Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 59: Quy tắc chuyển vế, luyện tập (Tiếp)

Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 59: Quy tắc chuyển vế, luyện tập (Tiếp)

. Mục tiêu:

- Hiểu và vận dụng tốt tính chất dẳng thức:

 Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại; nếu a = b thì b = a.

- Hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế.

- Rèn tính cẩn thận qua việc vận dung qui tắc chuyển vế.

* Trọng tâm: Hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế.

 

doc 153 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 59: Quy tắc chuyển vế, luyện tập (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(ĐẢO CHƯƠNG TRÌNH CHỜ THI HỌC KỲ I THEO LỊCH CHUNG)
Ngày dạy:.............................
Tiết 59: QUY TẮC CHUYỂN VẾ, LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
- Hiểu và vận dụng tốt tính chất dẳng thức:
 Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại; nếu a = b thì b = a.
- Hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế.
- Rèn tính cẩn thận qua việc vận dung qui tắc chuyển vế.
* Trọng tâm: Hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế.
II. Chuẩn bị
GV: Giáo án, chiếc cân bàn, hai quả cân 1kg và hai nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau
 HS: Học và làm bài, đọc bài mới.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
- Hãy nêu quy tắc dấu ngoặc ? 
- Vận dụng tính: (-3) + (-350) + (-7) + 350
 Đáp án
* Quy tắc (SGK / 84)
* (-3) + (-350) + (-7) + 350 = [(-350) + 350] – (3 + 7) = 0 – 10 = -10
3. Bài mới.
* ĐVĐ: Ta đã biết a + b = b + a, đay là một đẳng thức. Mỗi đẳng thức có hai vế, vế trái là biểu thức ở bên trái của dấu “=”, vế phải là biểu thức ở bên phải dấu “=”. Để biến đổi một đẳng thức thường sử dụng “ Quy tắc chuyển vế”. Vậy quy tắc chuyển vế là gì ?
HĐ 1: Tìm hiểu tính chất của đẳng thức
GV: Giới thiệu cho học sinh thực hiện như hình 50 - SGK/85.
HS: Hoạt động nhóm, rút ra nhận xét.
GV: Từ phần thực hành trên đĩa cân, em có thể rút ra n/x gì về tính chất của đẳng thức ?
HS nêu tính chất
GV nhắc lại và khắc sâu t/c.
HĐ2: Vận dụng vào ví dụ
GV: nêu y/c ví dụ
?: Làm thế nào để vế trái chỉ còn x ?
HS: Cộng hai vế với 4
?:Thu gọn các vế ?
HS: Thực hiện và tìm x
GV yêu cầu hs làm ?2
HS lên bảng làm bài, nx
GV chốt lại: Vậy vận dụng các tính chất của đẳng thức ta có thể biến đổi đẳng thức và vận dụng vào bài toán tìm x.
HĐ 3: Tìm hiểu qui tắc chuyển vế
GV chỉ vào các phép biến đổi trên
x – 4 = -5
 x = -5 + 4
x + 4 = -2
 x = -2 - 4
?: Em có nhận xét gì khi chuyển 1 số hạng từ vế này sang vế kia của đẳng thức ?
HS: thảo luận và rút ra nhận xét
GV giới thiệu quy tắc chuyển vế
HS đọc quy tắc
(Bảng phụ). Ví dụ (SGK/tr86)
Vậy để tìm x, ở phần a/, b/ người ta đã làm như thế nào ?
HS trả lời (....)
GV: Chốt dạng và cách vận dụng qui tắc chuyển vế vào tìm x
GV: Nêu y/c bài ?3, y/c hs lên bảng làm.
HS: 1 HS lên bảng trình bày
HS khác trình bày vào vở rồi nhận xét bài làm của bạn.
GV: Ta đã học phép cộng và phép trừ các số nguyên. Ta xét xem hai phép toán này quan hệ với nhau như thế nào ?
- Gọi x là hiệu của a và b, vậy x = ?
? Vậy áp dụng quy tắc chuyển vế x + b = ?
- Ngược lại nếu có x + b = a thì x = ?
GV: Vậy hiệu (a – b) là một số x khi lấy x cộng với b sẽ được a hay phép trừ là phép toán ngược của phép cộng
HS: Đọc nội dung nhận xét 
1. Tính chất của đẳng thức 
?1. 
* Tính chất.
 Nếu a = b thì a + c = b + c
 Nếu a + c = b + c thì a = b
 Nếu a = b thì b = a
2. Ví dụ 
Tìm số nguyên x, biết: x – 4 = -5
Giải
x – 4 = -5
x – 4 + 4 = -5 + 4
x = -5 + 4
x = -1
?2
 Tìm số nguyên x, biết:
x + 4 = -2
Giải
 x + 4 = -2
 x + 4 + (-4) = -2 + -4
 x = -2 – 4
 x = -6
3. Quy tắc chuyển vế 
* Quy tắc: (SGK/tr86)
* Ví dụ: (SGK/tr86)
?3. Tìm số nguyên x, biết:
 x + 8 = (-5) + 4
 x = -5 + 4 – 8
 x = -13 + 4
 x = -9 
* Nhận xét: (SGK - Tr86)
a - b = x x + b = a
4. Củng cố
- Nhắc lại tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế ?
* Bài tập 61 (SGK/tr87): Tìm số nguyên x, biết: 
a/ 7 – x = 8 – (-7)
7 – x = 8 + 7
 -x = 8
 x = -8
 b/ x – 8 = (-3) – 8
 x = -3 
* Bài tập 64 (SGK/tr87): Cho a Z, tìm số nguyên x, biết:
 a/ a + x = 5 b/ a – x = 2
 x = 5 –a a – 2 = x
 hay x = a – 2
* Bài tập “Đúng hay Sai” - (Bảng phụ):
a/ x – 12 = (-9) – 15
 x = -9 + 15 + 12
b/ 2 – x = 17 – 5
 - x = 17 – 5 + 2
	* Bài tập 66: Tìm số nguyên x, biết: 
 4 – (27 – 3) = x – (13 - 4) 
 4 - 24	= x – 9
 -20 = x – 9
	x = -20 + 9 = -11
5. Hướng dẫn về nhà
	- Học thuộcquy tắc dấu ngoặc, tính chất của đẳng thức, quy tắc chuyển vế.
	- BTVN: 62, 63, 65, 67,68, 70, 71, 72 (SGK/tr87)
	* Hướng dẫn bài 63 (SGK): Quy bài toán về dạng: 
 	Tìm x, biết: 3 +(- 2) + x = 5
 	Vận dụng quy tắc chuyển vế làm bài
Bài tập 72 (SGK): Tính tổng các số của cả ba nhóm => Tổng các số của mỗi nhóm sau khi chuyển => cách chuyển
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức, xem lại các dạng bài tập đã làm.
- Chuẩn bị tốt cho tiết sau thi học kì I theo lịch chung toàn trường.
Ngày dạy:.
Tiết 55 + 56: KIỂM TRA HỌC KÌ I 
(Theo đề chung của phòng giáo dục và đào tạo huyện Ba Vì)
Ngày dạy:.
Tiết 57: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I 
(phần số học)
I. Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua bài làm tổng hợp phân môn: Số học
- Đánh giá kĩ năng giải toán, trình bày diễn đạt một bài toán.
- Học sinh được củng cố kiến thức, rèn cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
- Học sinh tự sửa chữa sai sót trong bài.
* Trọng tậm: Chữa các lỗi sai của HS trong bài kiểm tra học kỳ I (phần số học)
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu nhược điểm của học sinh.
- Học sinh: xem lại bài kiểm tra, trình bày lại bài KT vào vở bài tập 
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới (Trả bài, chữa bài kiểm tra)
Hoạt động 1: Trả bài
- GV nhận xét kết quả làm bài của học sinh: 
Số bài đạt điểm giỏi (8->10):
Lớp 6A: 5 ; lớp 6B,C,D,E: 0
Số bài đạt điểm khá (7->7,5):
Lớp 6A: 10 ; lớp 6B,C,E: 1; lớp 6D: 0
Số bài đạt điểm trung bình (5->6,5):
Lớp 6A: 14; 6B: 10, 6C: 14, 6D: 12; 6E: 13 
Số bài bị điểm dưới 5:
Lớp 6A: 1; 6B: 20, 6C: 13, 6D: 17; 6E: 16 
Điểm thấp nhất:
Lớp 6A: 3; 6B: 2, 6C: 2, 6D: 2; 6E: 1,5 
- Lớp trưởng lên nhận bài và trả bài cho các bạn
Hoạt động 2: Chữa bài kiểm tra HK phần số học
* GV đưa ra đáp án đúng phần trắc nghiệm khách quan
- GV gọi lần lượt HS lên chữa từng bài phần tự luận
Bài 2: Thực hiện phép tính
a) 164 . 57 + 43 . 164
b) 25. (32 + 47) – 32 . (25 + 47)
?: Nêu cách làm
HS: - phân a: áp dụng tính chất phân phối giữa phép nhân đối với phép cộng.
- Phần b: Thực hiện theo thứ tự các phép tính
GV: Gọi 2 HS lên bảng trình bày
Bài 3: Tìm x biết:
a) 2x – 35 = 15
b) 10 + 
Gợi ý phần b: Tìm => x – 1= ?
GV: Gọi 2 HS lên bảng trình bày
- HS lên chữa bài
- GV gọi HS # nhận xét bổ sung => Hoàn thiện lời giải từng bài
Bài 5: Tính tổng:
?: S là tổng các lũy thừa cơ số mấy ?
HS: Cơ số 3
GV: Hãy 3 nhân S
HS cùng GV hoàn thiện lời giải
GV: Nhấn mạng và chốt cách làm dạng toán này
Hoạt động 3: Chỉ ra những lỗi sai của HS
- Bài 1: Phần trắc nghiệm nhiều em làm đúng, nhưng còn một số em do chưa nắm chắc các khái niệm, các tính chất, qui tắc nên còn làm sai như: Tuấn (6A), Đạt, Vượng, Tài, Thế, Quyết(6B)
- Bài 2: 
+) phân a, nhiều em vận dụng đúng tính chất phân phối.
+) phân b, nhiều em đã sai kiến thức khi vận dụng quy tắc dấu ngoặc để làm bài. thiếu trường hợp trong bài tìm x: 
- Bài 3: Tìm x
+) phần a, một số em vẫn còn nhầm lẫn như: 15 – 35, 50 - 2
+) phần b, nhiều em thiếu trường hợp khi tìm x, hay bỏ luôn dấu GTTĐ.
- Bài 5: không có em nào tìm ra cách làm dạng bài này
- HS chữa các lỗi, sửa chỗ sai vào vở ghi.
Bài 1: (2,5 điểm) 
Mỗi câu khoanh đúng cho 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
C
B
C
A
D
A
D
Bài 2: (2 điểm) Thực hiện phép tính
a) 164 . 57 + 43 . 164
= 164 . (57 + 43)
= 164 . 100 = 16400
b) 25. (32 + 47) – 32 . (25 + 47)
= 25 . 79 – 32 . 72
= 1975 – 2304 
= - (2304 – 1975) = - 329
Bài 3: (2 điểm) Tìm x biết:
a) 2x – 35 = 15
2x = 15 + 35	(0,5đ)
2x = 50	(0,25đ)
x = 50 : 2 = 25	(0,25đ)
b) 10 + 
 - 10 = 4
=> x – 1 = 4 hoặc -4 (0,5đ)
* TH1: x – 1 = 4
	x = 4 + 1 = 5 (0,25đ)
* TH2: x – 1 = -4 
	x = -4 + 1 = -3 (0,25đ)
Bài 5: (0,5 điểm) Tính tổng:
4. Củng cố
-GV tổng kết kiến thức của phần số học đã chữa trong bài kiểm tra học kỳ I..
5. Hướng dẫn về nhà
	- Làm lại bài kiểm tra HKI phần số học vào vở bài tập. 
 - Xem lại bài kiểm tra HKI phần hình học
	- Tiết sau trả bài kiểm tra học kỳ I phần hình học.
Ngày dạy:.
Tiết 32 : TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
(Phần hình học)
I. Mục tiêu
	-Hs hiểu và nắm được đáp án đúng của bài kiểm tra học kỳ.
	-Thấy được chỗ sai của mình mắc phải trong bài kiểm tra và khắc phục sai lầm đó.
	-Củng cố và khắc sâu cho hs các kiến thức, kỹ năng liên quan đến bài KT học kỳ.
* Trọng tậm: Chữa các lỗi sai của HS trong bài kiểm tra học kỳ I (phần hình học).
II. Chuẩn bị
 - GV: Đáp án bài kiểm tra học kỳ.
 - HS: Làm lại bài kiểm tra trước khi lên lớp, chuần bị câu hỏi.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới (Trả bài, chữa bài kiểm tra)
Hoạt động 1: Trả bài
 - GV nhận xét kết quả làm bài của học sinh.
- Lớp trưởng lên nhận bài và trả bài cho các bạn
Hoạt động 2: Chữa bài kiểm tra HKI phần hình học
- GV đưa ra đáp án đúng phần trắc nghiệm khách quan
- HS xem lại bài làm của mình
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 4 
- HS : Đọc đề và nghiên cứu đề bài
- Gọi 1Hs lên bảng vẽ hình 
- GV : +) Trên đường thẳng xy lấy đủ được 4 điểm theo thứ tự được 0,25 điểm
+) Khoảng cách của 4 điểm chính xác theo đầu bài được 0,25 điểm
- GV cùng HS đưa ra đáp án đúng của bài
? Nêu cách tính AC?
- HS: AC = AB + BC 
? Nêu cách tính CD ?
- HS: AC + CD = AD 
=> CD = AD - AC
? Muốn so sánh AC và BD thì dựa vào đâu để so sánh?
- HS: So sánh độ dài của chúng
? Tính BD ? => Kết luận ?
- HS: Trình bày
- GV: Gợi ý phần d: để chứng minh trung điểm đoạn AD trùng với trung điểm đoạn BC, ta có hai cách:
+) Cách 1: Gọi I là trung điểm của đoạn BC, M là trung điểm đoạn AD, Ta sẽ chứng minh M trùng I
+) Cách 2: Gọi I là trung điểm của đoạn BC, ta sẽ chứng minh I cũng là trung điểm của đoạn AD.
- GV cùng HS trình bày bài giải mẫu 
Hoạt động 3: Chỉ ra những lỗi sai của HS
- Phần trắc nghiệm nhiều em làm đúng, nhưng còn một số em do chưa nắm chắc các khái niệm hình học, các tính chất nên còn làm sai như: 
- Bài 4: +) Vẫn có một số em vẽ hình chưa chính xác về khoảng cách các điểm:
Một số em làm được phần a, b, c, trình bày rõ ràng, sạch đẹp: 
Còn một số em hướng chứng minh đúng nhưng lập luận không chặt chẽ, trình bày cẩu thả, bẩn:
Phần d, chii có một bạn tròn toàn trường làm đúng ( làm theo cách 2), đó là bạn Thúy (6A)
- HS chữa các lỗi, sửa chỗ sai vào vở ghi.
Bài 1: Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm.
Câu
8
9
10
Đáp án
B
C
D
Bài 4: (3 điểm) 
Vẽ hình : ( 0,5đ)
a) Vì B nằm giữa A và C nên ta có hệ thức: 
AC = AB + BC 
Thay AB = 2 cm, BC = 5 cm, ta có:
AC = 2 + 5 = 7 cm (0,25đ)
b) Vì C nằm giữa A và D nên ta có hệ thức:
AC + CD = AD 
Thay AC = 7 cm, AD = 9 cm, ta có:
7 cm + CD = 9 cm
=> CD = 9 – 7 = 2 cm (0,75đ) 
c) Vì C nằm giữa B và D nên ta có hệ thức:
BD = BC + CD = 5 + 2 = 7 ...  Đọc đề bàiÒThảo luận cách làm
G: ở phần a, b cần làm gì trước khi tính x?
H: Đổi các số là %, hỗn số ra phân sốÒRút gọnÒTính theo thứ tự
G: ở phần b cần áp dụng tính chất nào, phần c cần áp dụng tính chất nào?
H: Phần b áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
- Phần c áp dụng định nghĩa phân số bằng nhau hoặc coi x là 1 thừa số chưa biết..
- 4 HS lên bảng làm- Cả lớp làm vào vở
- 1 HS nhận xét
G: Hoàn thiện lời giải từng bàiÒKhắc sâu cách tính x cho HS nắm chắc 
H: Chữa bài tập vào vở(nếu sai)
Dang 2: Bài toán thực tế.
GV: Yêu cầu học sinh làm bài 173(SGK)
? đọc tóm tắt đề
HS: đọc và tóm tắt đề bài
GV: xuôi dòng, 1 giờ được khúc sông; ngược dòng, 1 giờ được khúc sông:
? Một giờ dòng nước chảy được ? ( khúc sông), ứng với 3km.
 ? Độ dài khúc sông
? Bài toán này thuộc dạng toán cơ bản nào?
HS: Bài toán 2 - tìm một số biết giá trị một phân số của nó.
GV: Yêu cầu cả lớp làm bài 175 (SGK)
HS: Đọc đề tóm tắt đề
? Nêu những điều đã biết, phải tìm, thực hiện như thế nào?
HS: Thảo luận chung 
- Tìm thời gian vòi A một mình chảy đầy bể
- Tìm thời gian vòi B một mình chảy đầy bể
- Cả hai vòi chảy 1 giờ chảy được bao nhiêu phần bể => Thời gian để hai vòi chảy đầy bể.
GV: Gọi một HS lên bảng trình bày
HS: - Một HS trình bày cách giải trên bảng
- Lớp thực hiện cá nhân vào vở, nhận xét bài làm của bạn
ÒCho HS tìm hiểu bài tập 178/68 SGK
HS: Đọc và tìm hiểu bài tập 178
GV: GT cho HS về tỉ số vàngÒCho 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c
HS: 3 HS lên bảng- Cả lớp làm vào vở
GV: Hoàn thiện lời giải
HS: Chữa bài tập vào vở
I. Lí thuyết
1. Quy tắc chuyển vế
 a – x = b ó a – b = x
2. Ba bài toán cơ bản về phân số:
* Tìm giá trị p/s của một số cho trước: 
* Tìm một số biết gi trị một phn số của nĩ: 
*Tìm tỉ số của hai số: hay a : b
II. Bài tập
1. Bài tập 1: Tìm x, biết:
a) 
b) x – 25% x = x(1 –25%) = 
c) 
 x = -2
2. Bài tập 173 (Tr67 – SGK)
Tóm tắt: Một khúc sông:
Xuôi dòng mất 3 giờ
Ngược dòng mất 5 giờ
Vận tốc dòng nước: 3km/h.
Tính độ dài khúc sông đó?
Giải: 
Khi xuôi dòng, 1 giờ canô đi được khúc sông:
Khi ngược dòng, 1 giờ canô đi được khúc sông:
Một giờ dòng nước chảy được:
( Khúc sông), ứng với 3km. 
Độ dài khúc sông là:
3. Bài tập 175 (Tr67 – SGK)
Tóm tắt : Hai vòi cùng chảy vào 1 bể
Chảy bể, vòi A mất giờ
 Vòi B mất giờ
Hỏi Hai vòi cùng chảy bao lâu thì đầy bể
Giải:
Nếu chảy một mình để đầy bể thì vòi A phải mất :
(giờ)
Nếu chảy một mình để đầy bể thì vòi B phải mất :
:= (giờ)
Trong một giờ, vòi A chảy được:
1:9= (bể)
Trong 1 giờ , vòi B chảy được: 
1: (bể)
Trong 1 giờ cả hai vòi chảy được:
 (bể)
Thời gian cả hai vòi cùng chảy vào bể là:
1 : = 3 (giờ)
4. Bài tập 178(Sgk – tr67)
Tỉ số vàng 1 : 0,618
a) Chiều rộng 3,09 m
 => chiều dài là: 3,09 . (1 : 0,618) = 5 m
b) Chiều rộng là: 4,5 : (1 : 0,618) = 2,781 m
c) Tỉ số giữa chiều dài và rộng là:
 15,4: 8 1: 0,618 => không phải tỉ số vàng.
4. Củng cố
	- Nhắc lại ba bài toán cơ bản về phân số?
	- Chú ý áp dụng quy tắc chuyển vế khi tìm x.
5. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại kiến thức và các dạng bài tập đã chữa.
- Ôn lại lý thuyết và các dạng bài tập HKII đã học
Ngày dạy: 
Tiết 111: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
 (PHẦN SỐ HỌC)
I. Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua bài làm tổng hợp phân môn: Số học
- Đánh giá kĩ năng giải toán, trình bày diễn đạt một bài toán.
- Học sinh được củng cố kiến thức, rèn cách làm bài kiểm tra tổng hợp.
- Học sinh tự sửa chữa sai sót trong bài.
* Trọng tậm: Chữa các lỗi sai của HS trong bài kiểm tra học kỳ II (phần số học)
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu nhược điểm của học sinh.
- Học sinh: xem lại bài kiểm tra, trình bày lại bài KT vào vở bài tập 
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra)
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Trả bài
- GV nhận xét kết quả làm bài của học sinh: 
Số bài đạt điểm giỏi (8->10):
Lớp 6A: 17 ; lớp 6B,E: 1
Số bài đạt điểm khá (7->7,5):
Lớp 6A: 4 ; lớp 6B,C,D,E: 1
Số bài đạt điểm trung bình (5->6,5):
Lớp 6A: 8; 6B: 8; 6C: 13, 6D: 14; 6E: 19
Số bài bị điểm dưới 5:
Lớp 6A: 1; 6B: 21, 6C: 14, 6D: 13; 6E: 9
Điểm thấp nhất:
Lớp 6A: 3; 6B: 1,5; 6C,D: 2,5; 6E: 2 
- Lớp trưởng lên nhận bài và trả bài cho các bạn
Hoạt động 2: Chữa bài kiểm tra HK phần số học
* GV đưa ra đáp án đúng phần trắc nghiệm khách quan và giải thích cho HS.
HS: Ghi đáp án vào vở (nếu sai)
* GV gọi lần lượt HS lên chữa từng bài phần tự luận
Bài 2: a) Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể)
?: Nêu cách làm hợp lí?
HS: áp dụng tính chất phân phối giữa phép nhân đối với phép cộng.
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày
HS: 1 HS trình bày, HS khác nhận xét
GV: Đánh giá và hoàn thiện
HS: Chữa lại bài vào vở (nếu sai)
b) Tìm x, biết:
Gợi ý: Đổi các hỗn số về phân số rồi lần lượt tìm thành phân chưa biết của phép tính -> x = ?
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày
HS: lên chữa bài
GV: gọi HS # nhận xét bổ sung => Hoàn thiện lời giải và chốt phương pháp.
HS: Chữa lại bài vào vở (nếu sai)
Bài 3:
Ba vòi cùng chảy vào một chiếc bể không chứa nước. Nếu mở riêng từng vòi thì vòi thứ nhất chảy đầy bể trong 3 giờ, vòi thứ hai chảy đầy bể trong 4 giờ, vòi thứ ba chảy đầy bể trong 5 giờ. Hỏi:
a) Trong 1 giờ mỗi vòi chảy được mấy phần của bể ?
b) Trong 1 giờ cả ba vòi chảy được mấy phần của bể ?
?: Nêu cách làm
HS: Trình bày hướng giải
GV cùng HS hoàn thiện lời giải
HS: Chữa lại bài vào vở (nếu sai)
GV: Nhấn mạnh và chốt cách làm dạng toán này
Hoạt động 3: Chỉ ra những lỗi sai của HS
* Bài 1: Phần trắc nghiệm nhiều em làm đúng, nhưng còn một số em do chưa nắm chắc các khái niệm, các tính chất, qui tắc nên còn làm sai như: Thu Giang(6A), Đạt, Vượng, Tài, Thế, Quyết, Hùng, Huệ,(6B)
* Bài 2: 
+) phần a, đa số các em lớp 6A vận dụng đúng tính chất phân phối. Xong ở lớp 6B nhiều rất HS chưa nắm chắc tính chất này nên làm sai khi vận dụng.
+) phân b, nhiều em lớp 6A làm đúng.
Nhưng ở lớp 6B, nhiều em đã sai kiến thức khi vận dụng tìm thành phần chưa biết của phép tính hay quy tắc chuyển vế trong bài tìm x dẫn đến kết quả sai.
* Bài 3: Ở lớp 6A nhiều em làm đúng nhưng cách trình bày bài chưa nhắn gọn. Ở lớp 6B không có em nào tìm ra cách làm dạng bài này
- HS chữa các lỗi, sửa chỗ sai vào vở ghi.
Bài 1: (phần số 8 câu - 2 điểm) 
Mỗi câu khoanh đúng cho 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
D
A
B
C
A
B
Bài 2: (2 điểm) 
a) Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể)
 (0,25đ)
 (0,25đ)
 = 1 	 (0,5đ)
b) (1 điểm) Tìm x, biết:
 (0,25đ)
	 (0,25đ)
	 (0,25đ)
	 (0,25đ)
Bài 3: (2 điểm) 
a) Trong 1 giờ:
Vòi thứ nhất chảy được (bể)
Vòi thứ hai chảy được (bể)
Vòi thứ ba chảy được (bể)
b) Trong một giờ cả ba vòi chảy được:
 	(0,25đ)
++= (bể)	(0,5đ)
Vậy trong một giờ cả ba vòi chảy được (bể) 
4. Củng cố
-GV tổng kết kiến thức của phần số học đã chữa trong bài kiểm tra học kỳ II..
5. Hướng dẫn về nhà
	- Làm lại bài kiểm tra HKII phần số học vào vở bài tập. 
 - Xem lại bài kiểm tra HKII phần hình học
	- Tiết sau trả bài kiểm tra học kỳ II (phần hình học)
Ngày dạy:.
Tiết 32 : TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
(PHẦN HÌNH HỌC)
I. Mục tiêu
- Củng cố và khắc sâu các kiến thức, kỹ năng liên quan đến bài kiểm tra học kỳ phần hình học.
- HS hiểu và nắm được đáp án đúng của bài kiểm tra học kỳ.
- Thấy được chỗ sai của mình mắc phải trong bài kiểm tra và khắc phục sai lầm đó.
* Trọng tậm: Chữa các lỗi sai của HS trong bài kiểm tra học kỳ II (phần hình học).
II. Chuẩn bị
 - GV: Đáp án bài kiểm tra học kỳ.
 - HS: Làm lại bài kiểm tra trước khi lên lớp, chuần bị câu hỏi.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới (Trả bài, chữa bài kiểm tra)
Hoạt động 1: Trả bài
 - GV nhận xét kết quả làm bài của học sinh.
- Lớp trưởng lên nhận bài và trả bài cho các bạn
Hoạt động 2: Chữa bài kiểm tra HKI phần hình học
* GV đưa ra đáp án đúng phần trắc nghiệm khách quan
- HS xem lại bài làm của mình
* GV yêu cầu HS đọc đề bài 4 
 HS: Đọc đề và nghiên cứu đề bài
GV: - Nội dung bài 4 tương tự bài 37 (SGK – tr87) mà chúng ta đã làm.
- Gọi 1HS lên bảng vẽ hình 
HS: 1 HS lên bảng vẽ hình, HS khác vẽ hình vào vở
GV: Vẽ hình đúng đến phần a được 0,25 điểm.
GV cùng HS đưa ra đáp án đúng của bài
? Nêu cách tính số đo góc yOz?
HS: Lập luận và tính theo 3 bước sau :
- Lập luận tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz
- Lập hệ thức về cộng góc.
- Thay số đo và tính góc yOz.
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày phần a.
?: Nêu cách tính số đo góc tOn?
HS: Đưa ra hướng giải
GV: Chốt lại có 2 cách tính số đo góc tOn:
Cách 1: + = 
=> = - 
Cách 2: = + 
GV phân tích cả hai cách cho HS thấy được làm theo cách 1 chặt chễ và ngắn gọn hơn.
GV cùng HS trình bày bài giải mẫu
theo cách 1 
HS: Hoàn thiện lời giải vào vở
GV: Yêu cầu HS về nhà trình bày theo cách 2, lưu ý không cần chứng minh tia Oy nằm giữa 2 tia Ot và On mà dễ dàng thấy. 
Hoạt động 3: Chỉ ra những lỗi sai của HS
* Bài 1: Phần trắc nghiệm hình nhiều em làm đúng, nhưng còn một số em do chưa nắm chắc các khái niệm hình học, các tính chất nên còn làm sai như: Đạt, Tài, Vượng, Mai Phương, (6B).
* Bài 4: - Lớp 6A đa số các em vẽi ình và trình bày bài làm chính xác, chặt chẽ nên được điểm tối da bài 4.
- Lớp 6B: +) Một số em vẽ chưa chính xác về số đo các góc, vẽ sai tia phân giác của góc theo đề bài: Đạt, Tài, Hiếu, Nam,
+) Nhiều em không làm được bài 4
Một số em làm được phần a nhưng trình bày chưa rõ ràng, sạch đẹp: 
Trong lớp có em Hiền, Hạnh làm trọn vẹn bài hình.
- HS chữa các lỗi, sửa chỗ sai vào vở ghi.
Bài 1: Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm.
Câu
9
10
11
12
Đáp án
C
C
D
A
Bài 4: (3 điểm) 
Vẽ hình đến phần a: (0,25đ)
a) Vì trên một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox có (500 < 1400 ) 
=> Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz (0,5đ)
	 (0,25đ)
 (0,25đ) 
b) Vì Ot là tia phân giác của 
== (0,25đ) 
Vì On là tia phân giác của 
= =	 (0,25đ) 
Trên một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox có 
< (250 < 700) 
 Tia Ot nằm giữa hai tia Ox và On (0,25đ) 
+ = 	 (0,25đ) 
Hay 250 + = 700	 (0,25đ) 
= 700 – 250 = 450	 (0,25đ) 
4. Củng cố
-GV tổng kết kiến thức của phần hình học đã làm.
-Chú ý các kiến thức về tính số đo góc, tia phân giác của góc.
5. Hướng dẫn về nhà
	- Làm lại bài kiểm tra HK II phần hình học vào vở bài tập 
- Ôn tập toàn bộ kiến thức trong chương trình toán 6. Lưu ý kĩ năng thực hiện các phép tính trên phân số, hỗn số, số thập phân; kĩ năng tính số đo góc. Chuẩn bị cho khảo sát đầu năm và học chương trình lớp 7

Tài liệu đính kèm:

  • docSố học 6 HKII.ha.doc