Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 53, 54: Kiểm tra học kỳ I

Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 53, 54: Kiểm tra học kỳ I

I/ Mục tiêu:

- Về kiến thức: Kiểm tra học sinh việc nắm kiến thức cơ bản đã học trong học kì I về các dấu hiệu chia hết, số nguyên tố, ƯCLN, BCNN. Số nguyên âm, thứ tự trong tập hợp số nguyên. Các phép cộng, trừ số nguyên và tính chất của phép cộng số nguyên. Đoạn thẳng, đường thẳng, tia, trung điểm của đoạn thẳng.

- Về kĩ năng:

+ Vận dụng được các quy tắc thực hiện các phép tính, các tính chất của các phép tính trong tính toán.

 

doc 5 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 53, 54: Kiểm tra học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..................
Ngày giảng: 
6A:
6B:
6C:
Tiết 53 + 54. KIỂM TRA HỌC KỲ I.
A/ PHẦN CHUẨN BỊ :
I/ Mục tiêu:
- Về kiến thức: Kiểm tra học sinh việc nắm kiến thức cơ bản đã học trong học kì I về các dấu hiệu chia hết, số nguyên tố, ƯCLN, BCNN. Số nguyên âm, thứ tự trong tập hợp số nguyên. Các phép cộng, trừ số nguyên và tính chất của phép cộng số nguyên. Đoạn thẳng, đường thẳng, tia, trung điểm của đoạn thẳng.
- Về kĩ năng: 
+ Vận dụng được các quy tắc thực hiện các phép tính, các tính chất của các phép tính trong tính toán.
+ Tìm và viết được số đối của một số nguyên, giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
+ Sắp xếp đúng một dãy các số nguyên theo thứ tự tăng hoặc giảm.
+ Làm được dãy các phép tính với các số nguyên.
+ Rèn kĩ năng vẽ hình và tính toán chính xác, hợp lý. Rèn khả năng trình bày rõ ràng mạch lạc.
- Về thái độ: Giáo dục tính trung thực, nghiêm túc.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Ra đề, đáp án, biểu điểm, Phô tô đề
2. Học sinh: Bài cũ, đồ dùng học tập.
B/ PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚP:
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 
6A:
6B:
6C:
I. Ma trận đề:
Các mức độ cần đánh giá
Tổng số
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Luỹ thừa, dấu hiệu chia hết
Số câu
1
1
Điểm
0,25
Số nguyên tố
Số câu
1
1
Điểm
0,25
ƯCLN, BCNN
Số câu
1
1
Điểm
2
Số nguyên âm. Thứ tự trong tập số nguyên.
Số câu
1
1
1
3
Điểm
0,5
0,5
1
Các phép cộng, trừ SN và tính chất của phép cộng SN.
Số câu
1
1
1
3
Điểm
0,5
0,5
2
Đoạn thẳng, đường thẳng
Số câu
1
1
Điểm
1,5
Liên quan đến tia
Số câu
1
1
Điểm
0,25
Trung điểm của đoạn thẳng
Số câu
1
1
2
Điểm
0,25
0,5
Tổng số
Số câu
6
1
2
1
3
13
Điểm
2
2
1
1
4
10
II. Nội dung đề:
A. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: (1 điểm) Điền dấu (x) vào ô thích hợp:
Câu
Đúng
Sai
a. Một số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
b. Mọi số chẵn đều là hợp số.
c. Hai tia đối nhau cùng nằm trên một đường thẳng.
d. Biết M là trung điểm của đoạn thẳng AB và AB = 3cm thì AM = 2cm.
Câu 2: (2 điểm) Trong các câu có các lựa chọn A, B, C, D chỉ khoanh tròn vào một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng.
1. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. – (– 4) = 4
B. – (– 4) = – 4
C. | – 4| = – 4
D. – |– 4| = 4.
2. Giá trị của biểu thức –17 – (–23) + (–2) bằng số nào sau đây?
A. – 42
B. 8
C. – 4
D. 4
	3. Đẳng thức nào trong các đẳng thức sau đây minh hoạ tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng ?
A. (6. 2) + 5 = (2. 6) + 5
B. 6.(2 + 5) = 6. 2 + 6. 5
C. (6 + 2) . 5 = (2 + 6) . 5
D.(6 . 2) . 5 = 2 . (6 . 5).
4. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Số a dương thì số liền sau a cũng dương.
B. Số a âm thì số liền sau a cũng âm.
C. Số a âm thì số liền trước a cũng âm.
D. Số liền trước a nhỏ hơn số liền sau a.
B. Phần tự luận:
	Câu 3: (2 điểm) Tìm số tự nhiên a nhỏ hơn 400 biết a 15 và a 25.
Câu 4: (1 điểm) Cho các số nguyên 2; |– 5|; – 25; – 19; 4.
a) Sắp xếp các số đã cho theo thứ tự tăng dần.
b) Tìm giá trị tuyệt đối của từng số đã cho. 
Câu 5. (2 điểm) Trong một cuộc thi "Hành trình văn hoá" mỗi người được tặng trước 500 điểm, sau đó mỗi câu trả lời đúng, người đó được 500 điểm, mỗi câu trả lời sai thì được –200 điểm (bị trừ đi 200 điểm). Sau 8 câu hỏi, chị An trả lời đúng 5 câu, sai 3 câu; chị Hoà trả lời đúng 3 câu, sai 5 câu; anh Bình trả lời đúng 6 câu, sai 2 câu. Hỏi số điểm của mỗi người sau cuộc thi? 
	Câu 6: (2 điểm)
	a) Vẽ ba điểm A, B, C trên tia Ox sao cho OA = 3cm; OB = 7cm; OC = 5cm. Tính độ dài AC, BC?
	b) Điểm C có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Phần trắc nghiệm:
Câu 1: (1 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu
Đúng
Sai
a. Một số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.
x
b. Mọi số chẵn đều là hợp số.
x
c. Hai tia đối nhau cùng nằm trên một đường thẳng.
x
d. Biết M là trung điểm của đoạn thẳng AB và AB = 3cm thì AM = 2cm.
x
Câu 2: (2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
D
B
B
B. Phần tự luận:
Câu
Nội dung
Điểm
3
Vì a 15 và a 25 nên a BC(15, 25)
0,5
 BCNN(15, 25) = 3.52 = 75
0,5
 BC(15, 25) = {0; 75; 150; 225; 300; 375; 450; }
0,5
Mà a < 400 nên a {0; 75; 150; 225; 300; 375}	
0,5
4(a)
Sắp xếp các số đã cho theo thứ tự tăng dần – 25; – 19; 2; 4; |– 5|. 
0,5
4(b)
Giá trị tuyệt đối của các số đã cho lần lượt là 2; 5; 25; 19; 4.
0,5
5
Số điểm mà chị An có được là: 
500 + 5. 500 + (– 200).3 = 2 400
0,75
Số điểm mà chị Hoà có được là: 
500 + 3. 500 + (– 200).5 = 1 000
0,75
Số điểm mà anh Bình có được là: 
500 + 6. 500 + (– 200).2 = 3 100
0,5
6
0,5
6(a)
Do OA < OC (3cm < 5cm) nên A nằm giữa O và C 
0,25
 OA +AC = OC hay AC = OC – OA = 5cm – 3cm = 2cm
0,25
Do OC < OB (5cm < 7cm) nên C nằm giữa O và B 
0,25
 OC + CB = OB hay BC = OB – OC = 7cm – 5cm = 2cm.
0,25
6(b)
Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AB. 
0,5
Vì C nằm giữa A , B và AC = BC (= 2 cm)
(Học sinh làm cách khác đúng, chặt chẽ vẫn cho điểm tối đa)
Tổ duyệt
Tổ trưởng
Phạm Thị Phương
Người ra đề
Đặng Thị Minh
Ban giám hiệu duyệt
P. Hiệu trưởng
Bùi Bảo Quốc

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 55- 56.doc