1. Kiến thức:
- Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài.
- Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo.
2. Kĩ năng:
-Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
- Biết đo độ dài của một số vật thông thường.
- Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
- Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo.
3. Thái độ : Rèn tính cẩn thận , ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin trong nhóm.
II – chuẩn bị :
1. Đối với GV
- Tranh vẽ to thước kẻ co GHĐ 20cm và ĐCNN là 2mm
- Tranh vẽ to bảng kết quả1.1.
bộ giáo án vật lý 6 chuẩn kiến thức kỹ năng 2010-2011 giáo án cả năm Chương 1: Cơ học. Tiết 1 Ngày soạn / / Lớp dạy Tiết Ngày dạy / / Sĩ số / Vắng:........................... Lớp dạy Tiết Ngày dạy / / Sĩ số / Vắng:........................... Bài 1: Đo độ dài. I – Mục tiêu 1. Kiến thức: - Kể tên một số dụng cụ đo chiều dài. - Biết xác định giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo. 2. Kĩ năng: -Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo. - Biết đo độ dài của một số vật thông thường. - Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo. - Biết sử dụng thước đo phù hợp với vật cần đo. 3. Thái độ : Rèn tính cẩn thận , ý thức hợp tác trong hoạt động thu thập thông tin trong nhóm. II – chuẩn bị : Đối với GV - Tranh vẽ to thước kẻ co GHĐ 20cm và ĐCNN là 2mm - Tranh vẽ to bảng kết quả1.1. Đối với HS - Mỗi nhóm 1 thước kẻ có ĐCNN là 1mm. - Một thước dây có ĐCNN là 1mm. - Một thước cuộn có ĐCNN là 0,5cm. - Một tờ giấy kẻ bảng kết quả đo độ dài là 1.1. III - Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy nội dung bài mới Hoạt động 1: Tổ chức , giới thiệu kiến thức cơ bản của chương, đặt vấn đề - Cho HS đọc và cùng trao đổi xem trong chương nghiên cứu vấn đề gì? - G nêu lại các kiến thức sẽ học trong chương trình - HS quan sát tranh Hoạt động 2: Tổ chức tình huống học tập. - GV cho HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài. - ? Câu chuyện của 2 bạn nêu lên vấn đề gì? Hãy nêu các phương án giải quyết? - GV: Để khỏi tranh cãi , hai chị em phải thống nhất với nhau về điều gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này? - HS quan sát tranh và nêu phương án trả lời. Hoạt động 3: Ôn lại và ước lượng độ dài của một số đơn vị đo độ dài - Yêu cầu hs đọc thông tin phần 1 trong SGK - Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là gì? Kí hiệu ? - Nêu một số đơn vị đo thường dùng ? mối quan hệ giữa các đơn vị. - Yêu cầu H làm C1 : G và H cùng kiểm tra và chốt kết quả đúng. Chú ý đơn vị chính là m, nên ta thường quy đổi về m để tính toán G giới thiệu thêm 1 vài đơn vị đo độ dài sử dụng trong thực tế: 1inh = 2,54 cm; 1ft = 30,48cm ; 1 năm anh sáng đo khoảng cách lớn trong vũ trụ. - Yêu cầu H đọc và thực hiện C2 theo từng bàn - C3: Yêu cầu HS ước lượng độ dài gang tay của bản thân và tự kiểm tra xem ước lượng của em so với độ dài kiêm tra khác nhau bao nhiêu? - GV: Các em có thể ghi vở kết quả ước lượng và kết quả kiểm tra. Tự đánh giá khả năng ước lượng của bản thân: Nếu sự khác nhau giữa độ dài ước lượng và độ dài kiểm tra càng nhỏ thì khả năng ước lượng càng tốt. - GV lưu ý kiểm tra cách đo của SH sau khi kiểm tra phương pháp đo. ? Tại sao trước khi đo độ dài, chúng ta thường phải ước lượng độ dài vật cần đo? - HS ôn lại các đơn vị đo độ dài đã học. - Từng HS nêu lại kiến thức cũ. - 3 HS lên bảng làm C1. 1m = 10dm; 1m = 100cm; 1cm = 10mm; 1km = 1000m. - HS : Ước lượng 1m chiều dài bàn . + Đo bằng thước kiểm tra. + Nhận xét giá trị ước lượng và giá trị đo. + Tự đánh giá khả năng ước lượng I - Đơn vị đo độ dài 1. Ôn lại một số đơn vị đo độ dài. Đơn vị chính là: Mét(m) ngoài ra còn có đơn vị: Kilômét ( km) centimét(cm) milimét(mm).. 2. Ước lượng độ dài Hoạt động 4: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài - Yêu cầu HS quan sát h1.1/sgk/7 và trả lời câu hỏi C4. - Yêu cầu H tự đọc khái niệm GHĐ và ĐCNN. - Cho HS vận dụng trả lời C5. - GV treo tranh vẽ to thước. Giới thiệu cách xác định ĐCNN và GHĐ của thước. - Yêu cầu HS thực hành câu C6, C7. - ? Vì sao lại chọn thước đo đó? - GV thông báo:Việc chọn thước đo có ĐCNN và GHĐ phù hợp với độ dài của vật đo giúp ta đo chính xác ( GV lấy VD cụ thể) - GV dùng bảng kết quả đo độ dài đã vẽ to để hướng dẫn HS đo độ dài và ghi kết quả đo vào bảng 1.1sgk. - GV quan sát các nhóm và hướng dẫn cụ thể cách tính giá trị trung bình. - Cho HS so sánh kết quả giữa các nhóm. Chọn 1 nhóm trình bày tiến trình đo. - G V nêu chú ý khi chọn thước đo và cách đo. - 3 HS trả lời: Thợ mộc dùng thước: dây ( cuộn);HS dùng thước kẻ, Người bán hàng dùng thước: mét (thước thẳng) - HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi và thực hành xác định GHĐ và ĐCNN của 1 số thước. - HS hoạt động theo bàn trả lời C6;C7 - Khi đo phải ước lượng độ dài để chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp . - HS thực hiện theo nhóm - HS thực hành đo độ dài theo nhóm và ghi kết quả vào bảng 1.1/sgk - HS so sánh kết quả và trình bày tiến trình đo . II - Đo độ dài 1. Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài - Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. - Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. 2. Đo độ dài 3. Củng cố - luyện tập – Hướng dẫn về nhà. - Đơn vị đo độ dài chính là gì? - Khi dùng thước đo cần phải chú ý điều gì? Dặn H về nhà đọc trước mục I ở bài 2. Trả lời các câu hỏi C1;2;3;4;5;6;7. Làm bài tập : 1-2.1 đến 1-2.6. Tiết 2 Ngày soạn / / Lớp dạy Tiết Ngày dạy / / Sĩ số / Vắng:........................... Lớp dạy Tiết Ngày dạy / / Sĩ số / Vắng:........................... Bài 2 ĐO độ dài ( Tiếp) I - Mục tiêu: 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng : + Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước. + Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp. + Rèn luyện kĩ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả + Biết tính giá trị trung bình của đo độ dài. 3. Thái độ, tư tưởng: - Rèn tính trung thực thông qua bản báo cáo kết quả . II - Chuẩn bị : 1. Đối với GV - Hình vẽ phóng to 2.1; 2.2; 2.3. 2. Đối với hs - Các nhóm : + Thước đo có ĐCNN : 0,5 cm. + Thước đo có ĐCNN :mm. + Thước dây, thước cuộn , thước kẹp (nếu có). III - Tiến trình bài dạy 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - HS1: Hãy kể tên đơn vị đo chiều dài và đơn vị nào là đơn vị chính. Đổi đơn vị sau: 1km = .m; 1m = .km;1mm = .m. 0,5km =.m ; 1m = ..cm; 1m = mm. 1cm = m. - HS2: GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì? Xác định GHĐ và ĐCNN của 1 thước. - G và H cùng nhận xét và cho điểm hs lên bảng. 2. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 Tìm hiểu cách đo độ dài - Yêu cầu H hoạt động nhóm và thảo luận các câu hỏi C1; C2; C3; C4 ; C5. - - Ghi ra bảng nhóm. - GV có thể hướng dẫn: - Gọi các nhóm trình bày câu trả lời. - GV đánh giá độ chính xác của từng câu trả lời. - Cho HS tự làm câu C6. - Hướng dẫn toàn lớp thảo luận để thống nhất phần kết luận . - Thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi. C1; C2;C3;C4;C5 - Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời theo sự điều khiển của GV. - Hs tự làm C6 như yêu cầu sgk và ghi vào vở kết quả . - H đọc lại toàn bộ kết luận C6. I - Cách đo độ dài a, Ước lượng độ dài cần đo. b, Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp. c, Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số O của thước. d, Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật . e, Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của thước . Củng cố – luyện tập - GV cho Hs làm lần lượt các câu từ C7 đến C10 trong sgk. - GV có thể hướng dẫn Hs thảo luận như thảo luận chung. - Yêu cầu Hs nhắc lại kiến thức cơ bản của bài. ( phần đóng khung). - Từng hs hoàn thành các câu hỏi từ C7 ; C8 - Hs thảo luận C9 ; C10 II – Vận dụng C7: c. C8: c. C9: (1); (2); (3): 7cm. C10: Hs tự kiểm tra 4. Hướng dẫn hs tự học ở nhà GV cho hs nhớ lại kiến thức bài 1 và bài 2 - yêu cầu HS Đo chiều dài quyển vở: Em ước lượng là bao nhiêu và nên chọn dụng cụ có ĐCNN là? - Chữa bài 1-2.8/sbt/5. - Hướng dẫn về nhà: - Học phần ghi nhớ. - Bài tập: 1-2.9; 1-2.10; 1-2.11; 1-2.12; 1-2.13/ Đọc phần có thể em chưa biết. Đọc trước bài 3: Đo thể tích chất lỏng. Kẻ bảng 3.1: Kết quả đo thể tích chất lỏng Tiết 3 Ngày soạn / / Lớp dạy Tiết Ngày dạy / / Sĩ số / Vắng:........................... Lớp dạy Tiết Ngày dạy / / Sĩ số / Vắng:........................... Bài 3: Đo thể tích chất lỏng. I - Mục tiêu: 1. Kiến thức : + Biết một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng. + Biết cách xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp. 2. Kĩ năng: Biết sử dụng dụng cụ đo thể tích chất lỏng. 3.Thái độ: Rèn tính trung thực,tỉ mỉ , thận trọng khi đo thể tích chất lỏng và báo cáo kết quả đo thể tích chất lỏng. II - Chuẩn bị : Đối với GV: Một số vật dụng đựng chất lỏng, 1 số ca có để sẵn chất lỏng( nước). Đối với HS Mỗi nhóm 2 đến 3 loại bình chia độ. III - Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra: - HS 1: GHĐ và ĐCNN của thước đo là gì? Tại sao khi đo độ dài ta thường ước lượng rồi mới chọn thước? - HS 2: Chữa bài tập 1-2.7/sbt. 2. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 Đặt vấn đề - GV cho HS quan sát hình vẽ sgk ( ở phần mở bài) ? Làm thế nào để biết trong bình nước còn chứa bao nhiêu nước? - Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi vừa nêu. HS đưa ra cách kiểm tra Hoạt động 2 Tìm hiểu đơn vị đo thể tích - Cho H đọc phần thông tin 1 và trả lời câu hỏi: - Đơn vị đo thể tích là gì? - GV Nêu một số đơn vị đo đã học? - Cho hs lên xác định GHĐ và ĐCNN của các dụng cụ trong hình 3.1 GSK - Gọi Hs lên bảng làm C1. - Gọi các Hs bổ sung, G thống nhất kết quả đổi đơn vị đo. - HS đọc và trả lời câu hỏi: - Đơn vị đo thể tích là mét khối (m3). - H s lên bảng kiểm tra: GHĐ, ĐCNN: - Từng HS làm C1 1 hs lên bảng trả lời . I - Đơn vị đo thể tích - Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l) ngoài ra còn có đơn vị dm3 ; cm3; mililít(ml) cc.. C1: 1 m3 = 1000 dm3 = 1000000cm3. 1m3 = 1000 lít = 1000000 ml = 106 cc. Hoạt động 3 Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích - Yêu cầu Hs tự làm việc cá nhân: Đọc mục II.1 và trả lời các câu hỏi C2; C3; C4; C5 vào vở. - GV có thể hướng dẫn HS thảo luận và thống nhất từng câu trả lời: - C2: Gọi H trả lời. G nhận xét Kq và đưa ra kêt quả đúng. - C3: Gợi ý: + Người bán xăng dầu lẻ thường dùng dụng cụ nào để đong? + Để lấy đúng lượng thuốc cần tiêm, nhân viên y tế thườg dùng dụng cụ nào? - C4: Cho HS quan sát và tìm GHĐ và ĐCNN của một số bình chia độ. - C5: HS thảo luận liệt kê các dụng cụ đo đã biết . - GV điều chỉnh để HS ghi vở. - Hs tự đọc và trả lời các câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV: - C2: Ca đong to có GHĐ 1lít; ĐCNN là 0,5lít. Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5lít Can nhựa có ghđ là 5lít và ĐCNN là 1l - C3: Chai lọ đã biết sẵn dung tích: chai cocacôla 1lít; can 10 lít; - C4: Bình a: GHĐ:100ml; ĐCNN:2ml. Bình b:GHĐ: 250ml; ĐCNN: 50ml Bình c: GHĐ: 300ml; ĐCNN: 50ml. - C5: ... 06 m3 . d = ? N/m3 Giải Khối lượng riêng của chất làm nên vật đó là : Vận dụng công thức: D = = = 2000 ( kg/m3 Trọng lượng riêng của chất làm nên vật đó là: Vận dụng CT: d =10D = 10 . 2000 = 20 000 (N) 3. Củng cố - luyện tập - Hệ thống toàn bài 4. Hướng dẫn học sinh về nhà tự học - Đọc trước bài sau - BTVN: bài 17.1-> 17.6 trong SBT Ngày soạn: ......../....... Lớp dạy: 6A Tiết(TKB): Ngày dạy: Sĩ số: 6B Tiết(TKB): Ngày dạy: Sĩ số: 6C Tiết(TKB): Ngày dạy: Sĩ số: Chương 2 : Nhiệt Học Tiết 21 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn I. Mục tiêu : Học sinh nắm được : 1. Kiến thức:+ Thể tích chiều dài của vật rắn tăng lên khi nóng lên , giảm khi lạnh đI . + Các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau . 2. Kỹ năng : + Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn . II. Chuẩn bị : Cả lớp : Một quả cầu bằng kim loại và một vòng kim loại. + Một đèn cồn; một chậụ nước; khăn khô sạch + Bảng ghi độ tăng chiều dài của các thanh kim loại khác nhau có chiều dài ban đầu là 100cm khi nhiệt độ tăng thêm 50 0c III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng * HĐ1: Tổ chức tình huống học tập . Yêu cầu học sinh xem hình ảnh tháp Ep –phen ở Pari - Quan sát trong sgk * HĐ2: Thí nghiệm về sự nở vì nhiệt của chất rắn GV giới thiệu dụng cụTN. GV tiến hành làm TN - Yêu cầu học sinh quan sát Nhận xét hiện tượng để trả lời C1;C2? - Gọi Hs trả lời - Nhận xét và chữa C1, C2 - Nghe và quan sát các dụng cụ TN - Quan sát và ghi lại k.quả - Dựa vào k.quả TN làm câu C1, C2. - 2 Hs trả lời - Ghi vở 1. Thí nghiệm : a. Dụng cụ : ( Sgk ) b. Tiến hành TN 2 Trả lời câu hỏi C1: - Khi đốt nóng, quả cầu nở ra ( V quả cầu tăng) C2: Khi nhúng vào nước lạnh quả cầu co lại * HĐ3 : Rút ra Kết luận - Yêu cầu học sinh hoàn thành C3 Rút ra KL? - Yêu cầu học sinh đọc kết luận , h/s khác nhận xét GV chốt lại KL Các chất rắn nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi . Vậy các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt có giống nhau không ? - Gọi Hs trả lời - Nhận xét và chữa bài - Thực hiện C3 và 2 Hs trả lời. Từ đó Hs rút ra nhận xét Học sinh đọc kết luận Học sinh khác nhận xét - Ghi vở - Làm C4 với gợi ý của GV - 2 HS - Ghi vở 3. Kết luận : C3. (1) Tăng (2) Lạnh đi - Thể tích quả cầu tăng lên khi quả cầu nóng lên . - Thể tích quả cầu giảm khi quả lạnh đi. * Chú ý (SGK) C4: - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau * HĐ5: Vận dụng - Yêu cầu h/s trả lời C5;C6;C7? - Gọi Hs trả lời - GV nhận xét và chữa. - Thực hiện làm C5,C6, C7 - 3 Hs trả lời - Ghi vở 4. Vận dụng C5: Phải nungnóng khâu dao khâu liềm vì khi được nung nóng , khâu dao nở ra dễ lắp vào cán , khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán . C6: Nung nóng vòng kim loại C7: Vào mùa hè nhiệt độ tăng , thép nở ra , nên thép dài ra ( tháp cao lên) * Ghi nhớ ( Sgk) 3. Củng cố - luyện tập - Hệ thống toàn bài - Học sinh đọc phần ghi nhớ và phần: " Có thể em chưa biết " 4. Hướng dẫn học sinh về nhà tự học - Đọc trước bài sau - BTVN: bài 18.1-> 18.5 trong SBT Ngày soạn: ......../...... Lớp dạy: 6A Tiết(TKB): Ngày dạy: Sĩ số: 6B Tiết(TKB): Ngày dạy: Sĩ số: 6C Tiết(TKB): Ngày dạy: Sĩ số: Tiết 22 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng I. Mục tiêu : 1. Kiến thức:: Học sing năm sđược - Thể tích của chất lỏng tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi - Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau - Tìm được thí dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng 2. Kỹ năng : Làm thí nghiệm hình 19.1, 19.2 II. Chuẩn bị : * Mỗi nhóm : 1 bình thuỷ tinh đáy bằng ; 1 ống thuỷ tinh có đáy dày ; 1nút cao su có đục lỗ ;1 chậu thuỷ tinh hoặc nhựa ; nước có pha màu ; 1 phích nước nóng ;1 chậu nước thường . * cả lớp tranh vẽ hình 19.3 III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn 2. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập: Cho hai HS nêu sự tranh cãi giữa Bình và An Vào bài như ở SGK -HS nêu tranh cãi Hoạt động 2: Làm thí nghiệm xem nước có nở ra khi nóng lên không -Yêu cầu HS đọc SGK phần thí nghiệm ?Mục tiêu của thí nghiệm này là gì? ?Dự đoán kết quả xảy ra -Cho HS tiến hành thí nghiêm: Chú ý HS làm cẩn thận Yêu cầu SH ghi kết quả thí nghiệm -Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu C1 Gọi đại diện trả lời, lớp nhận xét, GV chốt lại ? Nếu đặt bình vào chậu nước lạnh thì có hiện tượng gì ? -Cho HS tiến hành thí nghiệm kiểm chứng và ghi kết quả vào phiếu ?Vì sao mực nước hạ xuống -GV tiến hành thí nghiệm như hình 19.3 cho HS quan sát và nhận xét kết quả - HS đọc SGK -HS nêu -HS dự đoán -HS tiến hành theo nhóm -HS ghi kết quả -HS thảo luận, trả lời -HS trả lời, nhận xét -HS dự đoán và làm C2 -HS tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả -Giải thích -HS quan sát nhận xét và làm C3 1)Làm thí nghiệm: 2)Trả lời câu hỏi: C1: Mực nước dâng lên, do nước nóng lên, nở ra C2: Mực nước hạ xuống vì nước lạnh đi co lại C3: Rượu, dầu, nước nở ra vì nhiệt khác nhau -> các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Hoạt động 3: Kết luận -Yêu cầu HS đọc câu 4, thảo luận tìm từ điền vào chỗ trống - Gọi Hs trả lời - GV nhận xét và bổ sung thêm -HS tìm từ điền vào chỗ trống - 2 HS trả lời - Ghi vở 3)Rút ra kết luận: a)Thể tích nước trong bình tăng khi nòng lên, giảm khi lạnh đi b)Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt không giống nhau Hoạt động 5: Vận dụng: - Hướng dẫn HS trả lời các câu C5, C6, C7 ở SGK - Gọi Hs trả lời - Gv nhận xét và chữa từng câu - HS trả lời các câu C5, C6, C7 theo hướng dẫn của GV - 3 HS trả lời - Ghi vở 4. Vận dụng : C5. Vì bị đun nóng nước trong ấm nở ra ( Nếuđổ đầy nước sẽ bị tràn ra ngoài ). C6. Vì chất lỏng nở ra ,bị nắp chai cản trở gây ra 1 lực rất lớn đẩy bật nắp ra . C7. Mực nước trong ống nhỏ dâng nhiều hơn vì thể tích chất lỏng ở 2 bình tăng lên như nhau lên ống có tiết diện nhỏ hơn thì chiều cao cột chất lỏng phải lớn hơn . * Ghi nhớ ( Sgk) 3. Củng cố - luyện tập - Hệ thống toàn bài - Học sinh đọc phần ghi nhớ và phần: " Có thể em chưa biết " 4. Hướng dẫn học sinh về nhà tự học - Đọc trước bài sau - BTVN: bài 19.1-> 19.5 trong SBT Ngày soạn: ......../.......2009 Lớp dạy: 6A Tiết(TKB): Ngày dạy: Sĩ số: 6B Tiết(TKB): Ngày dạy: Sĩ số: 6C Tiết(TKB): Ngày dạy: Sĩ số: Tiết 23 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng I. Mục tiêu : 1.Kiến thức: Học sinh nắm được : + Các chất khí nở ra khi nóng lên ,co lại khi lạnh đi . + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau . + chất khí nởvì nhiệt nhiều hơn chất lỏng , chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn . + Tìm được thí dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí trong thực tế .Giải thích được một số hiện tượng đơn giản vì sự nở vì nhiệt của chất khí . 2. Kỹ năng : + Làm được thí nghiệm , rút ra được kết luận. II. Chuẩn bị : * Mỗi nhóm : + Một bình thuỷ tinh đáy bằng ; một ống thuỷ tinh thẳng hoặc ống thuỷ tinh hình chữ L ; một nút cao su có đục lỗ ; một cốc nước pha màu ;một miếng giấy trắng (40cmx10cm) có vẽ vạch chia ; khăn lau khô mềm * Cả lớp : Tranh hình 20.3 III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng ? 2. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng HĐ 1: ĐVĐ như SGK . GV làm TN với quả bóng bị bẹp . * Nguyên nhân làm quả bóng bàn phồng lên là do không khí trong quả bóng nóng lên nở ra . Để kiểm tra dự đoán này phải tiến hành thí nghiệm . - Học sinh đọc mẩu đối thoại - Nêu dự đoán về nguyên nhân làm quả bóng bàn phồng lên. HĐ 2: TN kiểm tra chất khí nóng lên thì nở ra. - GV điều khiển h/s thảo luận phương án TN theo nhóm - Hướng dẫn h/s tiến hành làm TN lưu ý khi thấy giọt nước màu đi lên ( hoặc đi ra ) có thể bỏ tay áp vào bình cầu để tránh giọt nước ra khỏi ống thuỷ tinh - Điều khiển h/s trả lời C1;C2;C3;C4 theo nhóm từ đó rút ra nhận xét về sự nở vì nhiệt của chất khí ? - Gọi Hs trả lời - GV nhận xét và chữa từng câu * Các chất rắn ,lỏng, khí đều dãn nở vì nhiệt nhưng sự nở vì nhiệt của các chất khác nhau có giống nhau không? - GV treo bảng hình 20.1 y/c h/s đọc bảng nêu nhận xét : + sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau ? + sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau? + sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau? + sự nở vì nhiệt của các chất rắn,lỏng , khí? - Gv nhận xét và chữa C5. - HS hoạt động nhóm và đưa ra phương án làm TN - Nghe hướng dẫn và làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên. Ghi lại kết quả - Dựa vào kquả TN thực hiện C1->C4 - 4 Hs trả lời - Ghi vở - Hs suy nghĩ và trả lời câu hỏi của giáo viên - Quan sát hình 20.1 Sgk và trả lời các câu hỏi của giáo viên để làm C5 1.Thí nghiệm: 2. Trả lời câu hỏi C1: Giọt nước màu đi lên , chứng tỏ thể tích khí trong bình tăng ( không khí nở ra ) C2: Giọt nước màu đi xuống , chứng tỏ thể tích khí trong bình giảm( không khí co lại) C3: Do không khí trong bình nóng lên . C4: Do không khí trong bình lạnh đi. C5: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau . Các chất rắn lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng , chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chẩt rắn. * HĐ4: Rút ra KL + Học sinh hoàn thiện C6 rút ra KL? - GV chốt lại kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí .So sánh sự nở vì nhiệt của các chất. - Hs làm C6 và trả lời - Rút ra kết luận - Nghe và thực hiện các yêu cầu của giáo viên. 3.Kết luận: C6: (1) Tăng (2) Lạnh đi (3) ít nhất (4) Nhiều nhất HĐ5: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế? - Điều khiển h/s trả lời C7;C8 theo nhóm? - Gọi Hs trả lời - GV nhận xét và chữa C7, C8. - Thực hiện C7, C8 - 2 Hs trả lời - Ghi vở 4. Vận dụng C7: Khi quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng , không khí trong quả bóng bị nóng lên ,nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ . C8: Trọng lượng riêng của không khí được xác địnhk bằng công thức d=10m/v. Khi nhiệt độ tăng ,m không đổi ,V tăng do đó d giảm .Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng < trọng lượng riêng của không khí lạnh ( không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh ) *, Ghi nhớ ( Sgk) 3. Củng cố - luyện tập - Hệ thống toàn bài - Học sinh đọc phần ghi nhớ và phần: " Có thể em chưa biết " 4. Hướng dẫn học sinh về nhà tự học - Đọc trước bài sau - BTVN: bài 20.1-> 20.5 trong SBT cần liên hệ theo đt 01693172328 hoặc 0943926597 có theo phân phối chương trình mới 2010-2011 chuẩn kiến thức kỹ năng
Tài liệu đính kèm: