Làm SBT 28-29.1 ; 28-29.2 ; 28-29.3 / 33 
c. Củng cố : 
- Thế nào là sự bay hơi ?
- Thế nào là sự sôi ? 
So sánh sự bay hơi và sự sôi 
4. Dặn dò : 
- Hoàn thành bảng báo cáo 28.1 / 86 – SGK 
- BTVN:28–29.4/ 33– SBT 
- Chuẩn bị : Sự sôi ( tt ) 
Bài 27 
SỰ SÔI
* Sự sôi là sự bay hơi xảy ra trên mặt thoáng và trong lòng của chất lỏng 
I. Thí nghiệm về sự sôi : 
1. Thí nghiệm : 
SGK/ 85
( Bảng 28.1/ 86 – SGK )
2. Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước : 
4. Vận dụng : 
SBT 28 –29.6 / 34 : 
Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian : 
-Học sinh trả lời 
-Quan sát hình 
-Tiến hành thí nghiệm 
-Hoàn thành bảng báo cáo thực hành 	
-Học sinh vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ 
-Nhận xét đường biểu diễn 
-Hoàn thành đồ thị biểu diễn 
Tuần 	: 33
Tiết 	: 33 
Bài 	: 29 
SỰ SÔI ( tt )
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Thế nào là sự sôi ? Giải thích hiện tượng sự sôi 
- Nhận biết hiện tượng sôi 
- Đặc điểm của sự sôi
2. Kỹ năng :
- Vận dụng kiến thức để rút ra kết luận và đặc điểm của sự sôi 
- Giải thích một số hiện tượng liên quan đến sự sôi 
3. Thái độ :
- Nghiêm túc thảo luận nhóm 
- Rèn luyện khả năng suy luận 
B. CHUẨN BỊ :
- Bảng báo cáo thực hành 
- Số liệu thực hành trung thực 
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Thời gian 
Hoạt động giáo viên 
Nội dung ghi 
Hoạt động học sinh 
Hoạt động 01 
( ) 
Hoạt động 02 
( ) 
Hoạt động 03
( ) 
Hoạt động 04 
( ) 
Hoạt động 05 
( ) 
1. Oån định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới :
a. Đặt vấn đề :
- Mô tả lại thí nghiệm sự sôi khi đun nước ?
- Cách bố trí thí nghiệm, tiến hành thực hành, đường biểu diễn có hình dạng như thế nào ?
b. Phát triển vấn đề : 
- Nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu ? 
C1 – Ở nhiệt độ nào thì xuất hiện những bọt khí ở đáy bình ?
C2 – Nhiệt độ nào thì bọt khí rời đáy bình dịch chuyển đi lên ?
C3 – Khi nào thì bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng chất lỏng ? 
C4 – Nhiệt độ của nước đang sôi có thay đổi không? Nhiệt độ đó là bao nhiêu ? 
- Nhiệt độ của nước sôi có giống với nhiệt độ của rượu không ? 
- Quan sát bảng 29.1/ 87 – SGK 
- Qua thí nghiệm rút ra nhận xét gì ?
- Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nó như thế nào ? 
- Khi nhiệt độ sôi của chất lỏng không thay đổi thì đường biểu diễn có dạng như thế nào ?
- Tại mặt thoáng của chất lỏng có h/tượng gì xảy ra ? 
- Hiện tượng đó có gọi là sự bay hơi không ? 
- Làm C6/ 87 – SGK 
- Vậy,h/tượng sôi là hiện tượng đặc biệt của hiện tượng nào ?
- Tiến hành làm C7, C8, C9/ 88 –SGK 
c. Củng cố :
-Thế nào nhiệt độ sôi ?
-Các chất lỏng khác nhau thì sôi ở nhiệt độ như thế nào với nhau ?
-Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của chất lỏng như thế nào ?
4. Dặn dò :
- BTVN : 28-29.5 ; 28-29.7 / 34 - SBT 
- Chuẩn bị : “ Oân tập “
+ Oân lại k/thức đã học ở HK2
I. Nhiệt độ sôi :
- Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định . Nhiệt độ đó được gọi là nhiệt độ sôi .
- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi 
II. Vận dụng :
C7/ 88 – SGK 
Người ta chọn mốc nhiệt độ hơi nước làm mốc chia nhiệt độ vì : trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước không thay đổi 
C8/88 – SGK 
Để đo nhiệt độ của hơi nước người ta dùng nhiejt kế thủy ngân không dùng nhiệt kế rượu vì : rượu là chất lỏng sôi ở nhiệt độ –1170C cho nên khi nhiệt độ lên tới 1000C thì rượu đã hoá hơi .
C9/88 –SGK 
AB : biểu diễn quá trình tăng nhiệt độ của nước 
BC : biểu diễn quá trình sôi của nước trong khi đun
-Học sinh quan sát kênh hình SGK 
-Nêu cách bố trí nghiệm 
-Tiến hành làm C1 – C4
-Nghiên cứu nội dung và rút ra nhận xét 
-Tiến hành C7, C8, C9 / 88 
Tuần 	: 34 
Tiết 	: 34 	Ngày tháng năm 200
Bài 	: 30 
TỔNG KẾT CHƯƠNG II : NHIỆT HỌC
A. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : 
- Nhớ lại những kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất
2. Kỹ năng : 
- Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học giải thích các hiện tượng có liên quan 
3. Thái độ : 
- Yêu thích môn học, mạnh dạn trình bày, tư duy logich .
B. CHUẨN BỊ :
- Bảng ô chữ 
- Phiếu học tập cho học sinh 
- Bài tập kiểm tra 
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Oån định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu những kết luận về sự sôi của chất lỏng 
- Các chất lỏng khác nhau thì nhiệt độ sôi của chúng như thế nào ?
3. Bài mới :
a. Đặt vấn đề :
b. Phát triển vấn đề :
1. Hệ thống kiến thức :
Sự nóng chảy và sự đông đặc của chất bất kỳ :
Thể tích của chất tăng ( hay giảm ) khi nhiệt độ của chất đó tăng lên ( hay giảm đi ) . Khi đó chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi 
Các chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí 
Nhiệt kế hoạt động dựa trren nguyên tắc sự nở vì nhiệt của các chất 
Sự chuyển thể của chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy và ngược lại, sự chuyển thể từ chất lỏng sang chất rắn gọi là sự đông đặc 
Sự chuyển thể của chất từ thể lỏng sang thể khí gọi là sự hóa hơi và ngược lại, sự chuyển thể từ chất khí sang chất lỏng gọi là sự ngưng ghosacasc chất khác nhau thì nóng chảy ở nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy 
Trong suốt thời gian nóng chảy hay đông đặc nhiệt dộ của chất không thay đổi 
Các chất lỏng bay hơi ở nhiệt độ nhất định. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố sau : mặt thoáng chất lỏng, nhiệt độ, gió, 
Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi . 
Vận dụng : 
C7/ 88 – SGK : Người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi làm một mốc chia độ vì trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước không thay đổi 
C8/ 88 – SGK : Người ta dùng nhiệt kế thủy ngân mà không sử dụng nhiệt kế rượu vì rượu sôi ở nhiệt độ – 117 0 C nên khi nước sôi ở nhiệt độ 1000C thì rượu đã chuyển hoàn toàn sang thể hơi 
C9/ 88 – SGK : 
Đoạn AB : biểu diễn quá trình tăng nhiệt độ khi đun nước 
Đoạn BC : biểu diễn quá trình sôi của nước 
Dặn dò : 
Học ghi nhớ SGK 
Làm toàn bộ BT / SBT 
Oân tập chuẩn bị thi HK2 
Tuần : 35 	Ngày tháng năm 
Tiết : 35 
THI HỌC KỲ II 
MỤC TIÊU : 
Kiểm tra kiến thức lĩnh hội của học sinh 
Rèn luyện kỹ năng tư duy logisch 
ĐỀ : 	( Có đề PGD dính kèm theo ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vat ly 6 HKII.doc