Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 50 - Bài 7: Luyện tập

Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 50 - Bài 7: Luyện tập

. Mục tiêu:

a. Kiến thức: HS được củng cố các phép tính cộng, trừ các số nguyên. HS sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ các số nguyên 1 cách nhanh chóng, chính xác.

b. Kỹ năng: Rèn kĩ năng trừ, cộng số nguyên, thu gọn biểu thức.

c. Thái độ: Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1190Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tiết 50 - Bài 7: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/12/2010
Ngày giảng: 
6A: 15/12/2010
6B: 15/12/2010
6C: 15/12/2010
Tiết 50. § 7. LUYỆN TẬP.
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: HS được củng cố các phép tính cộng, trừ các số nguyên. HS sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện các phép tính cộng, trừ các số nguyên 1 cách nhanh chóng, chính xác.
b. Kỹ năng: Rèn kĩ năng trừ, cộng số nguyên, thu gọn biểu thức.
c. Thái độ: Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ bài 53, 55, 56 (Sgk – 82), phấn màu.
b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài theo quy định. Bảng con, máy tính bỏ túi.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ : (7')
*/ Câu hỏi: 
Hs1: Phát biểu quy tắc phép trừ số nguyên? Viết công thức tổng quát? Chữa bài 49 (Sgk – 82)?
Hs2: Thế nào là hai số đối nhau? Chữa bài 51 (Sgk – 82)
*/ Đáp án:
Hs1: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b. (3đ)
CTTQ: a – b = a + (-b) () (2đ)
Bài 49 (Sgk – 82): (5đ)
a
-15
2
0
-3
-a
15
-2
0
-(-3)
Hs2: Các số khi biểu diễn trên trục số cách đều điểm O và nằm về 2 phía của điểm O gọi là 2 số đối nhau. (4đ)
Bài 51 (Sgk – 82): (6đ)
5 – (7 – 9) = 5 – (-2) = 5 + 2 = 7; 
(-3) – (4 – 6 ) = (-3) + 2 = -1
*/ ĐVĐ: Để giúp các em nắm chắc quy tắc phép trừ, phép cộng các số nguyên và sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép trừ. Chúng ta cùng nhau giải một số bài tập.
b. Dạy nội dung bài mới: 
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung bài 81 (SBT – 64)
Dạng 1: Thực hiện phép tính (15’) 
Tb?
Nêu yêu cầu của bài 81.
Bài 81 (SBT – 81)
Hs
Hai học sinh lên bảng giải 2 phần a, b
Lớp hoạt động độc lập làm vào vở.
Nhận xét, chữa.
Giải
a. 8 – (3 – 7) = 8 - [3 + (-7)]
 = 8 – (-4)
 = 8 + 4 
 = 12
b. (-5) – (9 – 12) = (-5) – [9 + (-12)]
 = (-5) – (-3)
 = (-5) + 3
 = -2
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung bài 82 (SBT – 64)
Bài 82 (SBT – 64)
Giải
Tb?
Bài 82 yêu cầu gì?
a. 7 – (-9) – 3 = 7 + 9 + (-3)
 = 16 + (-3)
 = 13
b. (-3) + 8 – 1 = (-3) + 8 + (-1)
 = 5 + (-1)
 = 4
Hs
Thay phép trừ bằng phép cộng với số đối rồi tính kết quả.
Hs
Hai học sinh lên bảng làm 2 phần a, b.
Dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét, chữa.
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung bài 83 (SBT – 64). (Treo bảng phụ)
Bài 83 (SBT – 64)
Giải
Tb?
Bài 83 yêu cầu gì?
Hs
Một hs làm trên bảng phụ.
Dưới lớp làm trên vở.
Nhận xét, chữa.
a
-1
-7
0
b
8
-2
13
a – b
-9
-5
-13
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung bài 86 (SBT – 64). 
Bài 86 (SBT – 64)
Giải
Tb?
Bài 86 cho biết gì? Yêu cầu gì?
a) Thay x = - 98 vào biểu thức đã cho ta được: (-98) + 8 – (-98) – 22
 = (-98) + 8 + 98 – 22 
 = [(-98) + 98] + 8 – 22 
 = 0 + (-14) 
 = -14
b)Thay x = - 98 và a = 61 vào biểu thức ta được: -(-98) – 61 + 12 + 61 
 = (61 – 61) + 98 + 12
 = 0 + 110 
 = 110
Hs
Cho x = - 98, a = 61, m = - 25
Yêu cầu tính giá trị của các biểu thức.
K?
Muốn tính giá trị của biểu thức trong bài 86 ta làm như thế nào?
Hs
Thay giá trị các chữ vào biểu thức rồi thực hiện phép tính. 
Hs
4 em lên bảng giải bốn phần a, b, c, d
Dưới lớp làm trên vở.
Nhận xét, chữa.
c) Thay a = 61 và m = -25 vào biểu thức đã cho ta được:
61 – (-25) + 7 – 8 + (-25)
= [61 + 7 + (-8)] + [25 + (-25)]
= 68 + (-8) + 0
= 60
d) Thay m = -25 và x = - 98 vào biểu thức đã cho ta được:
 (-25) – 24 – (-98) + 24 + (-98)
= (-25) + [(-24) + 24] + [98 + (-98)]
= (-25) + 0 + 0
= -25
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung bài 54 (Sgk – 82)
Dạng 2: Tìm x (7’)
Tb?
Bài 54 cho biết gì? Yêu cầu gì?
Bài 54 (Sgk – 82)
Giải
a) 2 + x = 3 b) x + 6 = 0
 x = 3 – 2 x = 0 - 6
 x = 1 x = - 6
 Vậy x = 1 Vậy x = - 6
c) x + 7 = 1 
 x = 1 – 7
 x = - 6
Vậy x = - 6
K?
Tìm số hạng chưa biết của phép cộng khi biết tổng và một số hạng ta làm như thế nào?
Hs
3 học sinh lên bảng giải 3 phần a, b, c
Dưới lớp làm vào vở.
Nhận xét, chữa.
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung bài 87 (SBT – 65)
Hs
Bài 87 cho biết gì? Yêu cầu gì?
Bài 87 (SBT – 65)
Giải
K?
So sánh bài tập 54 (Sgk – 82) và bài tập 87 (SBT – 65) có gì khác?
a. x + = 0 = - x
 x < 0 (vì x 0)
Hs
Hoạt động nhóm giải bài tập 87
Đại diện 2 nhóm trình bày lời giải
Nhận xét, chữa.
b. x - = 0 = x
 x > 0 (vì x 0)
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung bài 55 (Sgk – 83)
Dạng 3: Bài tập đúng, sai, đố vui (5’)
Hs
Bài 55 cho biết gì? Yêu cầu gì?
Bài 55 (Sgk – 83)
Hs
Hoạt động nhóm giải bài tập 5
Đại diện 1 nhóm trình bày lời giải.
Nhận xét, chữa.
Giải
Hồng: Đúng
Ví dụ: 2 – (-1) = 2 + 1 = 3
Hoa: Sai
Lan: Đúng
Ví dụ: 5 – (-7) = 5 + 7 = 12
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung bài 56 (Sgk – 83)
Dạng 4: Sử dụng máy tính bỏ túi (5’)
Gv
Treo bảng phụ: Đưa hướng dẫn sử dụng máy tính của bài 56 lên màn hình. Yêu cầu h/s thao tác theo.
Bài 56 (Sgk – 83)
Giải
 a, 169 – 733 = -564
K?
Muốn thực hiện phép trừ 2 số nguyên dương và phép trừ 2 số tự nhiên bằng máy tính có gì giống và khác nhau?
 b, 53 – (-478) = 531
 c, -135 – (-1936) = 1801
K?
So sánh phép trừ 2 số nguyên âm với phép trừ 2 số tự nhiên bằng máy tính.
Gv
Yêu cầu học sinh dùng máy tính để tìm kết quả các câu a, b, c
Nêu đáp số
Học sinh khác nhận xét kết quả.
Tb?
Trong Z: Khi nào phép trừ không thực hiện được?
Hs
Trong Z phép trừ bao giờ cũng thực hiện được.
Tb?
Khi nào hiệu nhỏ hơn số bị trừ? Bằng số trừ? Lớn hơn số bị trừ? Cho ví dụ?
Hs
+ Hiệu nhỏ hơn số bị trừ nếu số trừ dương.
+ Hiệu bằng số trừ nếu số trừ bằng 0.
+ Hiệu lớn hơn số bị trừ nếu số trừ âm.
Ví dụ: 27 – 34 = -7
 12 – 0 = 12
 53 – (-8) = 61.
c. Củng cố - Luyện tập (Giáo viên khái quát toàn bài)
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2')
- Ôn quy tắc phép cộng, phép trừ số nguyên? Tính chất phép cộng số nguyên.
- BTVN: 84, 85, 86 (SBT – 64).
- Xem lại các bài tập đã chữa để giải các bài tập trên.
- Đọc trước bài: “Quy tắc dấu ngoặc”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 50.doc