Hs hiểu khối lượng là gì? đơn vị khối lượng, biết cách đo khối lượng, dụng cụ để đo khối lượng .
- Nhận biết được quả cân 1kg.
- Trình bày được cách điều chỉnh số 0 cho cân Rô béc van và cách cân 1 vật bằng cân Rô béc van.
- Biết cách đo khối lượng của 1 vật bằng cân.
- Chỉ ra được ĐCNN và GHĐ của 1 cái cân.
B. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng:
Gv: 1 cân Rô béc van, hộp quả cân, hộp sữa ông Thọ, vật để đo khối lượng, túi bột giặt ô mô.
- Tranh vẽ các loại cân, quả cân khối lượng 1kg, bảng phụ.
Mỗi nhóm Hs: 1 chiếc cân và vật để đo khối lượng.
Tiết 5 Khối lượng - đo khối lượng S: G: A. Mục tiêu: - Hs hiểu khối lượng là gì? đơn vị khối lượng, biết cách đo khối lượng, dụng cụ để đo khối lượng . - Nhận biết được quả cân 1kg. - Trình bày được cách điều chỉnh số 0 cho cân Rô béc van và cách cân 1 vật bằng cân Rô béc van. - Biết cách đo khối lượng của 1 vật bằng cân. - Chỉ ra được ĐCNN và GHĐ của 1 cái cân. B. Chuẩn bị: - Đồ dùng: Gv: 1 cân Rô béc van, hộp quả cân, hộp sữa ông Thọ, vật để đo khối lượng, túi bột giặt ô mô. Tranh vẽ các loại cân, quả cân khối lượng 1kg, bảng phụ. Mỗi nhóm Hs: 1 chiếc cân và vật để đo khối lượng. - Những điểm cần lưu ý: + Khối lượng của 1 vật là đại lượng vật lý đặc trưng cho đồng thời 3 thuộc tính khối lượng khác nhau của vật: 1, Lượng chất tạo thành vật. 2, Quán tính của vật. 3, Hấp dẫn của vật. Trong vật lý 6 chỉ đề cập đến thuộc tính: lượng chất tạo thành vật. + Khi cho Hs tìm hiểu 1 cái cân, cần cho Hs tìm hiểu những vấn đề sau: Cách điều chỉnh số 0. GHĐ và ĐCNN của cân. + Cân đĩa, cân y tế thực chất là các lực kế được chia độ theo đơn vị Kg + Ký hiệu 5t trên biển báo giao thông chỉ 5 tấn lực. - Kiến thức bổ xung: C. Các hoạt động trên lớp: I- ổn định tổ chức: Sĩ số: Vắng: II- Kiểm tra bài cũ: H1: Trình bày 2 cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn. ĐVĐ: Để đo thể tích vật rắn ta có thể dùng bình chia độ, bình tràn. Để đo được khối lượng của các vật đó ta làm thế nào? -> vào bài. III- Bài mới: H/Đ của thầy và trò Nội dung Gv: Thông báo: mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng. - Cho Hs quan sát hộp sữa ông Thọ, túi bột giặt Ô Mô ( loại 500g). Hs: Đọc và trả lời C1; C2. Gv: Chốt lại: Khối lượng của 1 vật làm bằng chất nào chỉ lượng chất đó chứa trong vật. Hs: Điền từ thích hợp trong khung vào chỗ trống -> trả lời C3 -> C6. Hs: Phát biểu hoàn chỉnh C5, C6. - Em cho biết đơn vị đo khối lượng hợp pháp của Việt Nam là gì? - Hs: Đọc định nghĩa Kg. Hs: Quan sát hình 5.1 - Cho Hs quan sát quả cân 1kg. - EM hãy nêu các đơn vị đo lường khác thường dùng? Gv: ĐVĐ: Để đo khối lượng của 1 vật người ta dùng dụng cụ nào và đo như thế nào? -> II, Hs: Đọc – tìm hiểu dụng cụ đo khối lượng trong phòng thí nghiệm. - Quan sát hình vẽ 5.2 Gv: Cho Hs quan sát cân Rô béc van - Cân Rô béc van gồm những bộ phận nào? - Tìm hiểu và cho biết GHĐ và ĐCNN của cân Rô béc van trong lớp có. Gv: Gợi ý để Hs biết cách trả lời. Gv: Người ta dùng cân Rô béc van để đo khối lượng của những vật như thế nào? -> 2, - Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống C9. Gv: Treo bảng phụ ghi C9. Hs: Lên bảng điền từ. Hs: Phát biểu hoàn chỉnh C9. Gv: Đó chính là các bước đo khối lượng của cân Rô béc van. Gv: Thực hành làm mẫu đo khối lượng của 1 vật bằng cân Rô béc van. Hs: Quan sát các bước làm, cách đo, đọc kết quả. - Gọi 2 Hs lên thực hành đo khối lượng của vật bằng cân Rô béc van. Gv: Uốn nắn sai xót cho Hs. Gv: Trong thực tế để đo khối lượng của vật người ta dùng những loại cân nào? Hs: Quan sát tranh vẽ các loại cân -> nêu tên mỗi loại. Hs: Phát biểu nội dung cần nắm trong bài. Hs: Các nhóm tìm hiểu cân của nhóm mình: GHĐ, ĐCNN, loại cân. - Thực hành: Xác định khối lượng của vật trong mỗi nhóm. Gv: Quan sát – kiểm tra. - Đại diện nhóm đọc kết quả. Hs: Đọc – trả lời C13. Gv: Chốt lại. I- Khối lượng, đơn vị khối lượng 1- Khối lượng C1: Vỏ hộp sữa ông Thọ ghi Khối lượng tịnh 397g số đó chỉ lượng sữa chứa trong hộp. C2: Vỏ túi bột giặt Ô Mô có ghi 500g số đó chỉ lượng bột giặt chứa trong túi C3: (1)- 500g C4: (2)- 379g C5: (3)- khối lượng C6: (4)- lượng * Kết luận: - Mọi vật đều có khối lượng. - Khối lượng của vật chỉ lượng chất chứa trong vật. 2- Đơn vị khối lượng - Đơn vị đo khối lượng hợp pháp là: Kg. Ngoài ra còn dùng: + gam (g): 1g = 1/1000kg + héctôgam (lạng): 1lạng = 100g = 1/10kg + miligam (mg): 1mg = 1/1000g. +tạ: 1tạ = 100kg +tấn (t): 1tấn = 1000kg. II- Đo khối lượng 1- Tìm hiểu cân Rô béc van C7: Các bộ phận của cân Rô béc van 1- Đòn cân 3- Đĩa cân 2- Kim cân 4- Hộp quả cân C8: - GHĐ của cân Rô béc van là tổng khối lượng các quả cân trong hộp quả cân. - ĐCNN là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân. 2- Cách dùng cân Rô béc van để cân 1 vật C9: (1)- Điều chỉnh số 0 (5)- Đúng giữa (2)- Vật đem cân (6)- Quả cân (3)- Quả cân (7)- Vật đem cân (4)- Thăng bằng C10: Thực hành 3 Các loại cân khác - Cân đòn, cân tạ, cân y tế, cân đồng hồ. III- Vận dụng, ghi nhớ * Ghi nhớ: SGK * Vận dụng: C12: C13: Số 5t chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn không được đi qua cầu. IV- Củng cố: - Khái quát nội dung bài dạy. - Hs: Trả lời bài tập 5.1 (8 – SBT). (Kết quả: Đúng- C). V- Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc phần ghi nhớ. Làm bài tập 5.2 -> 5.2 (8; 9 – SBT). - Đọc trước bài “Lực – hai lực cân bằng”. D- Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: