Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 26 - Tuần 26 - Bài 22 : Nhiệt kế – nhiệt giai

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 26 - Tuần 26 - Bài 22 : Nhiệt kế – nhiệt giai

* Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.

* Phân biệt được nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Farenhai và có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai khác.

*Rn luyện tính trung thực, cẩn thận

GDMT: tuân thủ nghiêm ngặc các quy tắc an toàn khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân.

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

GV: -3 chậu thủy tinh, mỗi chậu đựng ít nước.

 - Nước đá

 - Nước nóng

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 26 - Tuần 26 - Bài 22 : Nhiệt kế – nhiệt giai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	 BÀI 22 : NHIỆT KẾ – NHIỆT GIAI 
Tiết 26 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
* Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.
* Phân biệt được nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Farenhai và có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai khác.
*Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận
GDMT: tuân thủ nghiêm ngặc các quy tắc an toàn khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: -3 chậu thủy tinh, mỗi chậu đựng ít nước.
 - Nước đá
 - Nước nóng
 -Vẽ to H 22.5
HS: Nhiệt kế
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 
1.KTBC: Kiểm tra 15 phút
Câu 1: Trình bày sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí (6 đ)
Câu 2: Nêu tác dụng của ròng rọc cớ định và ròng rọc đợng (4 đ)
ĐÁP ÁN
1- Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí như sau:
- Chất rắn nở ra khi nĩng lên, co lại khi lạnh đi (1 đ)
- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (1 đ)
- Chất lỏng nở ra khi nĩng lên, co lại khi lạnh đi (1 đ)
- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau(1 đ)
- Chất khí nở ra khi nĩng lên co lại khi lạnh đi(1 đ)
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau(1 đ)
2- Tác dụng của rịng rọc cố định và rịng rọc động:
- Ròng rọc cớ định giúp làm đởi hướng của lực kéo (2 đ)
	- Ròng rọc đợng giúp làm lực kéo nhỏ hơn trọng lực cảu vật (2 đ)
2.Bài mới:
Hoạt động
Nội dung
*HĐ1:Giới thiệu bài mới
GV: ho HS đọc phần mở đầu trong sgk.
HS: đọc SGK
GV:y phải dùng dụng cụ nào để biết người con có sốt hay không
HS: Nhiệt kế 
GV: bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nhiệt kế.
*HĐ2: Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh.
GV: Hướng dẫn HS chuẩn bị và làm thí nghiệm ở hình 22.1 và 22.2
GV: Rút ra kết luận.
HS: C1: Cảm giác của tay không xác định chính xác độ nóng lạnh của nước.
*HĐ3:Tìm hiểu Nhiệt kế.
GV: Yêu cầu HS xem hình 22.3 và 22.4 và làm câu C2.
HS: trả lời cá nhân
GV: Hướng dẫn HS trả lời câu C3, C4
HS: thảo luận nhóm
C4: Ống quản ở gần bầu thủy ngân có một chỗ thắt, có tác dụng ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra khỏi cơ thể. Nhờ đó mà đọc chính xác nhiệt độ cơ thể.
*HĐ4: Tìm hiểu các loại Nhiệt Giai
 GV: Giới thiệu nhiệt giai Xenxiut và Farenhai
 Cho HS xem hình 22.5 
HS: quan sát, trả lời C4
GDMT: tuân thủ nghiêm ngặc các quy tắc an toàn khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân.
*HĐ5:VẬN DỤNG
 Yêu cầu HS làm C5.
 HS: trả lời cá nhân
1. NHIỆT KẾ
- Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ
- Có nhiều loại nhiệt kế như: nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế y tế
2.NHIỆT GIAI
Nhiệtgiai Cencius Farenhiet
Nước sôi: 100 oC 212 oF
Nước đá: 0 oC 32 oF
 1 oC 1,8 oF
Vd:Tính 20oC bằng bao nhiêu oF
20oC = 0oC + 20oC
 = 32oF + ( 20.1,8oF )
 = 32oF + 36oF
 = 68oF
3. VẬN DỤNG.
C5:
Tính 30 oC , 37 oC.
30 oC = 0oC + 30 oC 
 = 32 oF + (30 . 1,8 oF )
 = 86 oF
37 oC = 0oC + 37 oC 
 = 32 oF + (37 .1,8 oF)
 = 98,6 oF
IV: CỦNG CỐ ,HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố:
 HS đọc phần ghi nhớ
-yêu cầu hs đọc mục “Có thể em chưa biết”
Nhiệt kế là gì? Có các loại nhiệt kế nào? Công dụng của chúng?
Có mấy loại nhiệt giai.
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
-Hs về nhà học bài,hoàn thành từ C1 đến C5 vào vở bài tập ,
-Làm bài tập từ bài 22.1 " 22.5. (SBT)
- Chuẩn bị tiết sau:- Xem lại kiến thức Chương II, từ bài 19 đến bài 22.Tiết sau ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 22.doc