Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiết 5

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiết 5

Kiến thức : Xác định được GHĐ , ĐCNN của dụng cụ đo

 Nắm được một số dụng cụ đo độ dài và cộng dụng của chúng .

 2.Kỹ năng : Biết ước lượng gần đúng độ dài của vật cần đo .

 Biết đo độ dài của một số vật thông thường .

 Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo .

 Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo .

 3.Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin trong nhóm .

II.CHUẨN BỊ

 1.GV:Các nhóm : 1 thước kẻ có ĐCNN là 1mm , 1 thước dây có ĐCNN là 1 mm , 1 thước cuộn có ĐCNN là 0,5 cm , 1 bảng ghi kết quả đo độ dài 1.1

Cả lớp : Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN là 2mm , 1 tranh vẽ thước kẹp Panme , 1 Tranh vẽ to bảng ghi kết quả 1.1 , bảng phụ ghi câu C1

 2.HS:Thước thẳng có chia khoảng

 

 

doc 12 trang Người đăng levilevi Lượt xem 974Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 1 đến tiết 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:
Chương I . CƠ HỌC
 Tiết 1 . Bài 1 . ĐO ĐỘ DÀI
I.Mục tiêu
 1.Kiến thức : 	 Xác định được GHĐ , ĐCNN của dụng cụ đo 
	Nắm được một số dụng cụ đo độ dài và cộng dụng của chúng .
 2.Kỹ năng :	 Biết ước lượng gần đúng độ dài của vật cần đo .
	Biết đo độ dài của một số vật thông thường .
	Biết tính giá trị trung bình của các kết quả đo .
	Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo .
 3.Thái độ :	 Rèn luyện tính cẩn thận , ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin trong nhóm .
II.CHUẨN BỊ
 1.GV:Các nhóm : 1 thước kẻ có ĐCNN là 1mm , 1 thước dây có ĐCNN là 1 mm , 1 thước cuộn có ĐCNN là 0,5 cm , 1 bảng ghi kết quả đo độ dài 1.1 
Cả lớp : 	Tranh vẽ to thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN là 2mm , 1 tranh vẽ thước kẹp Panme , 1 Tranh vẽ to bảng ghi kết quả 1.1 , bảng phụ ghi câu C1
 2.HS:Thước thẳng có chia khoảng
III. TiÕn tr×nh tiÕt d¹y.
Kiểm tra bài cũ ( không kiÓm tra)
* Vào bài mới : (5’)
GV hướng dẫn về môn vật lý , cách học môn vật lý 6 và giới thiệu sơ lược về nội dung của chương I .
 2. Bài mới .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề . (3’)
- Gọi 1 HS đọc tình huống trong SGK . HS trả lời câu hỏi trong SGK 
 - GV : Trong tiết học hôm nay , các em sẽ được nghiên cứu các kiến thức về đo độ dài để tránh được những sai sót như tình huống trong SGK 
- HS đọc tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi 
Hoạt động 2 : Ôn lại một số đơn vị đo độ dài . (5’)
- GV : Trong cuộc sống hằng ngày , người ta thường sử dụng đơn vị gì để đo chiều dài , chiều rộng , chiều cao của một căn phòng ?
 - GV : Ngoài đơn vị mét ra , người ta còn sử dụng các đơn vị đo độ dài khác như mm, cm , dm ,km . Dựa vào các kiến thức đã học , yêu cầu HS hoàn thành câu C.1 (Gọi 1 HS lên bảng làm bài)
- HS : Mét .
 - HS lên bảng điền vào bảng phụ ghi câu C1
 - Những HS khác nhận xét , bổ sung
I./ Đơn vị đo độ dài 
 1./ Ôn lại một số đơn vị đo độ dài:
C1:
1 m = 10 dm;
 1m = 100 cm
 1cm=10mm;
 1km= 1000m
Hoạt động 3 : Ước lượng độ dài (10’)
- GV : Nêu tầm quan trọng của việc ước lượng độ dài .
- Gọi HS đọc câu C2 , GV hướng dẫn HS làm câu C2 , Yêu cầu HS thực hiện (2 phút)
 - GV : Theo dõi và hướng dẫn cho HS phương pháp đo chính xác .
 - Yêu cầu HS so sánh độ chênh lệch giữa ước lượng và độ dài thực tế đo bằng thước . 
 - GV khen những nhóm ước lượng gần đúng nhất .
 - GV yêu cầu HS làm câu C3 : ước lượng độ dài của gang tay của mình và kiểm tra lại bằng thước .( 2 phút)
 - GV : Tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu các dụng cụ để đo độ dài . 
- Các nhóm HS thực hiện đánh dấu độ dài ước lượng trên mép bàn và kiểm tra bằng thước .
 - HS nêu lên độ dài ước lượng ; độ dài thực tế đo bằng thước và so sánh 2 độ dài này
2./ Ước lượng độ dài :
C2: SGK
C3: SGK
Hoạt động 4 : Tìm hiểu các dụng cụ đo độ dài .(5’)
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 SGK và trả lời câu C4 .
- GV : Khi sử dụng 1 dụng cụ đo độ dài bất kì , ta cần phải biết GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo .
 - GHĐ và ĐCNN của thước là gì ?
 - GV : Treo hình vẽ thước kẻ to trên bảng , Yêu cầu HS cho biết GHĐ và ĐCNN của thước . 
 - GV : Tuỳ theo vật cần đo mà ta chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN cho phù hợp . 
 - Yêu cầu HS lần lượt làm câu C5, C6 , C7 theo nhóm 
 - GV nhận xét bài làm của các nhóm 
- GV : Tuỳ theo hình dạng và kích thước mà người ta sử dụng các dụng cụ đo khác nhau . Treo hình và giới thiệu thước kẹp Panme.
HS ước lượng độ dài của gang tay của mình và kiểm tra lại bằng thước
 - HS quan sát hình 1.1 SGK và trả lời câu C4 .
 - HS : .
 - HS : ..
II./ Đo độ dài :
 1./ Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài :
 C4 : Thợ mộc dùng thước cuộn , HS dùng thước kẻ , cô bán vải dùng thước mét 
+ GHĐ của thước là độ dài lớn nhất được ghi trên thước .
+ ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước .
C6: SGK
C7: Thước dây .
Hoạt động 5 : Đo độ dài (15’)
Yêu cầu HS đọc phần 2 
- GV hướng dẫn cho HS cách đo , cách tính kết quả trung bình .
- GV : Theo dõi và hướng dẫn HS thực hiện , uốn nắn những động tác sai 
 - GV nhận xét kết quả thực hành 
HS hoạt động nhóm trả lời câu C5 , C6 , C7 vào phiếu học tập nộp 
 - HS đọc và tự nghiên cứu phần 2
 - HS thực hành , thu kết quả 
2./ Đo độ dài :(SGK)
 3. Cũng cố :	
+ Để đo chiều dài của một vật bằng thước ta phải chú ý điều gì ?
 4.H­íng dÉn vÒ nhµ. (1’)	
 + Về nhà xem lại bài và học thuộc phần ghi chú .
	+ Làm các bài tập 1.2.1 đến 1.2.6 trong SBT
	+ Xem trước Bài 2 : “ĐO DỘ DÀI (tt)”
***********************************
Ngày soạn:	Ngày giảng:
Tiết 2 . Bài 2 . ĐO ĐỘ DÀI (tiếp)
I./ Mục tiêu : 
	Kiến thức :	Cũng cố các kiến thức đã học trong tiết 1 .
	Kỹ năng :	Ước lượng gần đúng chiều dài cần đo .
	Xác định đúng GHĐ và ĐCNN của thước .
	Thực hiện đúng các phương pháp đo độ dài .
	Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo .
	Thái độ :	Tính trung thực , hợp tác trong nhóm .
II./ Chuẩn bị
1.GV: Hình vẽ to : 2.1 ; 2.2 ; 2.3 ,Thước đo có ĐCNN:0,5cm,Thước đo có ĐCNN:1mm,Thước dây,thước cuộn,thước kẹp.
2.HS:Thước thẳng có chia khoảng.
III./TiÕn tr×nh tiÕt d¹y.
 1.Kiểm tra bài cũ : (8’)
 + Đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là gì ?(Cho HS đổi 1 số đơn vị cụ thể)
 + Khi dùng thước đo cần biết gì ? (áp dụng thực tế cho 1 cây thước bất kì)
+ Làm BT : 1.2.2 và 1.2.4 .
* §V§ (1’): 
Hôm nay , các em sẽ học bài 2.Đo độ dài (tt) để biết được phương pháp đo độ dài một cách chính xác .
 2. Bµi míi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Thảo luận về cách đo độ dài (14’)
 - GV chia HS mỗi bàn thành 1 nhóm .
- Yêu cầu HS nhớ lại phần thực hành ở tiết trước , thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi C1 -> C5 .(5 phút)
 - GV : Gọi HS trả lời câu C1 .
 - Gọi các nhóm khác nhận xét .
 - GV : Chốt lại sai số khoảng vài % là tương đối tốt (1% -> 3%) . Sai số cho phép = ½ ĐCNN .
 - GV : Gọi HS trả lời câu C2 . 
 - GV? Vì sao không dùng thước kẻ để đo chiều dài bàn học , hay dùng thước dây để đo bề dày quyển sách ?
 - GV : Gọi HS trả lời câu C3 .(vài nhóm)
 - GV treo hình 2.1 : tình huống đặt thước lệch đi , không dọc theo độ dài vật cần đo .
 - GV : Thống nhất cách đặt đầu thứ nhất của vật trùng với vạch số 0 của thước .
 - GV : Gọi HS trả lời câu C4 và các nhóm khác nhận xét .
 - GV : Treo hình 2.2 : Theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật .
 - GV : Gọi HS trả lời câu C5 , các nhóm khác nhận xét .
 - GV thống nhất câu trả lời 
Hoạt động 2 : Rút ra kết luận (5’)
 - Yêu cầu HS thảo luận câu C6 .
 - Gọi các nhóm trả lời 
 - GV thống nhất câu trả lời 
 - Gọi khoảng 3 HS đọc lại câu C6
 - Cho HS ghi vào vở theo hướng dẫn của GV .
Hoạt động 3 : Vận dụng (10’)
 - Yêu cầu HS đọc câu C7 
 - GV treo hình 2.1 lên bảng , yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời
 - GV nhận xét 
 - GV treo hình 2.2 lên bảng 
 - Yêu cầu HS đọc câu C8 và trả lời 
 - GV nhận xét 
 - GV treo hình 2.3 .
 - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C9
 - GV nhận xét 
 - Yêu cầu HS đọc câu C10
 - GV treo hình 2.4 
 - Yêu cầu HS về nhà đo kiểm tra 
 - Gọi HS đọc phần có thể em chưa biết 
 - GV có thể giới thiệu đơn vị Inch trên cây thước kẻ các HS đang có 
- HS hoạt động nhóm , nhớ lại kiến thức bài trước , hoàn thành các câu hỏi C1 à C5 
- HS : Sai ít , khoảng vài % .
 - Những HS khác nhận xét , bổ sung 
 - HS trả lời câu C2
 - HS nhóm khác nhận xét .
 - HS : GHĐ và ĐCNN không phù hợp , sai số nhiều 
 - HS trả lời câu C3 : 
 - HS thấy được sai sót khi đặt vật không dọc theo chiều dài vật cần đo
 - HS trả lời câu C4 , các nhóm khác nhận xét , bổ sung
 - HS trả lời câu C5 , các nhóm khác nhận xét .
- HS hoạt động theo nhóm trả lời câu C6
 - HS đọc lại câu C6(ghi nhớ tại lớp)
 - HS đọc câu C7
 - HS : .
 - Các HS khác nhận xét 
 - HS đọc câu C8 và trả lời
 - HS đọc và trả lời câu C9
 - HS đọc câu C10
 - HS đọc phần có thể em chưa biết
I./ Cách đo độ dài :
C1: 
Khoảng vài % (1–3 %)
C2 :
- Dùng thước dây để đo chiều dài của bàn học vì có GHĐ gần đúng với chiều dài .
- Dùng thước kẻ để đo chiều dày quyển sách VL vì có ĐCNN phù hợp và chính xác . 
C3 :
Đặt thước sao cho vạch số 0 của thước trùng với phần đầu của vật cần đo và dọc theo chiều dài của vật cần đo .
C4 :
Đọc và ghi kết quả đo bằng cách đặt mắt nhìn vuông góc với đầu kia của vật .
C5 :
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất .
C6: SGK 
 Kết luận :
 * Cách đo độ dài 
+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách
+ Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định
II./ Vận dụng 
C7 :
Câu c
C8 :
Câu c
C9 :
l = 7 cm
l = 7 cm
l = 7 cm
3. Cũng cố : (5’)
	+ Hãy nêu cách đo độ dài ?
	+ Nhắc lại GHĐ và ĐCNN của thước ?
4.H­íng dÉn häc bµi ë nhµ.( 2’)
+ Về nhà xem lại bài , học bài
+ Làm BT 1.2.7 đến bài 1.2.11 trong SBT .
+ Xem trước bài 3 : “ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG”
 *********************************
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 3 . 
Bài 3 . ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
A.PHẦN CHUẨN BỊ
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
2.Kĩ năng
Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
3.Thái độ
-Vận dụng vào thực tế.
-Nghiêm túc,cẩn thận,chính xác.
II.CHUẨN BỊ CẢ GV VÀ HS
1.GV: Mỗi nhóm : 1 bình chia độ , 2 bình chứa nước ,bảng ghi kết quả đo thể tích chất lỏng . Hình 3.3, 3.4, 3.5. Bảng ghi kết quả đo thể tích chất lỏng .
2.HS: Đọc trước bài mới.
B.PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
I.ỔN ĐỊNH LỚP ( 1 ph )
II.KIỂM TRA BÀI CŨ ( 6ph )
+ Nêu cách đo độ dài ?
+ Gọi HS nhắc lại thế nào là GHĐ và ĐCNN ?
III.BÀI MỚI
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dụng ghi bảng
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (3’)
 - GV : Đặt một bình chứa nước không có vạch chia thể tích . 
 - Hỏi làm thế nào để biết trong bình còn chứa bao nhiêu nước ?
 - Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi vừa nêu .
Hoạt động 2:Ôn lại đơn vị đo thể tích (4’)
- GV: Trước tiên , chúng ta sẽ ôn lại một số đơn vị đo thể tích thông dụng ở nước ta .
- Hỏi : Các đơn vị đo thể tích thường dùng là gì? 
- GV: Các em hãy xác định mqh giữa các đơn vị lít ,dm3 , cm3 và cc ( 1l = ? dm3 ;1ml = ? cm3 = ? cc) ?
- GV: Treo bảng ghi câu C1 lên bảng , gọi HS điền vào chỗ trống .
- GV : Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về các dụng cụ đo thể tích 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các dụng cụ đo thể tích (8’)
- Gọi HS nhắc lại : GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì ? => GHĐ và ĐCNN của bình đo thể tích
- GV : Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm , trả lời câu C2 , C3 , C4 , C5 và nhận xét sau đó ghi vào vở .
- GV : Hướng dẫn HS thảo luận thống nhất 
  ... c phần 3 : thực hành.
- HS : Ước lượng và đo thể tích của nước trong bình .
 - HS tiến hành làm thí nghiệm thu kết quả
 - HS : Điền kết quả vào bảng 3.1 có sẵn 
I/. Đơn vị đo thể tích 
1l = 1 dm3 ; 1ml = 1 cm3 = 1cc
C1:
1m3= 1000dm3=1.000.000cm3
1m3 = 1000lít = 1.000.000 ml 
= 1.000.000 cc
* Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l).
II/. Đo thể tích chất lỏng 
 1/. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích 
Dụng cụ 
GHĐ
ĐCNN
Ca nhỏ
0.5 l
0.5 l
Ca lớn
1 l
0,5 l
Can 
5 l
1 l
C2: 
C3: Các bình , lon , chai đã biết sẵn dung tích , bơm tiêm , chai xị 250 ml 
C4 :
Dụng cụ 
GHĐ
ĐCNN
Bình a
100ml
2ml
Bình b
250ml
50ml
Bình c
300ml
50ml
C5 : Chai ,ca đong có ghi sẵn hoặc đã biết trước dung tích , bình chia độ, can , bơm tiêm....
* Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng bình chia độ , ca đong .
 2/. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng 
C6 : chọn cách b
C7 : chọn cách b
C8 :
a) 70 cm3
b) 50 cm3
c) 40 cm3
Kết luận C9:
 SGK
3/. Thực hành (SGK )
	IV.CỦNG CỐ (6ph )
+ Để đo thể tích người ta thường dùng dụng cụ gì ? 
+ Cách đo thể tích chất lỏng ?
 HS đọc phần ghi nhớ
V.HƯỚNG DẪN HỌC VỀ NHÀ ( 2 ph )
Về nhà học bài , làm bài tập 3.1 đến 3.7 trong SBT 
Xem bài mới bài 4 : “ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC”.
***********************************
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 4
 	 Bài 4. ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
A.PHẦN CHUẨN BỊ
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
-Biết cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước 
-Biết sử dụng những dụng cụ đo chất lỏng để đo thể tích một
2.Kĩ năng
-Sử dụng thành thạo những dụng cụ đo thể tích 
-Đọc và ghi số liệu thực hành chính xác , trung thực
3.Thái độ
-Nghiêm túc,cẩn thận,chính xác, hợp tác nghiên cứu.
II.CHUẨN BỊ CẢ GV VÀ HS
1.GV: 	Mỗi nhóm : 	
Một bình chia độ, ca đong (lọ) có ghi sẵn dung tích ,dây buộc 
1 bình tràn ( chứa lọt vật rắn ) ,1 bình chứa ( khay , đĩa) 
1 xô nước
Cả lớp :Làm Bảng 4.1 kết quả đo thể tích vật rắn , hình 4.2 ; 4.3 ; 4.4 phóng lớn 
2.HS:Mỗi nhóm 2 Vật rắn không thấm nước ( đá, cao su, quả nặng..)
B.PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
I.ỔN ĐỊNH LỚP ( 1 ph )
II.KIỂM TRA BÀI CŨ ( 6ph )
-Để đo thể tích chất lỏng người ta dùng dụng cụ gì?
-Gọi HS làm bài tập 3.4 .
*Y/c:
-Bình chia độ,chai lọ(biết dung tích)ï,bơm tiêm..
-Đ/s : C) V3 = 20,5 cm3 
III.BÀI MỚI
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: đặt vấn đề (3’)
 - GV đưa ra 1 cục đá (1 viên sỏi) à yêu cầu HS xác định thể tích của vật rắn đó .
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo thể tích của những vật rắn không thấm nước (13ph)
 - GV: Giới thiệu vật cần đo thể tích ( hòn đá) trong trường hợp bỏ lọt 
 - Yêu cầu HS quan sát 2 hình vẽ 4.2 và trả lời mô tả cách đo thể tích hòn đá trên 
 - Gọi HS trả lời , các HS khác nhận xét , bổ sung 
 - GV nhận xét câu trả lời của các nhóm 
 - Thể tích của cục đá sẽ được tính như thế nào ?
* Chú ý mực nước ở bình tràn ngang bằng với vòi bình 
 - GV đưa ra thêm 1 cục đá (không bỏ lọt vào bình tràn )
 - Yêu cầu HS nêu ra phương án đo thể tích của cục đá đó 
 - Thể tích của cục đá lúc này sẽ được tính như thế nào ?
 - GV: Hỏi để đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng dụng cụ gì ?
 - GV :Yêu cầu HS làm việc cá nhân câu C3 .
hướng dẫn HS rút ra kết luận chung thông qua thảo luận .
 - GV : Gọi 1 đến 2 em đọc lại phần rút ra kết luận . 
Hoạt động 3 : Thực hành đo thể tích (10’)
 - GV treo bảng 4.1 lên bảng 
 - Yêu cầu HS đọc phần 3 
 - GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào phiếu học tập 
 - GV phát dụng cụ thực hành và yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm đo thể tích quả nặng
 - GV: Yêu cầu HS lên ghi bảng và đánh giá phân thực hành theo từng nhóm .
Hoạt động 4 :Vận dụng (6’)
 - Yêu cầu HS đọc HS thảo luận câu C4 và trả lời . 
 - Giáo viên chốt lại .
 - GV: yêu cầu HS tự làm bình chia độ ở câu C5 ở nhà .
 - GV : Cho HS làm bài tập 4.1 và 4.2 sách bài tập . Nhận xét cho điểm
 - Gọi HS đọc phần có thể em chưa biết 
 - л = bao nhiêu 
_ HS : Thảo luận và và cử đại diện trình bày theo nhóm .Các nhóm khác nghe nhận xét và bổ sung 
 - HS trả lời , các HS khác nhận xét , bổ sung 
 - HS : ..
 - HS : Bằng thể tích phần nước tràn ra vào bình chứa
 - HS: Để đo thể tích vật rắn không thấm nước , có thể dùng bình chia độ bình tràn .
 - HS: Tự rút ra kết luận và ghi vào tập
 - HS đọc phần 3 
- HS tiến hành làm thí nghiệm, thu kết quả
 - HS ghi kết quả thí nghiệm lên bảng 
 - HS : Thảo luận theo nhóm trả lời câu C4 , các nhóm khác nhận xét. 
 - HS làm bài tập 4.1 và 4.2 vào tập bài tập
 (lấy điểm 5 HS )
 л = 3,14
I/ Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước.
 1/dùng bình chia độ 
 C1
_Đo thể tích ban đầu ở bình chia độ (V1)
_Thả chìm hòn đá vào bình chia độ (V2)
_ Đo thể tích nước dâng lên trong bình 
_Thể tích hòn đá : V = V2 – V 1 = 200 –150 = 50cm3 
 2/dùng bình tràn 
C2
_Đổ đầy nước vào bình tràn 
_ Thả nhẹ hòn đá vào bình tràn đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa
_Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ,đó là thể tích hòn đá.
* Để đo thể tích vật rắn không thấm nước,có thể dùng bình chia độ,bình tràn 
* Rút ra kết luâïn 
C3: SGK 
3/ Thực hành :
 Đo thể tích vật rắn 
	(SGK)
II/ Vận dụng
C4:
_Làm sạch, khô bát và khoá trước khi đo .
_ Khi nhấc ca ra không làm đổ nước ra bát 
_ Đổ nước từ bát vào bình chia độ (không được tràn )
IV.CỦNG CỐ (4ph)
Người ta sử dụng dụng cụ gì để đo thể tích vật rắn không thấm nước ?
-Bình chia độ,bình tràn
V.HƯỚNG DẪN HỌC VỀ NHÀ ( 2 ph )
Làm học bài ,làm các bài 4.1 ; 4.2 và 4.5 SBT 
Xem trước bài:5 “ KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG ”
Trả lời câu hỏi : Người ta dùng gì để đo khối lượng ? Đơn vị của khối lượng là gì?
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 5 .
Bài 5 . KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG
A.PHẦN CHUẨN BỊ
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
-Nói khối lượng của 1 vật là 1 kg , thì 1 kg đó chỉ gì ?
2.Kĩ năng
-Nhận biết quả cân 1 Kg 
-Sử dụng cân RôBécVan và cách cân 1 vật bằng cân RôBécVan 
-Đo khối lượng của 1 vật bằng cân 
-Chỉ ra ĐCNN và GHĐ của 1 cái cân .
3.Thái độ
-Rèn luyện tính cẩn thận , trung thực trong khi đọc kết quả cân 
II.CHUẨN BỊ CẢ GV VÀ HS
1.GV: Các nhóm : Mỗi nhóm tự mang theo 1 cân bất kì và 1 vật bất kì để cân 
	Cả lớp :	1 cân RôBécVan và hộp quả cân 
	Vật để cân 
	Các tranh vẽ to trong SGK
2.HS: Tìm hiểu trước các loại cân 
B.PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
I.ỔN ĐỊNH LỚP ( 1 ph )
II.KIỂM TRA BÀI CŨ ( 6ph )
 -Đo thể tích vật không thấm nước bằng phương pháp nào ?
 -GHĐ và ĐCNN của bình chia độ là gì ?
*Y/c:
-Dùng bình chia độ,bình tràn.
-HS trả lời như trong SGK tr 7.
III.BÀI MỚI
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 : Tổ chức tạo tình huống học tập (3’)
 - Em cân nặng bao nhiêu ?
 - Hay người ta có thể nói “cái gì” của em là .Kg ?
 - Vậy “Khối lượng” là gì ?
 - Trong tiết học này , chúng ta sẽ nghiên cứu khối lượng là gì ? Cách đo khối lượng như thế nào ?
 Hoạt động 2 : Khối lượng – Đơn vị đo khối lượng (11’)
 - GV đưa ra 1 hộp sữa ông thọ , chỉ ra cho HS dòng chữ “Khối lượng tịnh 397g” 
 - 397g là số chỉ sức nặng của hộp sữa hay hay lượng sữa chứa trong hộp ?
 - Cho HS hoạt động cá nhân trả lời câu C2 .
 - Gọi 1 vài HS trả lời câu C2 , các em khác tự ghi vào tập
 - Gọi 1 HS đọc phần b . Yêu cầu các HS làm việc các nhân hoàn thành các câu C3; C4 ; C5 ; C6 
 - GV gọi HS trả lời câu C3;C4;C5;C6. 
 - GV thống nhất câu trả lời của HS và cho HS ghi vào tập
 - GV thông báo kết luận : Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng
 - Khối lượng sữa trong hộp , khối lượng bột giặt trong túi chỉ điều gì ?
 - GV chốt lại và đưa ra khái niệm “Khối lượng” , rồi cho HS ghi vào tập
 - Nhắc lại một số đơn vị đo khối lượng mà em biết ?
 - Treo bảng phụ và yêu cầu HS điền vào chỗ trống 
 - Trong các đơn vị đo khối lượng , đơn vị đo chính là gì ?
 - GV giới thiệu về đơn vị Kg
Hoạt động 3 : Đo khối lượng (11’)
 - Yêu cầu HS quan sát và phân tích cân RôBécVan trong hình 5.2 
 - Gv đưa ra cân thật , yêu cầu HS so sánh với hình vẽ và chỉ ra các bộ phận: Đòn cân, đĩa cân, kim cân, hộp quả cân .
 - GV giới thiệu về cách điều khiển , sử dụng cân RôBécVan (Chỉnh kim , vạch chia)
 - Tìm GHĐ và ĐCNN của cân RôBécVan (có thể khuyến khích cho điểm)
 - Cho HS hoạt động theo nhóm hoàn chỉnh câu C9 
 - GV thống nhất và cho ghi vào tập
 - GV treo hình 5.3 à 5.6 lên bảng , yêu cầu HS chỉ ra tên các loại cân trong hình 
Hoạt động 4 : Vận dụng ( 5ph)
 - GV đưa ra 1 cái cân , yêu cầu HS các định GHĐ và ĐCNN của cân (C12)
 - Gọi HS đọc câu C13 , yêu cầu HS thực hiện
-Gọi HS đọc phần Có thể em chưa biết 
 - Em cân nặng ..kg
 - Hay có thể nói “Khối lượng” của em là .kg
 - HS : Bế tắc
 - 397g là số chỉ lượng sữa chứa trong hộp 
 - HS hoạt động các nhân trả lời câu C2
 - Hs hoạt động các nhân trả lời các câu hỏi C3; C4; C5 ; C6
 - HS trả lời như phần ghi chú
 - kg , g , tạ , tấn , yến , mg.
1 Kg = 1000 g
1 tạ = 100 kg
1 tấn(t) = 1000 kg
1 g = 1/1000 kg
1 lạng = 100 g
 - Đơn vị đo khối lượng chính là kg
 -HS quan sát và phân tích hình 5.2 
 1: Đòn cân 	
 2 :Đĩa cân
 3: Kim cân	
 4 :Hộp quả cân
 - HS nghiên cứu trả lời câu C8 và ghi vào tập
 - HS hoạt động theo nhóm trả lời câu C9
 - HS nhận xét trả lời
 - HS : ..
 -Cấm xe tải trên 5 tấn
I./ Khối lượng – Đơn vị đo khối lượng :
C1 : 
 397g ghi trên hộp sữa là lượng sữa chứa trong hộp
C2 :
 500g chỉ lượng bột giặt chứa trong túi .
C3: 	500g
C4 :	397g
C5 : 	Khối lượng
C6 : 	Lượng
* Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng
* Khối lượng sữa trong hộp, khối lượng bột giặt trong túi,.. chỉ lượng sữa trong hộp, lượng bột giặt trong túi,..
* Khối lượng của 1 vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó
* Đơn vị đo khối lượng là Kilôgam (kg)
II. Đo khối lượng :
 1./ Tìm hiểu cân RôBécVan
C8 :
 GHĐ : Tổng khối lượng các quả cân có trong hộp quả cân .
 ĐCNN : Là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân
 2./ cách dùng cân RôBécVan
C9 : 	SGK
	3./ Các loại cân khác :
 Cân tạ , cân đòn , cân đồng hồ , cân y tế .
* Người ta dùng cân để đo khối lượng
III./ Vận dụng :
C13 : Xe có khối lượng trên 5 tấn không được qua cầu
IV.CỦNG CỐ (6ph )
-Trước khi cân 1 vật có cần phải ước lượng khối lượng trước không ? Để làm gì ?
-Khối lượng của một vật chỉ điều gì ?
-Người ta dùng gì để xác định khối lượng của một vật ?
*Y/c:
-Có,để dùng cân đo thích hợp
-Chỉ lượng chất tạo thành vật đó
-Dùng cân.
V.HƯỚNG DẪN HỌC VỀ NHÀ ( 2 ph )
Làm các bài tập 5.1 ; 5.3 ; 5.4 ; 5.5 / SBT và học thuộc phần ghi nhớ 
Xem trước bài 6 : “LỰC - HAI LỰC CÂN BẰNG”
 ****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docLí 6 (T1-5).doc